Bài giảng Ngữ văn 11: Tràng giang - Huy Cận

1) TÁC GIẢ

Huy Cận (1919-2005), quê ở Hà Tĩnh.

Là một tác giả xuất sắc, tiêu biểu cho giai đoạn phát triển mạnh mẽ của phong trào Thơ mới.

Yêu thích thơ Đường, thơ ca VN và chịu nhiều ảnh hưởng của văn học Pháp. Thơ ông hàm xúc, giàu chất suy tưởng, triết lí.

 

ppt20 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 1646 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 11: Tràng giang - Huy Cận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
TRÀNG GIANGHUY CẬN1) TÁC GIẢHuy Cận (1919-2005), quê ở Hà Tĩnh.Là một tác giả xuất sắc, tiêu biểu cho giai đoạn phát triển mạnh mẽ của phong trào Thơ mới.Yêu thích thơ Đường, thơ ca VN và chịu nhiều ảnh hưởng của văn học Pháp. Thơ ông hàm xúc, giàu chất suy tưởng, triết lí.2) TÁC PHẨMNăm 1939, khi đang là sinh viên trường Cao đẳng Canh nông, vào 1 buổi chiều, đứng bên bờ sông Hồng nhìn sóng nước mênh mông, trong lòng buồn vời vợi. Huy Cận đã sáng tác bài thơ “Tràng Giang”.“Tràng Giang”“Tràng Giang” trích trong tập (Lửa thiêng).Đây là bài thơ nổi tiếng nhất của Huy Cận trước cách mạng tháng 8.Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1939 và là một bức tranh về phong cảnh mây trời, sông nước mênh mang.NHAN ĐỀ BÀI THƠ: “Tràng giang”Đồng nghĩa với “trường giang” – một từ Hán Việt, tức là dòng sông vừa dài vừa rộng. Vần “ang” ở cuối tiếng “tràng”, “giang” có giá trị gợi cảm rất lớn. Tạo ra dư âm vang xa, mệnh mang, gợi lên trước mắt người đọc 1 con sông rộng và dài đến vô tận.TÌM HIỂU BÀI THƠ1) Ý nghĩa câu đề từ:“Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” + Tác giả sử dụng từ “rộng”, “dài” để chỉ con sông Hồng rộng lớn dường như không thấy bến bờ và dường như dài không điểm cuối.+ Đây là câu thơ thể hiện cảm xúc chủ đạo toàn bài: “Nỗi cô đơn, sự nhỏ nhoi của con người trước cái vô cùng, vô tận của không gian”.2) BỨC TRANH SÔNG NƯỚC MÊNH MÔNG (KHỔ 1)Cảnh vật trên sông nước:Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,Con thuyền xuôi mái nước song song,Thuyền về nước lại sầu trăm ngả;Củi một cành khô lạc mấy dòng.=> + Hình ảnh con thuyền “xuôi nước” diễn tả cái lẻ loi, đơn độc của con thuyền nhỏ bé trên dòng sông.+ Thuyền thường gắn liền với dòng nước, nhưng ở đây “Thuyền về nước lại sầu trăm ngả” nói lên sự trái chiều nhau của thuyền và nước => Câu thơ gợi lên sự chia li, xa cách. Sự chia li ấy mang nỗi sầu trăm ngả, dường như không có sự gặp gỡ trở lại.Câu thơ “Củi một cành khô lạc dòng” sử dụng cấu trúc đảo ngữ làm nổi bật cái lẻ loi, trôi nổi của cành củi khô – một vật vô tri vô giác đang trôi nổi giữa dòng nước. Cành củi nhỏ bé phó mặt cho dòng chảy đẩy về đâu, trôi dạt về phương nào.Huy Cận đã mang trong mình cảm giác ấy – cảm giác của sự cô độc, lạc loài Tác giả miêu tả cảnh vật để gửi gắm tâm trạng của mình, nỗi buồn trải dài ra cùng lớp sóng “buồn điệp điệp”. Miêu tả hình ảnh con thuyền, cành củi khô tác giả muốn nói lên thân phận của con người nổi trôi theo dòng đời vô định3) BỨC TRANH KHÔNG GIAN VẮNG LẶNG (KHỔ 2)Lơ thơ cồn nhỏ gió điều hiu,Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.+ Từ “lơ thơ” gợi lên sự thưa thớt của cỏ cây, vạn vật.+ “Đâu tiếng làng xa” diễn tả âm thanh xa xôi như vẳng đến trong cảnh chiều tàn gợi vẻ hoang vắng, tĩnh lặng của thiên nhiên. + Không gian được mở rộng theo 3 chiều: chiều cao, chiều dài và chiều rộng. Để diễn tả độ cao của bầu trời, tác giả đã dùng từ ngữ thật đặc sắc “nắng xuống, trời lên” nghĩa đối lập: mặt trời xế bóng, ánh dương hắt chiếu => bầu trời như cao hơn rộng hơn.+ Cụm từ “sâu chót vót” nói đến độ sâu thăm thẳm của vũ trụ.=> Sự choáng ngợp, chơi vơi giữa vũ trụ bao la. Đó chính là cảm giác cô đơn của tác giả trước không gian rộng lớn của sông Hồng vào buổi chiều thu.4) KHỔ THƠ 3Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng; Mênh mông không một chuyến đò ngang.Không cầu gợi chút niềm thân mật,Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.Bèo dạt về đâu hàng nối hàng=>Những cánh bèo không biết trôi dạt về đâu giữa không gian rộng lớn, bao la.Mênh mông không một chuyến đò ngang.Không cầu gợi chút niềm thân mật,Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng. + Cảnh vật dường như thiếu âm thanh của cuộc sống. Nhà thơ tìm 1 sự gắn bó giao cảm nhưng trước mắt chỉ là 1 không gian mênh mông, không 1 chuyến đò, không 1 cây cầu kết nối đôi bờ. Tất cả chỉ là bờ xanh, bãi vàng dài mãi. + Tác giả thấy lòng thêm trống trải, cô đơn. Giữa thiên nhiên rộng lớn kiếp người thật nhỏ bé.5) THIÊN NHIÊN VÀ NỖI NHỚ QUÊ HƯƠNG (KHỔ 4)Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.Lòng quê dợn dợn vời con nước,Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.Bức tranh thiên nhiên tuy buồn nhưng hùng vĩ, tráng lệ. Những đám mây trắng ở phía chân trời, được ánh sáng phản chiếu lấp lánh màu bạc. Sự quan sát tinh tế của một tâm hồn thơ, Huy Cận đã nghĩ lớp mây xếp tầng tầng lớp lớp như hòn núi bạc bằng mây.“Chim nghiêng cánh nhỏ “bóng chiều sa”Trong cản mây trời hùng vĩ kia bỗng hiện lên 1 cánh chim bé nhỏ, lẻ loi, đơn độc. Cánh chim đang vội bay về tổ lúc bóng chiều buông xuống, hình anh đó gợi lên nỗi nhớ nhà đối với những người xa quê.“Lòng quê dợn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” +Từ “lòng quê” nói lên tấm lòng, tình cảm của tác giả đối với quê hương. + Từ “dợn dợn” gợi lên cảm giác lạnh lẽo của con người trong cảnh hoang vắng, dài rộng của sông nước. Dẫu không có những làn khói lam chiều nhưng nỗi nhớ vẫn dâng trào trong lòng tác giả. Nỗi nhớ quê hương của tác giả thật sâu nặng và thắm thiết.TỔNG KẾTNghệ thuật: Tác giả kết hợp tài tình bút pháp lãng mạn với hiện thực, cổ kính mà hiện đạibên cạnh đó còn dùng những biện pháp nghệ thuật tu từ như: so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, đối lập.2) Nội dung:Bài thơ mang vẻ đẹp cổ điển, Huy Cận đã bộc lộ cái sầu của1 cái tôi trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình Người, tình đời, lòng yêu thầm kín mà tha thiết.

File đính kèm:

  • pptTrang Giang Huy Can.ppt