Bài giảng Ngữ văn 7 tiết 124: Dấu gạch ngang

 Ngữ liệu:

a/ Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu .

 ( Vũ Bằng)

b/ Có người khẽ nói:

– Bẩm, dễ có khi đê vỡ!

Ngài cau mặt, gắt rằng:

– Mặc kệ!

 ( Phạm Duy Tốn)

c/ Dấu chấm lửng được dùng để:

– Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết;

– Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng;

– Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

 ( Ngữ văn 7, tập hai)

d/ Một nhân chứng thứ hai của cuộc hội kiến Va-ren – Phan Bội Châu ( xin chẳng dám nêu tên nhân chứng này) lại quả quyết rằng ( Phan) Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren; cái đó thì cũng có thể. ( Nguyễn Ái Quốc)

 

ppt11 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 714 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 7 tiết 124: Dấu gạch ngang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Chào mừng các thầy cô về dự giờ Giáo viên: Đặng Thị Vân HằngTrường THCS Lê Quý ĐônTiÕt 124: DÊu g¹ch ngangKiểm tra bài cũ: Nêu công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trong những câu sau:a/ Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.[ ... ] ( Hoài Thanh)b/ Con sông Thái Bình quanh năm vỗ sóng òm ọp vào sườn bãi và ngày ngày vẫn mang phù sa bồi cho bãi thêm rộng; nhưng mỗi năm vào mùa nước, cũng con sông Thái Bình mang nước lũ về làm ngập hết cả bãi Soi. (Đào Vũ)Đáp án:a/ Dấu chấm lửng để trong ngoặc vuông để chỉ ý lược bớt.b/ Con sông Thái Bình quanh năm vỗ sóng òm ọp vào sườn bãi và ngày ngày vẫn mang phù sa bồi cho bãi thêm rộng; nhưng mỗi năm vào mùa nước, cũng con sông Thái Bình mang nước lũ về làm ngập hết cả bãi Soi.=> Dấu chấm phẩy dùng để ngăn cách các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạpCNVNCNVNTN An hỏi Hoa: – Mẹ bạn làm nghề gì?– Mẹ tớ là nhân viên văn phòng.Trong đoạn đối thoại trên, để đánh dấu lời nói của nhân vật, người ta làm cách nào? Ngữ liệu:a/ Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu. ( Vũ Bằng)b/ Có người khẽ nói:– Bẩm, dễ có khi đê vỡ!Ngài cau mặt, gắt rằng:– Mặc kệ! ( Phạm Duy Tốn)c/ Dấu chấm lửng được dùng để:– Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết;– Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng;– Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. ( Ngữ văn 7, tập hai)d/ Một nhân chứng thứ hai của cuộc hội kiến Va-ren – Phan Bội Châu ( xin chẳng dám nêu tên nhân chứng này) lại quả quyết rằng ( Phan) Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren; cái đó thì cũng có thể. ( Nguyễn Ái Quốc) Bài tập: Cho biết công dụng của dấu gạch ngang trong những câu sau:a/ Anh quả quyết – cái anh chàng ranh mãnh đó - rằng có thấy đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi. ( Nguyễn Ái Quốc)b/ Đi lao động cần mang theo những dụng cụ sau: cuốc Xẻng giànhc/ Chuyến xe Yên Bái – Lào Cai vừa khởi hành lúc 6 giờ.b/ Có kẻ nói từ khi cácBài tập: Cho biết công dụng của dấu gạch ngang trong những câu sau:a/ Anh quả quyết – cái anh chàng ranh mãnh đó – rằng có thấy đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi. ( Nguyễn Ái Quốc)b/ Đi lao động cần mang theo những dụng cụ sau:– cuốc – xẻng– giànhc/ Chuyến xe Yên Bái – Lào Cai vừa khởi hành lúc 6 giờ.=> Dùng để đánh dấu bộ phận giải thích=> Dùng để liệt kê=> Dùng để nối các từ nằm trong một liên danh. Thảo luận: So sánh cấu tạo và công dụng của dấu gạch ngang, dấu gạch nối để phân biệt các loại dấu này?Dấu gạch ngangDấu gạch nốiCấu tạoViết dài hơnViết ngắn hơnCông dụng– Dùng để chú thích, giải thích– Dùng để liệt kê– Dùng để nối các từ trong một liên danh=> Là dấu câu– Dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài, các từ mượn tiếng nước ngoài=> Không phải là dấu câu Bài tập 1: Hãy nêu rõ công dụng của dấu gạch ngang trong những câu dưới đây:a/ Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng ( Vũ Bằng)b/ – Quan có cái mũ hai sừng trên chóp sọ! – Một chú bé con thầm thì. – Ồ! Cái áo dài đẹp chửa! – Một chị con gái thốt ra. ( Nguyễn Ái Quốc)c/ Tàu Hà Nội – Vinh khởi hành lúc 21 giờ.d/ Thừa Thiên – Huế là một tỉnh giàu tiềm năng kinh doanh du lịch.Bài tập 1: Hãy nêu rõ công dụng của dấu gạch ngang trong những câu dưới đây:a/ Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng ( Vũ Bằng)=> Dùng để đánh dấu bộ phận giải thích, chú thíchb/ – Quan có cái mũ hai sừng trên chóp sọ! – Một chú bé con thầm thì. – Ồ! Cái áo dài đẹp chửa! – Một chị con gái thốt ra. ( Nguyễn Ái Quốc) => Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật và bộ phận giải thíchc/ Tàu Hà Nội – Vinh khởi hành lúc 21 giờ. => Dùng để nối các bộ phận trong một liên danhd/ Thừa Thiên – Huế là một tỉnh giàu tiềm năng kinh doanh du lịch.=> Dùng để nối các bộ phận trong một liên danhBài tập 2: Nêu công dụng của các dấu gạch nối:- Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren ( An-phông-xơ Đô-đê)=> Các dấu gạch nối dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoàiBài tập 3: Đặt câu có dùng dấu gạch ngang Nhóm 1: Đặt câu có dùng dấu gạch ngang nói về một nhân vật trong vở chèo Quan Âm Thị Kính. Nhóm 2: Đặt câu có dùng dấu gạch ngang nói về cuộc gặp mặt của đại diện học sinh cả nước.Mẫu:Thiện Sĩ - chồng Thị Kính – là một kẻ nhu nhược, đớn hèn, không có chủ kiến.Cuộc gặp mặt của đại diện học sinh cả nước - những gương mặt ưu tú trên khắp ba miền - diễn ra trong không khí cởi mở, thân thiện. Củng cố: Phục hồi các dấu gạch ngang trong các câu sau đây và nêu rõ tác dụng?a/ Tôi luôn luôn tránh An nói những cuộc chơi ảnh hưởng đến học tập.b/ Tình hữu nghị Việt Lào Khơ-me anh em đời đời bền vững.c/ Thi đua yêu nước để:Diệt giặc dốt.Diệt giặc đói.Diệt giặc ngoại xâm. ( Hồ Chí Minh)Củng cố: Phục hồi các dấu gạch ngang trong các câu sau đây và nêu rõ tác dụng?a/ Tôi luôn luôn tránh – An nói – những cuộc chơi ảnh hưởng đến học tập.b/ Tình hữu nghị Việt – Lào – Khơ-me anh em đời đời bền vững.c/ Thi đua yêu nước để:– Diệt giặc dốt.– Diệt giặc đói.– Diệt giặc ngoại xâm. ( Hồ Chí Minh)

File đính kèm:

  • pptdau gach ngang(3).ppt
Bài giảng liên quan