Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 15: Từ tượng hình, Từ tượng thanh - Trường THCS Đức Thuận

Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, củacon người

Đặc điểm cấu tạo: Thường là từ láy
Đặc điểm từ loại: Thường là tính từ hoặc động từ

Công dụng của từ tượng hình, tượng thanh : gợi tả hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao

 

ppt10 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 15: Từ tượng hình, Từ tượng thanh - Trường THCS Đức Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MễN NGỮ VĂN 8 – PHẦN TIẾNG VIỆTTRƯỜNG THCS ĐỨC THUẬNCHUYÊN ĐềNgữ văn 8: Tiết 15 Từ tượng Hènh, từ tượng thanh.I. Đặc điểm công dụng:- Đọc đoạn trích sau (Trong Lão Hạc của Nam Cao ) và trả lời câu hỏi:- Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc- Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; Nó kêu ư ử, nhỡn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ?” - Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thỡ thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc Từ gợi tả hình ảnh dáng vẻ, trạng thái sự vật: Móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọcTừ mô phỏng âm thanh: Hu hu, ư ử, Móm mém:	 Móm do rụng hết răngXồng xộc : (đi, chạy) nhanh mạnh, xông thẳng đến một cách đột ngộtVật vã: 	Lăn lộn bên này bên kia một cách đau đớn khổ sởRũ rượi: 	Rối và xoả xuống trước mặtHu hu: 	Tiếng khóc to, trầm đục liên tiếp nhauư ử: 	Tiếng rên nhỏ, trầm, kéo dài trong cổ họngĐặc điểm: Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, củacon người Đặc điểm cấu tạo: Thường là từ láyĐặc điểm từ loại: Thường là tính từ hoặc động từNgữ văn 8: Tiết 15 Từ tượng Hènh, từ tượng thanh. Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắtCái đầu nghênh nghênh (Trích Lượm – Tố Hữu)Bài tập nhanh: Tìm từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn thơ sau:Từ tượng hình : Loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênhTác dụng : gợi tả hình ảnh chú bé Lượm nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và rất đáng yêuCông dụng của từ tượng hình, tượng thanh : gợi tả hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm caoNgữ văn 8: Tiết 15 Từ tượng Hènh, từ tượng thanh.Bài tập tích hợp: Xác định các từ tượng hình, tượng thanh trong các câu sau:- Lão rân rấn nước mắt bảo tôi: “Trước khi đi nó còn cho tôi ba đồng bạc, ông giáo ạ!” - Lão cố làm ra vui vẻ nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc - Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc- Từ tượng hình: Rân rấn (nước mắt) ứa ra một ít quanh tròng mắt. ầng ậng: nước mắt nhiều và dâng đầy khoé mắt như sắp tuôn chảy ra Từ tượng thanh : Hu hu: tiếng khóc to trầm đục liên tiếp nhau- Tác giả lựa chọn từ ngữ chính xác thể hiện tuần tự từng diễn biến tâm trạng lão Hạc, phù hợp với tâm lý, hình dáng, tính cách người già. Cách sử dụng từ tượng hình, tượng thanh như vậy chứng tỏ nhà văn có vốn từ lớn, có tài quan sát, rất thuộc khuôn mặt và tâm tính người nông dân, đồng cảm, đồng điệu với người cùng khổ.Ngữ văn 8: Tiết 15 Từ tượng Hènh, từ tượng thanh.I. Đặc điểm, công dụng:Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẽ, trạng thái của sự vật. Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên,, của con người.Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có gái trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự. Ngữ văn 8: Tiết 15 Từ tượng Hènh, từ tượng thanh.II. Luyện tập:Bài tập 1.Tìm từ tượng hình, tượng thanh trong những câu sau: (trích từ Tắt đèn của Ngô Tất Tố):- Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm.- Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu- Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.- Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức loẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền. Hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.Từ tượng hình: Rón rén, loẻo khoẻo, (ngã) chỏng quèoTừ tượng thanh: Bịch, bốp, soàn soạtNgữ văn 8: Tiết 15 Từ tượng Hènh, từ tượng thanh.Bài tập 2:Tìm 5 từ tượng hình tả dáng điBài tập 3:Giải thích nghĩa của các từ sau: cười ha hả, cười hì hì, cười hô hố, cười hơ hớDò dẫm, liêu xiêu, lò dò. khập khiểng, ngất ngưởng, khất khưởng.Cười ha hả: 	Cười to sảng khoái tỏ ra khoái chí.Cười hì hì: 	Cười phát ra cả đằng mũi biểu lộ sự thích thú hồn nhiênCười hô hố: 	Cười to, vô ý, thô, gây cho người khác cảm giác khó chịuCười hơ hớ: 	Cười thoải mái vui vẻ không che đậy giữ gìn.Ngữ văn 8: Tiết 15 Từ tượng Hènh, từ tượng thanh.Bài tập 4:Đặt câu với các từ tượng hình tượng thanh sau đây:Lắc rắc, lã chã lấm tấm, khúc khuỷu, lập loè, tích tắc, lộp bộp, lạch bạch, ồm ồm, ào àoĐoạn vănTiếng sương đêm rơi lộp độp, tiếng cành khô gãy lắc rắc; trên con đường khúc khuỷu, gập ghềnh, chúng tôi dò dẫm từng bước một. Thỉnh thoảng một ánh đom đóm lập loè, làm cho cảnh rừng đêm càng thêm huyền bí Lắc rắc: Tiếng cành khô gãy lắc rắcLã chã: Cô bé khóc, nước mắt lã chã tuôn rơiLấm tấm: Trên cành đào đã lấm tấm nụ hoaKhúc khuỷu: Đêm tối, trên con đường khúc khuỷu những đốm sáng đom đóm lập loè ào ào: Gió thổi ào ào, rừng cây tuốn trút lá Ngữ văn 8: Tiết 15 Từ tượng Hènh, từ tượng thanh.Tổng kếtTừ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẽ, trạng thái của sự vật. Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động có gía trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự. Khi tìm hiểu văn thơ cần chú ý phân tích tính hình tượng và giá trị biểu cảm của các từ tượng hình, tượng thanh để làm nổi bật chủ đề của tác phẩm Hướng dẫn về nhà: Sưu tầm một bài thơ có sử dụng một từ tượng hình tượng thanh mà em cho là hay. Thơ Hồ Xuân Hương: Quán khách, Đánh đu Thơ Nguyễn Khuyến: Hội Tây, Khóc Dương Khuê...Thơ Trần Tế Xương: Thương vợ Thơ Xuân Diệu: Đây mùa thu tới, Thơ duyênThơ Thế Lữ: Tiếng sáo thiên thaiNgữ văn 8: Tiết 15 Từ tượng Hènh, từ tượng thanh.

File đính kèm:

  • ppttu tuong hinh.ppt