Bài giảng Ngữ Văn 8 - Chương trình địa phương chương trình Văn học

Tác phẩm tiêu biểu

ĐÂY THÔN VĨ DẠ

Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay.
Thuyền ai đậu bến sông Trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay ?

Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra.
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà ?

 

ppt72 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 599 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ Văn 8 - Chương trình địa phương chương trình Văn học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
của ông được biết đến với nhiều mối tình, với nhiều người phụ nữ khác nhau, đã để lại nhiều dấu ấn trong văn thơ của ông - có những người ông đã gặp, có những người ông chỉ giao tiếp qua thư từ, và có người ông chỉ biết tên như Hoàng Cúc, Mai Đình, Mộng Cầm, Thương Thương, Ngọc Sương, Thanh Huy, Mỹ Thiện.Các tập thơ đã xuất bản : Gái quê (1936), Thơ Hàn Mặc Tử (1959) gồm có: Thơ Đường Luật, Gái Quê, Đau Thương (lúc đầu mang tên Thơ điên), Xuân Như Ý.b/ Tác phẩm tiêu biểuMùa xuân chín, Gái quê, Đây thôn Vĩ Dạ, Trăng vàng trăng ngọc, Sáng trăng, Say nắng,Khói hương tàn, c/ Hình ảnhĐỒNG HỚIMỘ HÀN MẠC TỬ( QUI NHƠN )BÊN MỘ HÀN MẠC TỬd/ Tác phẩm tiêu biểuĐÂY THÔN VĨ DẠSao anh không về chơi thôn Vĩ ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên. Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Gió theo lối gió, mây đường mây, Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay... Thuyền ai đậu bến sông Trăng đó, Có chở trăng về kịp tối nay ? Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra... Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà ?TRĂNG VÀNG TRĂNG NGỌCTrăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng Trăng! Ai mua trăng tôi bán trăng cho Không bán đoàn viên, ước hẹn hò... Bao giờ đậu trạng vinh qui đã Anh lại đây tôi thối chữ thơ. Không, Không, Không! Tôi chẳng bán hòn Trăng. Tôi giả đò chơi, anh tưởng rằng Tôi nói thiệt, là anh dại quá: Trăng Vàng Trăng Ngọc bán sao đang. Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng, Trăng! Trăng sáng trăng sáng khắp mọi nơi Tôi đang cầu nguyện cho trăng tôi Tôi lần cho trăng một tràng chuỗi Trăng mới là Trăng của Rạng Ngời Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng, Trăng!2/ VÕ QUẢNGa/ Tiểu sửÔng sinh ngày 1 tháng 3 năm 1920, tại xã Đại Hòa huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam. Năm 1935, trong khi đang theo học Tú tài ở Quốc học Huế, ông tham gia tổ chức Thanh niên Dân chủ ở Huế, năm 1939 làm tổ trưởng tổ Thanh niên Phản đế ở Huế. Tháng 9 năm 1941, bị chính quyền Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ, sau đó bị đưa đi quản thúc vô thời hạn ở quê nhà.Từ năm 1947 đến 1954, làm Hội thẩm chính trị (tức là Phó Chánh án) tòa án quân sự miền Nam Việt NamNăm 1965, ông được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1968, ông về công tác tại Bộ Văn hóa, năm 1971, về Hội Nhà văn Việt Nam, được phân công làm chủ tịch Hội đồng Văn học Thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam và giữ chức vụ này đến khi về hưu.Năm 2007, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.b/ tác phẩm tiêu biểuCái Thăng (truyện 1961) Thấy cái hoa nở (thơ 1962) Chỗ cây đa làng (1964) Nắng sớm (thơ, 1965) Cái Mai (1967) Những chiếc áo ấm (truyện 1970) Anh Đom đóm (thơ, 1970) Măng tre (thơ, 1972) Quê nội (truyện 1973) Tảng sáng (truyện 1973) Bài học tốt (truyện, 1975) Gà mái hoa (thơ 1975) Quả đỏ (thơ 1980) Vượn hú (truyện 1993) Ánh nắng sớm (thơ 1993) Kinh tuyến, vĩ tuyến (truyện 1995) Sơn Tinh Thủy Tinh, Con 2 (kịch bản phim hoạt hình). Ngoài ra, ông còn có bài đồng dao cho trẻ em nổi tiếng “Mời vào”Cốc, cốc, cốc! Ai gọi đó? Tôi là Thỏ Nếu là Thỏ Cho xem tai Cốc, cốc, cốc! Ai gọi đó? Tôi là Nai Nếu là Nai Cho xem gạc. Cốc, cốc, cốc! Ai gọi đó? Tôi là Gió Nếu là Gió Xin mời vào! Kiễng chân cao Trèo qua cửa Cùng soạn sửa Đón trăng lên Quạt mát thêm Hơi biển cả Reo hoa lá Đẩy buồm thuyền... Đi khắp miền Làm việc tốt 3/ HUY CẬNa/ Tiểu sửÔng sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919, trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân dưới chân núi Mồng Gà ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Huy Cận lúc nhỏ học ở quê, sau vào Huế học trung học, rồi ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông. Trong thời gian học Cao đẳng, ông ở phố Hàng Than cùng với Xuân Diệu. Từ năm 1942, ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh, Huy Cận đã tham dự Quốc dân đại hội ở Tân Trào (tháng 8 năm 1945) và được bầu vào Ủy ban giải phóng (tức Chính phủ Cách mạng lâm thời sau đó). Huy Cận cũng từng cộng tác với nhóm Tự Lực Văn Đoàn.Sau Cách mạng tháng Tám thành công, ông là được giữ chức Bộ trưởng Bộ Canh nông trong Chính phủ liên hiệp lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.Sau này ông làm thứ trưởng Bộ Văn hóa, rồi Bộ trưởng đặc trách Văn hóa Thông tin trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phụ trách các công tác văn hóa và văn nghệ. Từ 1984, ông là Chủ tịch Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam.Huy Cận đã được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I - năm 1996).Huy Cận mất ngày 19 tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội.b/ Tác phẩm tiêu biểuTrời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963), Hai bàn tay em (thơ thiếu nhi, 1967), Những năm sáu mươi (1968), Chiến trường gần đến chiến trường xa (1973), Họp mặt thiếu niên anh hùng (1973), Những người mẹ, những người vợ (1974), Ngày hằng sống ngày hằng thơ (1975), Ngôi nhà giữa nắng (1978), Hạt lại gieo (1984)  Lửa Thiêng (1940) Vũ trụ ca (1940-1942) Trời mỗi ngày lại sáng (1958) Đất nở hoa (1960) Bài thơ cuộc đời (1963) Hai bàn tay em (thơ thiếu nhi, 1967) Những năm sáu mươi (1968) Chiến trường gần đến chiến trường xa (1973) Họp mặt thiếu niên anh hùng (1973) Những người mẹ, những người vợ (1974) Ngày hằng sống ngày hằng thơ (1975) Ngôi nhà giữa nắng (1978) Hạt lại gieo (1984 NHỚ MẸ NĂM LỤTNăm ấy lụt to tận mái nhàMẹ con lên chạn - Bố đi xaBốn bề nước réo, nghe ghê lạnhTay mẹ trùm con, tựa mẹ gà.Mẹ cắn bầm môi cho khỏi khócThương con lúc ấy biết gì hơn ?Nước mà cao nữa không bè thúngNếu chết trời ơi! Ôm lấy con.Gọi với láng giềng, lời mẹ dặn“Xẩy chi cứu giúp lấy con tôi!”Tiếng dờn giữa nước mênh mông trắngĐáp lại từ xa một tiếng “ời”Nước, nước lạnh tê như số phậnLắt lay còn ngọn mấy hàng cauNhưng mà mẹ thức ngồi canh chạnMắt mẹ trừng sâu hơn nước sâu.Vậy đó mẹ ơi, đời của mẹĐường trơn bấu đất mẹ kiên ganNuôi con lớn giữa bao cay cựcNước lụt đời lên mẹ cắn răng.Năm ấy vườn cau long mấy gốcRầy đi một dạo, trái cau còiTrên đầu tóc mẹ thêm chùm bạcLụt xuống, còn vương mảnh nước soi.NGẬM NGÙINắng chia nửa bãi, chiều rồiVườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu.Sợi buồn con nhện giăng mau,Em ơi! Hãy ngủ, anh hầu quạt đây.Lòng anh mở với quạt này,Trăm con chim mộng về bay đầu giường.Ngủ đi em, mộng bình thường!Ru em sẵn tiếng thùy dương mấy bờCây dài bóng xế ngẩn ngơ- Hồn em đã chín mấy mùa thương đau ?Tay anh em hãy tựa đầu,Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi4/ XUÂN DIỆUXuân Diệu (2 tháng 2 năm 1916 - 18 tháng 12 năm 1985), tên thật là Ngô Xuân Diệu là một trong những nhà thơ lớn nhất Việt Nam. Ông nổi tiếng từ phong trào Thơ mới với tập "Thơ thơ" và "Gửi hương cho gió". Những bài được yêu thích nhất của Xuân Diệu là thơ tình làm trong khoảng 1936 - 1944. Ông được tôn vinh là "ông hoàng của thơ tình", "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới" trong phong trào thơ mới đầu thế kỷ 20. Ông từng được Hoài Thanh và Hoài Chân đánh gia trong cuốn Thi nhân Việt Nam (1942) "thiết tha, rạo rực, băn khăn" như Xuân Diệu.ĐÂY MÙA THU TỚIRặng liễu đìu hiu đứng chịu tangTóc buồn buông xuống lệ ngàn hàngĐây mùa thu tới! Mùa thu tớivới áo mơ phai dệt lá vàngHơn một loài hoa đã rụng cànhTrong vườn sắc đỏ rũa màu xanhNhững luồng run rẩy rung rinh láĐôi nhánh khô gầy sương mỏng manhThỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơNon xa khởi sự nhạt sương mờĐã nghe rét mướt luồn trong gióĐã vắng người sang những chuyến đòMây vẩn từng không, chim bay điKhí trời u uất hận chia lyÍt nhiều thiếu nữ buồn không nóiTựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì.XA CÁCHCó một bận em ngồi xa anh quáAnh bảo em ngồi xích lại gần hơn,Em xích gần hơn một chút anh hờn,Em ngoan ngoãn xích gần hơn chút nữa.Anh sắp giận, em mỉm cười, vội vãĐến kề anh, và mơn trớn: “Em đây”Anh vui liền, nhưng bỗng lại buồn ngay.Vì anh nghĩ, thế vẫn còn xa lắm.Đôi mắt của người yêu, ôi vực thẳm!Ôi trời xa, vừng trán của người yêu!Ta thấy gì đâu sau sắc yêu kiềuMà ta riết giữa đôi tay thất vọng.Dầu tin tưởng: Chung một đời, một mộng,Em là em; anh vẫn cứ là anh.Có thể nào qua Vạn Lí trường thànhCủa hai vũ trụ chứa đầy bí mật.Thương nhớ cũ trôi theo ngày tháng mất,Quá khứ anh, anh không nhắc cùng em.- Linh hồn ta còn u ẩn hơn đêm,Ta chưa thấu, nữa là ai thấu rõ.Kiếm mãi, nghi hoài, hay ghen bóng gió,Anh muốn vào dò xét giấc em mơ,Nhưng anh giấu em những mộng không ngờ,Cũng như em giấu những điều quá thựcHãy sát đôi đầu! Hãy kề đôi ngực!Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài!Những cánh tay! Hãy quấn riết đôi vai!Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt!Hãy khăng khít những cặp môi gắn chặtCho anh nghe đôi hàm ngọc của răng;Trong say sưa, anh sẽ bảo em rằng:“Gần thêm nữa! Thế vẫn còn xa lắm!”Đoàn Giỏi (17 tháng 5 năm 1925 - 2 tháng 4 năm 1989), là một nhà văn hiện đại Việt Nam, hội viên Hội NhàĐoàn Giỏi sinh ở quê tại thị xã Mỹ Tho, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc xã Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), trong một gia đình địa chủ. Ông từng theo học tại trường Mỹ thuật Gia Định trong những năm 1939-1940. Khi Cách mạng tháng Tám thành công và toàn quốc kháng chiến bùng nổ, gia đình ông đã tự nguyện hiến toàn bộ nhà cửa, ruộng đất cho chính quyền Việt Minh văn Việt Nam từ năm 1957. Ông mất ngày 2 tháng 4 năm 1989 tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh ung thư. Ngày 7 tháng 4 năm 2000, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định đặt tên ông cho một phố thuộc Quận Tân PhúRừng dừa nước miền tâyNhà văn Sơn Nam Nhà văn Sơn Nam, sinh ngày 11/12/ 1926 tại Kiên Giang. Ông bắt đầu nghiệp văn của mình từ năm 1955 và là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1977. Tác phẩm đã xuất bản: Chuyện xưa tình cũ (1958), Tìm hiểu đất Hậu Giang (nghiên cứu, 1959), Hương rừng Cà Mau (1962), Chim quyên xuống đất (1963), Hình bóng cũ (1964), Vạch một chân trời (1968), Hai cõi U Minh, Vọc nước giỡn trăng, Bà chúa hòn, Đồng bằng sông Cửu long hay là văn minh miệt vườn; Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Bến Nghé xưa (1981)... Những tác phẩm gần đây của ông: Hồi ký Sơn Nam, Theo chân người tình và một mảnh tình riêng, Tìm hiểu đất Hậu Giang và lịch sử đất An Giang, Từ U Minh đến Cần Thơ, Xóm Bàu Láng...

File đính kèm:

  • pptBai_15_Vao_nha_nguc_Quang_Dong_cam_tac.ppt