Bài giảng Ngữ văn 10 tiết 90: Thực hành phép điệp, phép đối
Ngữ liệu(1):
Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra cánh biếc,
Em có chồng rồi anh tiếc em thay.
Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng như cá mắc câu.
Cá mắc câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra. (Ca dao)
Ngữ liệu(2):
- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
- Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- Bà con vì tổ vì tiên, không phải vì tiền vì gạo.
(Tục ngữ)
*Tiếng ViệtTiết PPCT: 90 THỰC HÀNHphép điệp, phép đối(Lớp 10) Chào mừng Ban giám khảo về dự giờ lớp 11A2! TỔ NGỮ VĂNGV BM: NGUYỄN VĂN SINH I/ Luyện tập về phép điệp(điệp ngữ) 1. Luyện tập 2. Củng cố kiến thứcII- Luyện tập về phép đối: 1. Luyện tập 2. Củng cố kiến thứcNgữ liệu(1): Trèo lên cây bưởi hái hoa, Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân. Nụ tầm xuân nở ra cánh biếc, Em có chồng rồi anh tiếc em thay. Ba đồng một mớ trầu cay, Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không? Bây giờ em đã có chồng, Như chim vào lồng như cá mắc câu. Cá mắc câu biết đâu mà gỡ, Chim vào lồng biết thuở nào ra. (Ca dao)Ngữ liệu(2): - Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. - Có công mài sắt, có ngày nên kim. - Bà con vì tổ vì tiên, không phải vì tiền vì gạo. (Tục ngữ)THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ: PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐITHỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ: PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐII/ Luyện tập về phép điệp (điệp ngữ): Bài luyện 1:a) Lặp yếu tố diễn đạt: + Ngữ liệu (1):- Nụ tầm xuân- Chim vào lồng- Cá mắc câu + Ngữ liệu (2)- Gần, thì- Có- Vì 1. Luyện tập:b- Xét ngữ liệu(1): - Nếu thay vào câu 3: “Nụ tầm xuân” bằng “Hoa tầm xuân” hoặc “Hoa cây này”, thì: + Thanh bằng “hoa” thay thế thanh trắc “nụ”Nhạc điệu sẽ thay đổi; + “Hoa” có nghĩa khác “nụ” “Hoa tầm xuân” nghĩa cũng khác “Nụ tầm xuân”; + “Hoa cây này” xa lạ với “Nụ tầm xuân” ở câu trên, thiên về nghĩa chỉ định hơn là nói về “hoa”. -> Khi lặp “nụ tầm xuân”: + Âm điệu: trĩu nặng ở “nụ tầm xuân” + Nụ tầm xuânE ấp, trinh nguyên, trong sángCô gái trong trắng, chưa thuộc về ai.THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ: PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐII/ Luyện tập về phép điệp (điệp ngữ): Bài luyện 1: + Gợi sự phát triển của sự vật, tạo ra ý bất ngờ: Cũng là “nụ tầm xuân” ấy (chứ không phải là cánh tầm xuân) nhưng bây giờ đã nở. Kín đáo nhấn mạnh tình cảnh trớ trêu, đau xót của cô gái. - Trong câu 9, 10: * Nếu không sử dụng lặp “cá mắc câu”, “chim vào lồng”: + Đã thấy được ý: Cô gái đã bị ràng buộc + Chưa rõ ý: Tình cảnh của cô gái không thể nào khác,không thể thay đổi * Khi lặp: Nhấn mạnh tình cảnh bất khả kháng của cô gái. *Cả hai cách lặp giống nhau: Đều có giá trị nghệ thuật: Gợi hình tượng, tạo nhạc điệu, góp phần biểu đạt nội dung ý nghĩa.c) Nhận xét ngữ liệu(2): Không có phép điệp tu từ. Sự lặp từ ở đây chỉ có tác dụng tạo cân đối, so sánh hay khẳng định nội dung hai vế của câu tục ngữ; dễ nhớ mà thôi. =>Lặp ở NL (1) là phép điệp tu từ.THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ: PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐII/ Luyện tập về phép điệp (điệp ngữ):Bài luyện 2: (Về nhà) Ví dụ về cách lặp có giá trị như ngữ liệu(1) có trong văn bản văn học đã học: + Giật mình mình lại thương mình xót xa. + Khi sao phong gấm rủ là, Giờ sao tan tác như hoa giữa đường. Mặt sao dày gió dạn sương, Thân sao bướm chán ong chường bấy thân! (“Nỗi thương mình”-Truyện Kiều-Nguyễn Du)2. Củng cố kiến thức: a. Mô hình hoá: Ví dụ: Ở ngữ liệu(1), câu 2, 3: Nếu gọi d là nhân tố của phép điệp, ta sẽ có mô hình: a+b+c+d d+e+gTHỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ: PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐIb. Hiệu quả:- Tạo âm hưởng, hình tượng;- Nhấn mạnh ý nghĩa;Giúp người đọc, dễ nhớ.c. Định nghĩa: Biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm từ...) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật.Lưu ý: Có trường hợp lặp không phải là phép điệp, khi phân tích và sử dụng phép điệp cần chú ý giá trị tu từ của việc lặp các yếu tố diễn đạt.THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ: PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐIII/ Luyện tập về phép đối: 1. Luyện tập: Bài luyện 1: Ngữ liệu(1): - Chim có tổ, người có tông. - Đói cho sạch, rách cho thơm. - Người có chí ắt phải nên, nhà có nền ắt phải vững. (Tục ngữ) Ngữ liệu(2): Tiên học lễ: Diệt trò tham nhũng; Hậu hành văn: Trừ thói cửa quyền. (Câu đối) Ngữ liệu(3): Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang. Hoa cười, ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. (Truyện Kiều) Ngữ liệu(4): Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt. Trót đem thân thế hẹn tang bồng. Bài luyện 2: (Nguyễn Công Trứ) Ngữ liệu(5): Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng. Ngữ liệu(6): Bán anh em xa, mua láng giềng gần. (Tục ngữ)THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ: PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐIBài luyện 1: a) Nhận xét các ngữ liệu (1)(2)(3)(4) - Chia làm 2 vế: + NL (1): 1 dòng chia làm 2 vế; NL (2): Mỗi dòng là một vế . + NL(3): Dòng lục thứ 3 có 2 ngữ đối; dòng bát có 2 vế + NL (4): 1 vế là một câu - Hai vế cân đối nhờ: + Xếp đặt cân đối từ trái nghĩa, hoặc từ cùng trường nghĩa hay xếp đặt cân xứng vị trí cùng từ loại: động từ, tính từ, danh từ giữa 2 vế. + Cân đối số tiếng, thanh điệu giữa 2 vế + Tạo ý nghĩa có hiệu quả tương đồng hoặc tương phản giữa hai vế. b) Ngữ liệu(5): “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”: Sử dụng lặp vần, cấu trúc ngữ pháp; tạo nghĩa có hiệu quả tương phản; sắp xếp vị trí từ loại, số tiếng cân xứngNhấn mạnh và làm nổi bật 2 phương diện tương phản trong thực tiễn cuộc sống.THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ: PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐI c) Ngữ liệu(6): “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”: Sắp xếp số tiếng, thanh điệu, vị trí từ loại, từ trái nghĩa cân xứng, lặp cấu trúc ngữ pháp, tạo nghĩa tương phản giữa 2 vế Nhấn mạnh điều cần thiết và quan trọng của việc kết giao tạo mối quan hệ thâm tình với láng giềng.=>Trong tục ngữ, sử dụng phép đối có tác dụng so sánh, đối chiếu để khẳng định kinh nghiệm; nêu được những nhận định khái quát trong khuôn khổ ngắn gọn; dễ nhớ.THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ: PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐI 1. Luyện tập:Bài luyện 2:a) Tìm ví dụ: Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ. (Nguyễn Trãi) Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn,người đến chốn lao xao. (Nguyễn Bỉnh Khiêm) Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà (Bà Huyện Thanh Quan) Biết bao bướm lả ong lơi, Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm. Dập dìu lá gió cành chim, Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh. (Truyện Kiều) b) Tìm vế đối: Tết đến, cả nhà vui như tết Xuân về, mọi nẻo đẹp như xuân. THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ: PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐI2. Củng cố kiến thức: a. Mô hình hoá: Vế 1 : A+B+C Vế 2: A’+B’+C’ b. Hiệu quả:- Tạo vẻ đẹp hoàn chỉnh, cân đối, hài hoà.- Dễ nhớ, dễ thuộc.Tạo sự phong phú về nghĩa nhằm diễn đạt một ý nghĩa nào đó. c. Định nghĩa: Phép đối là cách xếp đặt từ, cụm từ và câu ở vị trí cân xứng nhau để tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau, mục đích gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hoà trong diễn đạt nhằm thể hiện một ý nghĩa nào đó.Lưu ý: Khi sử dụng và phân tích phép đối, cần chú ý sự cân xứng của các yếu tố diễn đạt; vẻ đẹp chuẩn mực của phép đối được thể hiện trong thơ Đường luật và trong câu đối.THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ: PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐITiẾT HỌC KẾT THÚC.CHÀO QUÝ THẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINH!
File đính kèm:
- THUCHANH PHEP DIEPPHEP DOI.ppt