Bài giảng Ngữ văn 11: Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945
Những đặc điểm cơ bản củaVHVN từ đầu thế kỉ xx đến CMT8 năm 1945
•Nền văn học được hiện đại hoá :
•Cơ sở lịch sử xã hội :
VĂN HỌC VIỆT NAMGIÁO VIÊN THỰC HIỆN : ĐẶNG HỒNG MAINhững đặc điểm cơ bản củaVHVN từ đầu thế kỉ xx đến CMT8 năm 1945Nền văn học được hiện đại hoá :Cơ sở lịch sử xã hội :Pháp tiến hành khai thác thuộc địa .Cơ cấu xã hội có những biến đổi sâu sắc.Chịu ảnh hưởng của các trào lưu tư tưởng, văn hoá, văn học của thế giới. Công nghệ in ấn phát triển . Văn học phải nhanh chóng hiện đại hoá để phù hợp với sự phát triển của xã hội .Quá trình hiện đại hoá văn học ( từ đầu thế kỉ xx đến năm 1945 ) được diễn ra ba bước :Bước thứ nhất : Từ đầu thế kỉ xx đến khoảng năm 1920 .Lực lượng sáng tác : Lớp trí thức nho sĩ cấp tiến ( các tác giả của phong trào Duy Tân, Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục ) . Hình thành các thể văn xuôi quốc ngữ (Trương Vĩnh Kí, Nguyễn Trọng Quản) Thơ cách mạng với dáng dấp khí phách thời đại . Hạn chế : còn gần với thơ Đường, thơ Tống . Bước thứ hai : Từ đầu những năm 20 đến khoảng năm 1930 . Lực lượng sáng tác : Lớp trí thức Tây học đầu tiên . Đạt được nhiều thành tựu : nhiều tác giả, tác phẩm xuất hiện. Văn xuôi : Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách Thơ : Tản Đà, Tương Phố Kịch : thể loại mới du nhập từ phương Tây Sự đóng góp của nhiều tác giả sáng tác ở nước ngoài : Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc . Hạn chế : Nhiều yếu tố của văn học cổ vẫn tồn tại . Đạt được nhiều thành tựu nhưng chưa đổi mới toàn diện . Bước thứ ba : Từ đầu những năm 30 đến năm 1945 . Lực lượng sáng tác : Lớp nhà văn Tây học trẻ tuổi . Đổi mới toàn diện trên các thể loại . Tiểu thuyết : Tự Lực Văn Đoàn, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao . Truyện ngắn : Nguyễn Tuân, Thanh Tịnh, Tô Hoài . Thơ : Thơ mới hiện đại hoá thơ ca Việt Nam ( Thế Lữ, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Huy Cận ) .“ Trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần môt hồn thơ rộng mởnhư Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo nảo như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên...và thiết tha,rạo rực băn khoăn, như Xuân Diệu “ . ( Hoài Thanh – Thi nhân Việt Nam )Kịch : Vi Huyền Đắc, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Huy Tưởng . Văn học đã hiện đại hoá cả nội dung và hình thức, phát triển toàn diện về số lượng, chất lượng đủ sức hoà nhập với văn học thế giới hiện đại . Nguyên nhân : Tiềm lực văn học dân tộc . Tinh thần dân tộc, ý thức cá nhân .Nhịp độ phát triển : Phát triển nhanh mạnh.“Ở nước ta một năm có thể kể như 30 năm của người “ ( Vũ Ngọc Phan )Sự phân hoá phức tạp thành nhiều xu hướng trong quá trình phát triển : Bộ phận văn học công khai hợp pháp phát triển thành hai xu hướng :Xu hướng lãng mạn chủ nghĩa :Bộc lộ cái tôi tự do .Thể hiện ước mơ khát vọng, thái độ bất lực, bất hoà trước xã hội tầm thường giả dối . Tác giả : Tản Đà, các nhà Thơ mới, Tự Lực Văn Đoàn .Xu hướng hiện thực chủ nghĩa :Phản ánh hiện thực, phê phán xã hội trên tinh thần dân chủ, nhân đạo : Thơ trào phúng ( Tản Đà, Tú Mỡ, Đỗ Phồn ); phóng sự, truyện ngắn, tiểu thuyết ( Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng ) .Bộ phận phát triển bất hợp pháp( thơ văn cách mạng, thơ văn trong tù ) hoặc nửa hợp pháp (phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, Xô Viết Nghệ Tĩnh )Nội dung : Căm thù giặc, lí tưởng của thời đại, tư tưởng cách mạng .Tác giả : Các chiến sĩ cách mạng, Nguyễn Ái Quốc, Phan Bội Châu, Tố Hữu Đánh giá thành tựu văn học từ đầu thế kỉ XX đến CMT8 năm 1945Truyền thống tư tưởng lớn nhất và sâu sắc nhất của văn học là lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng .Thành tựu văn học thời kì này không tách rời với những kết quả của cuộc cách tân văn học trên các thể loại và ngôn ngữ văn học .
File đính kèm:
- Van hoc Viet Nam tu dau TK XX den CM T8 1945.ppt