Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 22: Đọc văn: Tam đại con gà – Nhưng nó phải bằng hai mày (truyện cười)

 Đọc văn : TAM ĐẠI CON GÀ – NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY

(Truyện cười)

A. Mục tiêu bài học :

a) Bi: TAM ĐẠI CON GÀ

-Kiến thức:

+ Bản chất của nhân vật thầy qua những việc gây cười và ý nghĩa phê phán của truyện: Cái dốt không che đậy được,càng giấu càng lộ ra,càng làm trò cười cho thên hạ.

+Kết cấu truyện ngắn gọn,chặt chẽ, lối kể chuyện tự nhiên,kết thúc truyện bất ngờ;sử dụng hiệu quả nghe thuật phóng đại “nhân vật tự bộc lộ”

-Kĩ năng: Biết cch phn tích truyện cười thuộc loại trào phúng.

+ Khái quát hóa ý nghĩa và những bài học mà tác giả gửi gắm.

- Thái độ:Nhận thức được sự kém hiểu biết sẽ tụt hậu về kiến thức trong xã hội hiện đại,từ đó có ý thức học tập để nâng cao hiểu biết của mình.

 

doc6 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 640 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 22: Đọc văn: Tam đại con gà – Nhưng nó phải bằng hai mày (truyện cười), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 và các tài liệu tham khảo khác.
 2. Học sinh: Đọc tác phẩm ở nhà,Soạn bài đầy đủ.
C. Hoạt động dạy học
 1. Ổn định lớp.	
2. Kiểm tra bài cũ :
Yêu cầu của miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự?
 3. Bài mới: 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
* HĐ1 GV hướng dẫn hs tìm hiểu chung về tác phẩm.
- Khái niệm truyện cười?
- Phân loại truyện cười?
- HS trả lời cá nhân, GV nhận xét hướng dẫn HS tìm hiểu trong phần tiểu dẫn.
- Xác định thể loại của hai truyện cười Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày?
- HS trả lời.
- Gv nhận xét , chốt ý?
* HĐ2 Gv hướng dẫn hs tìm hiểu chi tiết hai văn bản.
- VĂn bản 1.
- Xác các sự việc xuất phát mâu thuẫn gây cười?
- Tình huông gây cười 1 là gì? Vì sao người đọc cười?
- HS trả lời.
- Gv nhận xét , chốt ý?
- Sự việc gây cười 2 là gì? Vì sao người đọc cười?
- HS trả lời.
- Gv nhận xét , chốt ý?
- Sự việc gây cười 3 là gì? Vì sao người đọc cười?
- HS trả lời.
- Gv nhận xét , chốt ý?
Sự việc gây cười 4 là gì? Vì sao người đọc cười?
- HS trả lời.
- Gv nhận xét , chốt ý.
- Qua nhân vật thầy đồ cho biết mâu thuẫn của truyện?
- Truyện phê phán điều gì?
- HS trả lời.
- Gv nhận xét , chốt ý?
HĐ3 Hs tìm hiểu văn bản 2.
- Trình bày diễn biến của việc sử kiện?
- Kết quả của việc sử kiện ra sao?Công lí thuộc điều gì?
-Qua kết quả cho ta thấy lẽ phải đối với thầy Lí là gì?
- Truyện phê phán ai? Phê pán điều gì?
- Thái độ của nhân dân đối với Cải va Ngô?
* HĐ 3 HS tìm hiểu nghệ thuật của văn bản 2
- Nhân xét về mặt sử dụng ngôn ngữ?
- Cách chơi chữ ở văn bản 2 ntn?
- Nêu ý nghĩa phê phán của truyện?
- HS trả lời.
- Gv nhận xét , chốt ý?
* H Đ3: Tổng hợp, đánh gia,ù khái quát.
- GV khái quát nội dung và nghệ thuật của các ù văn bản.
- Gv yêu cầu HS khái quát lại nội dung, nghệ thuật của truyện ?
- HS trả lời.
- GV chốt ý
* H Đ4: Hướng dẫn HS luyện tập .
- Gv ra bài tập.
HS trả lời cá nhân.
GV nhậ xét, chốt ý.
- Ý nghĩa hai truyện cười trên?
HS trả lời cá nhân.
GV nhậ xét, chốt ý.
- GV hướng dẫn HSvề nhà tự làm bài tập (SGK/ 79, 80).
+ Hành động lời nĩi của nhân vật thầy Lí.
+ Hành động xịe năm ngĩn tay trái úp lên năm ngĩn tay mặt ra hiệu cho Cải.
+ Lời nĩi: Tau biết mày phải nhưng nĩ phải bằng hai mày!
- Sự kết hợp sử chỉ gây cười và lời nĩi gây cười.
à Thầy Lí nhận hối lộ của NGơ gấp đơi Cải nên sử lẽ phải thuộc về Ngơ.Chứng tỏ thầy Lí dựa vào tiền đút lĩt để sử kiện, xem tiền là tiêu chuẩn để xử kiện, Ai nhiều tiền thì sẽ thắng kiện.
I. Tìm hiểu chung.
1. Truyện cười :
- Khái niệm : (SGK / 18)
- Phân loại : (SGK/ 78).
2. Truyện Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày.
- Thuộc loại truyện trào phúng.
- Chủ đề : (SGK/ 78).
II. Đọc – Hiểu văn bản.
A. Truyện Tam đại con gà :
1/ Mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật thầy đồ 
 Mâu thuẩn trái tự nhiên : Dốt > làm bật lên tiếng cươi 
 *Chi tiết:
+ Lần 1 : Chữ “Kê”: thầy không nhận ra mặt chữ , học trò hỏi gấp: thầy nói liều “ Dủ dỉ là con dù dì”® sự dốt nát thảm hại và liều lĩnh , cái dốt đã được định lượng , vừa dốt kiến thức sách vở vừa dốt kiến thức thực tế 
 +Lần 2 : Thầy cũng khôn , sợ sai bảo học trò đọc khẽ -> Sự dấu dốt và sĩ diện thận trọng trong việc dấu dốt 
 +Lần 3; Tìm đến thổ công xin ba đài âm dương dược cả ba ® đắc ý bệ vệ ngồi lên giường bảo trẻ đọc to 
à Dốt nhưng tự cho là giỏi , cái dốt đã khuếch đại và nâng lên 
 +Lần 4: Khi bố của học trò hỏi -> thói dấu dốt bị lật tẩy -> tìm cách chống chế 
Với nghệ thuật gây cười và sự tăng tiến về mức độ phi lý trong hành động và lời nói tác giả dân gian cho ta thấy mâu thuẫn trái tự nhiên ở đây là dốt >< giầu dốt và càng che đậy thì bản chất càng lộ tẩy 
* Chi tiết : Thầy nghĩ “ mình đã dốt thổ công nhà nó còn dốt hơn ‘ -> ý nghĩa thầy đã nhận thức dược sự dốt nát của mình 
2/ Ý nghĩa phê phán của truyện 
- Truyện phê phán thói giấu dốt một tật xấu có thật trong nội bộ nhân dân Sự ngu dốt trở thành đối tượng của tiếng cười phê phán khi chủ nhân của nó cố tình bao che, giấu dốt
- Truyện còn ngầm ý khuyên răng mọi người nhất là những người đi học chớ nên giấu dốt hãy mạnh dạng học hỏi không ngừng 
III/ Ghi nhớ SGK 
B. Bài Nhưng nó phải bằng hai mày
1. Cách sử kiện của thầy Lí
A) Diễn biến:
- Cải bất ngờ khi thầy lí tuyên bố phạt 10 roi.
- Phản ứng : hành động xòe năm ngón tay ra hiệu để giải thích.
- Thầy lí xòe 10 ngón tay ra hiệu trả lời.
B. Kết quả:
- Cải thua kiện (vừa mất 5 đồng đút lót, vừ bị đánh 10 roi).
- Ngô thắng kiện (do đút cho thầy kí 10 đồng)
* Nhận xét:
- Với thầy lí lẽ phải được đo bằng tiền.Đồng tiền là công lí là tiêu chuẩn sử kiện.
- Truyện phê phán cách sử kiện của thầy Lí và vạch trần bản chất tham nhũng của quan lại địa phương trong xã hội xưa.
-Truyện thể hiện thái độ vừa thương vừa trách của dân gian đối với những người lao động.
** Nghệ thuật chơi chữ: “ Tao biết mày phải  nhưng nó lại phải  bằng hai mày”
-Từ “phải” mang nhiều ý nghĩa :
+ Nghĩa thứ nhất: lẽ phải là cái đúng, đối lập với cái sai 
+ Nghĩa thứ hai : điều bắt buộc phải có. Lẽ phải đo bằng tiền ,tiền nhiều thì lẽ phải nhiều ,tiền ít thì lẽ phãi ít (1 lẽ phải: 5 đồng, 2 lẽ phải: 10 đồng® Ngô thắng, Cải bại là chuyện đương nhiên)
=> Cách xử kiện giỏi bật lên tiếng cười chua chát đáng thương
3.Ý nghĩa:
- Phê phán bọn quan lại tham nhũng dưới chế độ phong kiến.
- Phê phán hành vi tiêu cực của một số người lao động
III. Tổng hợp, đánh giá,khái quát.
A.Tam đại con gà
1. Nội dung:
- Nắm được bản chất của nhân vật thầy qua những việc gây cười và ý nghĩa phê phán của truyện: Cái dốt không che đậy được,càng giấu càng lộ ra,càng làm trò cười cho thên hạ.
2. Nghệ thuật:
- Kết cấu truyện ngắn gọn,chặt chẽ, lối kể chuyện tự nhiên,kết thúc truyện bất ngờ;sử dụng hiệu quả nghe äthuật phóng đại “nhân vật tự bộc lộ”
B.Nhưng nó phải bằng hai mày
1. Nội dung:Sự kết hợp giữa lời nói và hành động trong việc thể hiện bản chất tham nhũng của thầy Lí và tình cảnh vừa đáng thương vừa đáng trách của người lao động khi lâm vào cảnh kiện tụng.
2. Nghệ thuật: Truyện ngắn gọn ,chặt chẽ ,lối kể chuyện tự nhiên,kết thúc bất ngờ.Thủ pháp chơi chữ kết hợp giữa ngôn ngữ và hành động của các nhân vật.
IV.Luyện tập:
1.Kiểm tra ,đánh giá.
a)Truyện cười thường đề cập đến nội dung gì?
- Những thói hư tật xấu trong nhân dân. 
- Những tình huống hiểu lầm đãng trí.
- Những thói xấu của tầng lớp thống trị.
b)Ý nghĩa tiếng cười của hai truyện trên?
- Truyện Tam đại con gà không chỉ nhằm vào một người cụ thể truyện còn phê phán thói dốt hay nói chữ,dốt học làm sang, dốt lại bảo thủ.Qua đó nhắn nhủ đến mọi người phải luôn luôn học hỏi, không nên che giấu cái dốt của mình.
- Truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” Phê phán bọn quan lại tham nhũng dưới chế độ phong kiến và phê phán hành vi tiêu cực của một số người lao động
2.Bài tập
a) Bài tập sgk/79: Hs về nhà làm.
4. Hướng dẫn HS tự học :
 a. Bài cũ :
 - Nắm khái niệm, phân loại truyện cười.
 - Nắm vững nội dung của hai câu truyện.Kểlại hai câu chuyện đó
 - Tình huống truyện gây cười, thủ pháp nghệ thuật gây cười, ý nghĩa của truyện Nhưng nó phải bằng hai mày.
- Sưu tầm một số truyện cười dânâ gian của Việt Nam và thế giới cùng thể loại với truyện này.
- Ghi lại những ý nghĩ từ hai truyện đã học.
 - Làm các bài tập trong sgk
 b. Bài mới : Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa.
 - Đặc điểm của thể loại ca dao (nội dung, nghệ thuật).
 - Đọc các bài ca dao, và trả lời theo câu hỏi hướng dẫn học bài.
5. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ
I/ Ôn tập về miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
Miêu tả: 
Bằng chi tiết, hình ảnh để làm nổi bật sự vật, sự việc, con người, phong cảnh làm cho sự vật, sự việc được hiện ra trước mặt. 
	2. Biểu cảm: 
Bày tỏ một tình cảm, cảm xúc, thái độ và sự đánh giá với đối tượng được nói đến. (Trực tiếp hoặc gián tiếp) 
3 .So sánh với văn miêu tả và văn biểu cảm: 
Giống nhau về cách thức nhưng ở văn tự sự chỉ là những cảm xúc xen vào trước những sự việc có tác động mạnh mẽ về tư tưởng, tình cảm.
	4.Hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự:
- Nhờ vào sự hấp dẫn của hình ảnh miêu tả để liên tưởng tới yếu tố bất ngờ trong truyện.
- Sự truyền cảm mạnh mẽ tư tưởng, tình yêu của tác giả.
II/ Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự:
Liên tưởng: từ sự việc, hiện tượng nào đó mà nghĩ đến sự việc hiện tượng có liên quan.
Quan sát: xem xét để nhìn rõ, biết rõ sự vật hay hiện tượng. 
Tưởng tượng: tạo ra trong tâm trí hình ảnh của cái không hề có trước mắt hoặc chưa hề gặp.
=> Phải kết hợp được 3 yếu tố trên thì mới gây được cảm xúc.
III/ Tìm sự biểu cảm cho vài văn bản tự sự:
Từ những suy nghĩ chân thành, sâu sắc, tình cảm rõ ràng, trong sáng và chân thực

File đính kèm:

  • doctiet 22.doc