Bài giảng Ngữ văn 9 Bài 21 tiết 111: Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải

I. Đọc – tiếp xúc văn bản:

 1. Đọc bài thơ:

 Chú ý giọng đọc phù hợp với cảm xúc của từng đoạn thơ:

say sưa vui vẻ ở đoạn đầu, phấn chấn ở đọan giữa, trầm lắng ở

đoạn cuối.

2 . Chú thích:

 a. Tác giả , tác phẩm:

 * Tác giả: Nhà thơ Thanh Hải:

- Tên thật là Phạm Bá Ngoãn (1930-1980), là người con xứ Huế, ông đã từng tham gia cả 2 cuộc kháng chiến.

- Ông là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ với: “ Mồ anh hoa nở”,“Những đồng chí trung kiên”.

 

ppt16 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 651 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 9 Bài 21 tiết 111: Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Chào mừng các thầy, cô giáo về thăm lớp dự giờ!Kiểm tra bài cũ:  Nêu ý nghĩa của văn bản: “ Chó Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn La-Phông-Ten của tác giả Hi-pô-lit Ten? Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông, H.Ten nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thụât là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn. 	Mùa xuân là điểm gặp gỡ của tình yêu, là mùa của đam mê, sáng tạo, khám phá của các nhà thơ, nhà văn. Không hiểu tại sao mùa xuân lại có duyên đến vậy, mỗi nhà thơ đều có một phút rung động riêng trước mùa xuân để làm nên những tác phẩm bất hủ. Và Thanh Hải với “ Mùa xuân nho nhỏ” đã đóng góp vào vườn hoa xuân một bông hoa lạ. Vậy bông hoa ấy tỏa ngát hương thơm như thế nào chúng ta sẽ được giải đáp qua bài học hôm nay!Bài 21: Tiết 111: Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải -I. Đọc – tiếp xúc văn bản: 1. Đọc bài thơ: Chú ý giọng đọc phù hợp với cảm xúc của từng đoạn thơ: say sưa vui vẻ ở đoạn đầu, phấn chấn ở đọan giữa, trầm lắng ở đoạn cuối.2 . Chú thích: a. Tác giả , tác phẩm: * Tác giả: Nhà thơ Thanh Hải:- Tên thật là Phạm Bá Ngoãn (1930-1980), là người con xứ Huế, ông đã từng tham gia cả 2 cuộc kháng chiến.- Ông là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ với: “ Mồ anh hoa nở”,“Những đồng chí trung kiên”...? Nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Thanh Hải? * Tác phẩm: “Mùa xuân nho nho nhỏ”:? Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh nào?- Ra đời tháng11 - 1980, lúc ông đang nằm trên giường bệnh và không bao lâu sau thì ông qua đời. Bài thơ như một lời tâm niệm chân thành, lời gửi gắm tha thiết mà tác giả để lại cho đời. b. Từ khó:3. Mạch cảm xúc và bố cục:? Bài thơ có mạch cảm xúc như thế nào ?* Mạch cảm xúc: Bắt đầu cảm xúc trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên. Từ đó mở ra hình ảnh mùa xuân của đất nước rồi chuyển sang mùa xuân của con người trong mùa xuân lớn của đất nước, thể hiện khát vọng dâng hiến “Mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung. ? Từ mạch cảm xúc đó hãy cho biết bố cục của bài thơ?* Bố cục: 4 phần:- Khổ đầu: Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời.- Hai khổ 2-3: Cảm xúc về mùa xuân đất nước.- Hai khổ 4-5: Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước.- Khổ cuối: Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.I. Đọc – tiếp xúc văn bản:II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời:? Mùa xuân của thiên nhiên được khắc họa qua những hình ảnh nào? * Hình ảnh: - Dòng sông xanh  - Bông hoa tím biếc - Tiếng hót chim chiền chiện- Với những hình ảnh thơ gần gũi, giản dị, tất cả đã vẽ nên một bức tranh mùa xuân thiên nhiên đẹp, với không gian rộng lớn, màu sắc tươi thắm, âm thanh vang vọng, tràn trề nhựa sống. Cảnh sắc làm chúng ta liên tưởng đến dòng sông Hương trong xanh và màu tím đặc trưng của quê hương xứ Huế. ? Cảm xúc của tác giả trước bức tranh mùa xuân thiên nhiên ra sao? Cảm xúc ấy được thể hiện rõ nhất qua câu thơ nào? - Cảm xúc say sưa ngây ngất của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên được diễn tả tập trung ở chi tiết rất tạo hình: “Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng.” +Giọt mưa xuân long lanh trong ánh sáng của trời xuân +Từng giọt âm thanh tiếng chim chiền chiện- Hai câu thơ đều thể hiện niềm vui say sưa, ngây ngất và sự trân trọng nâng niu của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời lúc vào xuân. Đó chính là vẻ đẹp và sức sống mặn mà của đất nước. Thể hiện niềm yêu đời, yêu cuộc sống của nhà thơ.? Để thể hiện cảm xúc đó tác giả đã vận dụng những thủ pháp nghệ thuật gì?- Cách nhắt nhịp linh hoạt- Chuyển đổi cảm giác: thính giác-xúc giác- Đảo ngữ: “ mọc” vị trí đầu câu gợi tả niềm vui hân hoan chào đón tín hiệu mùa xuân.- Sử dụng từ ngữ: “ ơi”, “ hứng” biểu lộ niềm vui ngây ngất, sự nâng niu trân trọng, cảm động sâu xa trước vẻ đẹp thiên nhiên I. Đọc – tiếp xúc văn bản: II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời: 2. Mùa xuân của đất nước:? Mùa xuân của đất nước được gắn qua những hình ảnh nào? Em có cảm nhận gì về các hình ảnh đó?- Hình ảnh: Mùa xuân gắn với: + Người cầm súng lộc giắt đầy quanh lưng + Người ra đồng lộc trải dài nương mạ Biểu tượng cho nhiệm vụ chiến đấu và lao động, xây dựng và bảo vệ đất nước gắn với hình ảnh lộc non đã theo người lính vào tiền tuyến, theo người nông dân ra đồng hay chính là họ đã đem mùa xuân bình yên đến mọi miền đất nước. ? Vậy sức sống của mùa xuân đất nước được thể hiện qua những từ ngữ nào? Những từ ngữ ấy đã gợi khí thế của mùa xuân đất nước ra sao? - Tất cả - hối hả- Tất cả - xôn xao Nhịp thơ hối hả, điệp ngữ, so sánh, từ láy: thể hiện sức sống của mùa xuân được cảm nhận với khí thế khẩn trương , tưng bừng và náo nhiệt ở khắp mọi nơi. Đó là hành khúc mùa xuân thời đại Hồ Chí Minh. Từ cảm nhận về sức sống của mùa xuân đất nước tác giả chuyển sang cảm nhận về đất nước ở quá khứ và tươnglai.3. Mùa xuân đất nước trong quá khứ và tương lai:? Cảm nhận của em về mùa xuân đất nước trong quá khứ và tương lai được tác giả diễn tả trong khổ thơ?- Mùa xuân trong quá khứ gắn liền với truyền thống lịch sử dân tộc “bốn nghìn năm”, một đất nước trải qua bao bão dông, bao máu lửa “vất vả và gian lao” để giữ vững một mùa xuân, trường tồn một sức xuân.- Mùa xuân đâu chỉ gắn với quá khứ mà còn mở ra một chiều dài của tương lai: So sánh với hình ảnh “ vì sao”- nguồn sáng lấp lánh, vẻ đẹp bầu trời vĩnh hằng trong không gian và thời gian. Để bộc lộ niềm tự hào đối với đất nước Việt Nam anh hùng, giàu đẹp. Ba tiếng “ cứ đi lên” thể hiện chí khí, quyết tâm và niềm tin sắt đá, sức sống mãnh liệt của dân tộc. I. Đọc – tiếp xúc văn bản: II. Đọc – hiểu văn bản:  Iii. Tiểu kết: ? Qua tìm hiểu trên em có cảm nhận gì về mùa xuân thiên nhiên và đất nước được thể hiện trong đoạn thơ?1. Nội dung: - Đoạn thơ thể hiện cảm xúc say sưa ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp đầy sức sống của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, niềm tin vào tương lai của đất nước Việt Nam giàu mạnh, phồn vinh.? Để thể hiện điều đó tác giả sử dụng những yếu tố nghệ thuật đặc sắc gì?2. Nghệ thuật: - Thể thơ 5 chữ, cách ngắt nhịp linh hoạt, sử dụng các biện pháp tư từ (so sánh, điệp ngữ), cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh thơ giản dị. I. Đọc – tiếp xúc văn bản: II. Đọc – hiểu văn bản: III. Tiểu kết: IV. Luyện tập: Viết đoạn văn ngắn khoảng 3-4 câu có sử dụng các phép liên kết: Nhóm 1. Nêu cảm nhận của em về khổ thơ đầu. Nhóm 2: Nêu cảm nhận về khổ thơ thứ 2. Nhóm 3: Nêu cảm nhận về khổ thơ thứ 3.* Củng cố, dặn dò: - Nắm vững những nội dung, nghệ thuật đã phân tích ở Tiết 1,- Đọc thuộc lòng bài thơ,- Làm tiếp phần luyện tập,- Chuẩn bị tiếp: Tiết 2 văn bản.

File đính kèm:

  • pptBai 21Tiet 111 Mua xua nho nho.ppt
Bài giảng liên quan