Bài giảng Ngữ văn 7: Trích đoạn Nỗi oan hại chồng - Quan âm thị Kính

1/ Chèo là gì ?

 Chèo là loại kịch hát múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu, được phổ biến rộng rãi ở Bắc Bộ. Chèo có nội dung khuyến giáo đạo đức, châm biếm những điều bất công trong xã hội. Chèo có một số loại nhân vật truyền thống với những đặc trưng tính cách riêng.

 

ppt61 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn 7: Trích đoạn Nỗi oan hại chồng - Quan âm thị Kính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
TRƯỜNG THCS BÌNH MỸGIÁO VIÊN : PHAN TẤN QUANKIỂM TRA BÀI CŨ Chỉ ra sự đối lập giữa hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu. Nêu ý nghĩa văn bản.TRÍCH ĐOẠN NỖI OAN HẠI CHỒNG Chèo là gì ?I/ Tìm hiểu chung : 1/ Chèo là gì ? Chèo là loại kịch hát múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu, được phổ biến rộng rãi ở Bắc Bộ. Chèo có nội dung khuyến giáo đạo đức, châm biếm những điều bất công trong xã hội. Chèo có một số loại nhân vật truyền thống với những đặc trưng tính cách riêng.2/ Tác phẩm : Đoạn trích Nỗi oan hại chồng thuộc phần I của vở chèo.- Đoạn trích có mấy nhân vật ?- Nhân vật nào là nhân vật chính thể hiện xung đột của vở chèo ? - Những nhân vật này thuộc loại vai nào trong chèo và đại diện cho ai ? II/ Đọc – Hiểu văn bản :II/ Đọc – Hiểu văn bản : 1/ Trích đoạn có năm nhân vật : Thiện Sĩ, Thị Kính, Sùng bà, Sùng ông, Mãng ông. Hai nhân vật chính thể hiện xung đột cơ bản của vở chèo là Sùng bà và Thị Kính :- Sùng bà thuộc vai nữ ác, đại diện cho tầng lớp địa chủ phong kiến.- Thị Kính thuộc vai nữ chính, đại diện cho nhân dân lao động. Em có cảm nhận gì về nhân vật Thị Kính ở khung cảnh mở đầu đoạn trích ? 2/ Nhân vật Thị Kính ở khung cảnh phần đầu : Phần đầu là khung cảnh gia đình sinh hoạt đầm ấm. Thị Kính là người vợ hết mực thương chồng thể hiện qua cử chỉ như thấy chồng ngủ, dọn lại kỉ, ngồi quạt cho chồng, thấy râu mọc ngược dưới cằm chồng thì băn khoăn lo lắng. Em hãy liệt kê và nêu nhận xét về hành động và ngôn ngữ của Sùng bà với Thị Kính ?3/ Nhân vật Sùng bà : a/ Ngôn ngữ : đay nghiến, mắng nhiếc, xỉ vả, lên giọng kiêu kì : Giống nhà bà đây Giống phượng giống công Còn tuồng bay mèo mả gà đồng lẳng lơ Mày có trót say hoa đắm nguyệt, Đã trên dâu dưới bộc hẹn hò. Chém bổ băm vằm xả xích mặt ! Gái say trai lập chí giết chồng ? ...b/ Hành động : tàn nhẫn, thô bạo Dúi đầu Thị Kính xuống Bắt Thị Kính ngửa mặt lên Không cho Thị Kính phân bua Dúi tay đẩy Thị Kính ngã khuỵu Theo em, mụ đuổi Thị Kính ngoài lí do Thị Kính âm mưu giết chồng ra còn có lí do nào khác không ?  Lí do sâu xa hơn đó là mối quan hệ giai cấp. Qua những hành động và ngôn ngữ của Sùng bà đối với Thị Kính, em thấy Sùng bà là một loại người như thế nào ? Nhân vật ác, tàn nhẫn, độc địa, đại diện cho tầng lớp địa chủ phong kiến, hợm của, khoe dòng giống. Trong đoạn trích, ta thấy có mấy lần Thị Kính kêu oan ?4/ Có 5 lần Thị Kính kêu oan :- Lần 1, 2, 4 kêu oan với mẹ chồng : - Giời ơi ! Mẹ ơi, oan cho con lắm mẹ ơi ! - Oan cho con lắm mẹ ơi ! - Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi ! nhưng càng kêu thì nỗi oan càng lớn, những lời của Thị Kính van xin với Sùng bà như lửa đổ thêm dầu.- Lần 3 kêu oan với chồng : Oan thiếp lắm chàng ơi ! Thị Kính kêu oan với chồng nhưng vô ích vì Thiện Sĩ là người chồng nhu nhược, bỏ mặc người vợ đã từng yêu thương với mình cho mẹ chồng hành hạ.- Lần 5 kêu oan với cha ruột : Cha ơi ! Oan cho con lắm cha ơi ! Lần này Thị Kính mới nhận được sự cảm thông nhưng đó là sự cảm thông đau khổ và bất lực. Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng bà và Sùng ông còn làm điều gì ác ?5/ - Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng bà và Sùng ông còn dựng lên vở kịch tàn ác là lừa Mãng ông sang ăn cữ cháu nhưng kì thực là bắt Mãng ông sang nhận con gái về. Xung đột kịch trong đoạn này thể hiện cao nhất ở chỗ nào ? Xung đột kịch thể hiện cao nhất ở chỗ Sùng ông dúi ngã Mãng ông rồi bỏ vào nhà, Thị Kính chạy lại đỡ cha, hai cha con ôm nhau khóc. Thị Kính như bị đẩy vào cực điểm của nỗi đau : bị oan ức, bị gia đình chồng bỏ, cha ruột bị cha chồng khinh khi, hành hạ. Phân tích tâm trạng Thị Kính trước khi rời khỏi nhà chồng. 6/ Tâm trạng Thị Kính trước khi rời khỏi nhà chồng :- Đó là tâm trạng bơ vơ trước ngã rẽ cuộc đời, đang đứng trước những hồi ức, những nỗi đau đang phải chọn lựa : về đâu ? Việc Thị Kính giả trai đi tu có ý nghĩa gì ? - Việc Thị Kính giả trai đi tu có hai ý nghĩa : + Ý nghĩa tích cực : muốn tiếp tục sống ở đời để tỏ rõ là người đoan chính. + Ý nghĩa tiêu cực : đổ thừa cho số kiếp, thiếu sự lạc quan, không có nghị lực, cam chịu hoàn cảnh bằng sự nhịn nhục.7/ Ý nghĩa văn bản : Đoạn trích góp phần tái hiện chân thực mâu thuẫn giai cấp, thân phận người phụ nữ qua mối quan hệ hôn nhân ngày xưa.III/ Tổng kết : GN/121 IV/ Luyện tập : 1/ Tóm tắt ngắn gọn trích đoạn chèo vừa học. 2/ Chủ đề đoạn trích : thể hiện phẩm chất tốt đẹp và nỗi oan bế tắc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. - Oan Thị kính là nỗi oan quá mức, không giãi bày được. Chèo là gì ? Nhân vật nào là nhân vật chính thể hiện xung đột của vở chèo ? Em có cảm nhận gì về nhân vật Sùng Bà ? Nhân vật Thị Kính ? CỦNG CỐ- Sưu tầm một số băng hình về chèo cổ.- Viết cảm nhận về một trong các nhân vật : Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng bà, Mãng ông ở đoạn trích.Soạn bài : Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy Xem, trả lời các câu hỏi SGK/121-123DẶN DÒXIN CHÀO TẠM BIỆT

File đính kèm:

  • pptNoi oan hai chong Quan Am Thi Kinh.ppt
Bài giảng liên quan