Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 23: Từ vựng Trợ từ, thán từ - Trường THCS Lý Tự Trọng

I/ TRỢ TỪ :

- Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu.

- Nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

- VD: những, có, chính, đích, ngay

II/ THÁN TỪ :

- Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.

- Thường đứng ở đầu câu ? câu đặc biệt.

- 2 loại:

* Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ô, ô hay, ôi,.

* Thán từ gọi đáp: này, ơi, vâng, dạ, ừ,

 

ppt24 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 23: Từ vựng Trợ từ, thán từ - Trường THCS Lý Tự Trọng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
KÍNH CHÀO QUÍ THẦY CÔTRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNGGV: LÊ THỊ KIM HOÀNGKiểm tra bài cũCâu 1 : Trong các từ sau từ nào là từ ngữ địa phương? A. U, bầm, má. B .Hoa, dứa, lợn. C. Cha, mẹ. D.Tất cả đều sai.Câu 2 : Từ ngữ địa phương là gì? Biệt ngữ xã hội là gì? - Là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số )địa phương nhất định- Chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. Kiểm tra bài cũCâu 3 : Trong trường hợp nào sau đây ta có thể sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?A. Khi nói chuyện với người nước ngoài biết tiếng Việt.B.	Khi viết đơn từ.C. Khi phát biểu ý kiến.D. Khi viết văn thơ để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội. Câu 4 : Từ địa phương “hiện chừ” có nghĩa là “bây giờ” đúng hay sai? A. Đúng 	B. SaiTRỢ TỪ THÁN TỪ Tiết: 23ND: 25/9/09I. Trợ từ.Ví dụ: (sgk)Nó ăn hai bát cơm.Nó ăn những hai bát cơm.Nó ăn có hai bát cơm.? So sánh ý nghĩa của 3 câu? (điểm giống và khác)TRỢ TỪ THÁN TỪGiống: Đều có thông tin về việc ăn cơm của “nó”.Khác:Có thêm từ “những” và “có” ở câu 2 và 3.Câu 1: Phản ánh một sự việc có tính khách quan.Câu 2 và 3: Ngoài thông tin sự kiện còn kèm theo thái độ.TRỢ TỪ THÁN TỪ ? Các từ “những, có” biểu thị cách đánh giá như thế nào của người nói đối với sự việc?Những hai bát cơm: Đánh giá việc nó ăn hai bát cơm là nhiều.Có hai bát cơm: Nhấn mạnh, ăn hai bát cơm là ít.TRỢ TỪ THÁN TỪ? Như vậy 2 từ “những” và “có” được dùng trong 2 ví dụ trên có tác dung gì?Biểu thị thái độ nhấn mạnh, đánh giá của người nói đối với sự vật, sự việc được nói đến ở trong câu.TRỢ TỪ THÁN TỪ? Các từ “những” và “có” trong các câu nêu trên đi kèm với từ ngữ nào trong câu?Những  hai bát cơm  nhiều. Có  hai bát cơm  ít.TRỢ TỪ THÁN TỪI/ TRỢ TỪ : - Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu.- Nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. - VD: những, có, chính, đích, ngay TRỢ TỪ THÁN TỪVÍ dụ: 1/ Anh ta đã làm điều đó. 2/ Chính anh ta đã làm điều đó.? Nghĩa 2 câu trên có gì khác nhau?*Đáp: Câu 1: Thuật lại sự việc một cách khách quan. Câu 2: Nhấn mạnh chủ ngữ, đó là “anh ta” không phải ai khác. Các từ: những, có, chính,  là trợ từ. TRỢ TỪ THÁN TỪGhi nhớ:(Sgk/69)TRỢ TỪ THÁN TỪII/ THÁN TỪ : ? Các từ “này”, “a”, “vâng” Trong những đoạn trích em vừa đọc biểu thị điều gì?Này: (hô ngữ) là tiếng thốt ra để gây sự chú ý của người đối thoại. A: Biểu lộ thái độ tức giận. Vâng: Ở đây là tiếng dùng để đáp lại lời người khác một cách lễ phép, tỏ ý nghe theo.TRỢ TỪ THÁN TỪ? Từ “A” còn biểu thị những sắc thái tình cảm nào khác? Căn cứ vào đâu có thể xác định được những sắc thái tình cảm đó? vui mừng, sung sướng, ngạc nhiên,  căn cứ vào ngữ điệu.TRỢ TỪ THÁN TỪNhận xét về cách dùng các từ này, a & vâng bằng cách lựa chọn những câu trả lời đúng:a) Các từ ấy có thể làm thành một câu độc lập b) Các từ ấy không thể làm thành một câu độc lậpc) Các từ ấy có thể làm thành một bộ phận của câud) Các từ ấy có thể cùng những từ ngữ khác làm thành một câu & thường đứng đầu câu TRỢ TỪ THÁN TỪII/ THÁN TỪ : - Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.- Thường đứng ở đầu câu  câu đặc biệt.- 2 loại:* Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ô, ô hay, ôi,..* Thán từ gọi đáp: này, ơi, vâng, dạ, ừ, TRỢ TỪ THÁN TỪGhi nhớ:(Sgk/70)TRỢ TỪ THÁN TỪ0301525203540455055510Qua tìm hiểu khái niệm, em thử tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau của trợ từ và thán từ?HẾT GIỜ TRỢ TỪ THÁN TỪGiống nhau:Không làm thành phần câu.Không làm thành phần của cụm từ.Không làm phương tiện liên kết các thành phần của cụm từ hoặc thành phần của câu.Biểu thị mối quan hệ giữa người nói với điều kiện được nói đến ở trong câu (nhấn mạnh, nghi vấn, cầu khiến, thân mật, ngạc nhiên )TRỢ TỪ THÁN TỪKhác nhau:Trợ từ: Có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa của một từ ngữ trong câu.Thán từ: Có tác dụng liên quan đến ý nghĩa của cả câu.TRỢ TỪ THÁN TỪIII. Luyện tậpBT1: Trợ từ: a, c, g, i.BT2: Giải thích trợ từ:a) Lấy: nhấn mạnh mức độ tối thiểu.b) Nguyên: nhấn mạnh sự việc. Đến: nhấn mạnh mức độ cao.c) Cả: nhấn mạnh về mức độ.d) Cứ: nhấn mạnh thời điểm.TRỢ TỪ THÁN TỪBT3: Thán từ:	a) Này, À.	b) Ấy.	c) Vâng.	d) Chao ôi e) Hỡi ơi. BT4: a) Ha há: tiếng thốt lên biểu thị sự vui mừng, phấn khởi.Ái ái: tỏ ý van xin, sợ hãi.b) Than ôi: tỏ ý nuối tiếc, đau buồn. TRỢ TỪ THÁN TỪ*Thuộc ghi nhớ - Làm tiếp bài tập 6*Chuẩn bị bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự (đọc kĩ và trả lời câu hỏi SGK trang 73)HƯỚNG DẪN HS VỀ NHÀ CHÀO TẠM BIỆT!!!!!!

File đính kèm:

  • pptTRO_TU_THAN_TU.ppt