Bài giảng Ngữ văn 9 tiết 47: Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật

I. Giới thiệu tác giả - tác phẩm

1. Tác giả:

- Phạm Tiến Duật sinh năm 1941 - quê ở Phú Thọ.

- Là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, chiến đấu ở binh đoàn vận tải Trường Sơn.

- Phong cách thơ: sôi nổi, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.

 

ppt18 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 619 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 9 tiết 47: Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Trường thcs lê ngọc hânNgữ văn lớp 9 Giáo viên: Linh Thị HạnhTiết: 47Bài thơ Phạm Tiến Duậtvề tiểu đội xe không kínhI. Giới thiệu tác giả - tác phẩm1. Tác giả:- Phạm Tiến Duật sinh năm 1941 - quê ở Phú Thọ.- Là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, chiến đấu ở binh đoàn vận tải Trường Sơn. - Phong cách thơ: sôi nổi, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc. Tác phẩm chính: + Vầng trăng quầng lửa (1970). + Thơ một chặng đường (1994). + Ở hai đầu núi (1981). + Tiếng bom và tiếng chuông chùa (Trường ca 1997) Bài thơ được sáng tác năm 1969, in trong tập thơ “Vầng trăng quầng lửa”.2. Tác phẩm:a. Xuất xứ: - Nổi bật hình ảnh : Những chiếc xe không kính. - Thu hút người đọc ở vẻ khác lạ, độc đáo. Đó là chất thơ của hiện thực chiến tranh.b. Nhan đề bài thơ:II. Tìm hiểu văn bản: 1. Đọc:+ Tiểu đội : biên chế trong quân đội (gồm 12 người)2. Tìm hiểu từ khó:+ Chông chênh : đu đưa không vững chắc.3. Phân tích:a. Hình ảnh những chiếc xe:BomgiậtrungNhững chiếc xekhông kínhkhông đèn.không mui.có xước.Liệt kê, điệp từ ngữ phủ địnhĐộng từ mạnh, cách tả thực, giọng thản nhiênNT→ Hiện thực ác liệt của chiến trường thời chống Mỹ.Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi thảo luận:Ung dung buồng lái ta ngồib. Hình ảnh người lính lái xeNhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắngNhìn thấy con đường chạy thẳng vào timThấy sao trời và đột ngột cánh chimNhư sa như ùa vào buồng lái.Thảo Luận NhómHãy chỉ ra dấu hiệu nghệ thuật đặc sắc (về nhịp thơ, từ ngữ) được sử dụng trong đoạn thơ trên và phân tích tác dụng của nó. Câu thơ ngắn, nhịp đôi đều đặn 2/2/2 → Giọng khỏe khoắn tràn đầy niềm vui. => Tư thế ung dung , hiên ngang, bình tĩnh, tự tin.- Điệp từ “nhìn”, “nhìn thấy” → sự tập trung cao độ của người lái; cảm giác về tốc độ chiếc xe như đang bay đi, lướt nhanh trong bom đạn và thế giới bên ngoài “như sa như ùa vào buồng lái”.Từ ngữ, hình ảnh miêu tả hiện thực cuộc chiến tranhTừ ngữ, hình ảnh thể hiện thái độ của người lái xe trước hoàn cảnh đóNhận xét về nội dung và nghệ thuật Xe không kính. Bụi phun. Mưa: tuôn, xối. Gió lùa.* Từ ngữ:- Không có.- ừ thì. chưa cần rửa.- chưa cần thay.* Hình ảnh:- Tóc trắng như người già.- Phì phéo châm điếu thuốc.- Mặt lấm cười ha ha.NT: + Giọng điệu ngang tàng, tinh nghịch. + Điệp từ, lặp cấu trúc câu.+ Ngôn ngữ, văn xuôi đời thường.Đọc khổ thơ 3 và 4 rồi hoàn thành nội dung sau:ND: +Tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn gian khổ.+ Tâm hồn sôi nổi, trẻ trung tràn đầy niềm lạc quanKhông có kính, rồi xe không có đèn,Không có mui xe thùng xe có xước,Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:Chỉ cần trong xe có một trái tim. Khổ thơ này được xây dựng trên cơ sở kết cấu của sự đối lập giữa hai phương diện, đó là hai phương diện nào?Vật chấtTinh thầnNghệ thuật: đối lập, hình ảnh hoán dụ.=> ý chí quyết tâm chiến đấu vì Miền Nam. Không kính. Không đèn. Không mui Có xướcChỉ cần có một trái timIII. Tổng kết:Nội dungBài thơ về tiểu đội xe không kínhNghệ thuật - Chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường - Ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn.-Khắc họa hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính.-Khắc họa hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn với tư thế hiên ngang, lạc quan dũng cảm.kính chúc các thầy cô mạnh khỏe,chúc các em học giỏi.xin cảm ơn ! 

File đính kèm:

  • pptbai tho ve tieu doi xe khong kinh.ppt