Bài giảng Ngữ Văn Khối 8 - Bài 20: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (Quảng Thanh quần thể di tích lịch sử văn hoá, cảnh quan du lịch)
Xã Quảng Thanh nằm ở phía Tây Bắc huyện Thủy Nguyên, phía Đông giáp xã Chính Mỹ và Cao Nhân, phía Nam giáp xã Hợp Thành, phía Tây giáp xã Phù Ninh và phía Bắc giáp xã Kỳ Sơn. Quảng Thanh xưa có tên gọi là làng Ráng, sau đó đổi là Thanh Lãng có xuất sứ cách đây trên 2000 năm lịch sử. Đây là miền trung du bán sơ địa, có núi sông ruộng đồng bát ngát sơn thuỷ hữu tình, cảnh quan tuyệt đẹp; có phố xá, có chợ, có quốc lộ 352 nằm trung tâm giữa làng xuyên Hải Phòng đi Quảng Ninh, Hải Dương. là nơi giao lưu chính trị, kinh tế, văn hoá của 8 xã miềm Bắc huyện Thủy Nguyên. Quảng Thanh bao gồm hai thôn Thanh Lãng và Quảng Cư vốn nổi tiếng với câu ngạn ngữ: “Thanh Lãng Quảng Cư, Hàm Ngư Ngọc Địch”. Hợp với Thủy Nguyên là nguồn nước, là vùng đất nguyên sơ ban đầu. Từ xa xưa thì Quảng Thanh (với Quảng và Thanh) đã được coi là hàm cá tiết ra ngọc dịch Quỳnh tương thơm ngon hấp dẫn cho Thủy Nguyên, cho thành phố hoa phượng đỏ. Ngay cái vị trí trời ban cho Quảng Thanh đã xứng đáng như vậy bởi xã nằm kiêu hãnh giữa tam giác kinh tế Quảng Ninh - Hải Phòng với Hà Nội – trái tim của cả nước, với non xanh nước biếc nổi bật lên như một viên ngọc xanh giữa các xã phía Tây Bắc huyện Thủy Nguyên. Từ thủa xa nơi đây đã có một mạng lưới giao thông thuỷ, nối xã này với các trung tâm văn hoá rực rỡ như Luy Lâu (Thuận Thành – Hà Bắc), Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ), Thăng Long. Từ lâu đã âm vang câu ca dao:
“Giếng Thanh Lãng vừa trong vừa mát
Đường Thanh Lãng sỏi cát dễ đi”
QUẢNG THANH QUẦN THỂ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ, CẢNH QUAN DU LỊCH(ĐTN): Xã Quảng Thanh nằm ở phía Tây Bắc huyện Thủy Nguyên, phía Đông giáp xã Chính Mỹ và Cao Nhân, phía Nam giáp xã Hợp Thành, phía Tây giáp xã Phù Ninh và phía Bắc giáp xã Kỳ Sơn. Quảng Thanh xưa có tên gọi là làng Ráng, sau đó đổi là Thanh Lãng có xuất sứ cách đây trên 2000 năm lịch sử. Đây là miền trung du bán sơ địa, có núi sông ruộng đồng bát ngát sơn thuỷ hữu tình, cảnh quan tuyệt đẹp; có phố xá, có chợ, có quốc lộ 352 nằm trung tâm giữa làng xuyên Hải Phòng đi Quảng Ninh, Hải Dương... là nơi giao lưu chính trị, kinh tế, văn hoá của 8 xã miềm Bắc huyện Thủy Nguyên. Quảng Thanh bao gồm hai thôn Thanh Lãng và Quảng Cư vốn nổi tiếng với câu ngạn ngữ: “Thanh Lãng Quảng Cư, Hàm Ngư Ngọc Địch”. Hợp với Thủy Nguyên là nguồn nước, là vùng đất nguyên sơ ban đầu. Từ xa xưa thì Quảng Thanh (với Quảng và Thanh) đã được coi là hàm cá tiết ra ngọc dịch Quỳnh tương thơm ngon hấp dẫn cho Thủy Nguyên, cho thành phố hoa phượng đỏ. Ngay cái vị trí trời ban cho Quảng Thanh đã xứng đáng như vậy bởi xã nằm kiêu hãnh giữa tam giác kinh tế Quảng Ninh - Hải Phòng với Hà Nội – trái tim của cả nước, với non xanh nước biếc nổi bật lên như một viên ngọc xanh giữa các xã phía Tây Bắc huyện Thủy Nguyên. Từ thủa xa nơi đây đã có một mạng lưới giao thông thuỷ, nối xã này với các trung tâm văn hoá rực rỡ như Luy Lâu (Thuận Thành – Hà Bắc), Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ), Thăng Long... Từ lâu đã âm vang câu ca dao: “Giếng Thanh Lãng vừa trong vừa mátĐường Thanh Lãng sỏi cát dễ đi”Trong suốt chiều dài lịch sử đất nước, xã Quảng Thanh nói riêng và huyện Thuỷ Nguyên nói chung luôn là địa bàn chiến lược, nơi đầu sóng ngọn gió, phải đương đầu với muôn vàn biến động lịch sử, mà hiện tại còn mãi soi gương quá khứ. Dấu ấn của thời gian đã qua còn in đậm trong mỗi cái tên của từng ngọn núi, cánh đồng và dòng sông của tổ quốc. Cũng chính tại nơi đây, trong buổi đầu dựng nước đã sản sinh ra những vị anh hùng đã có công giúp vua lãnh đạo nhân dân chống giặc Ân phương Bắc từ thời vua Hùng thứ sáu, đó là anh em Vũ Hồng cùng em gái Vũ Thị Lê Hoa mà tên tuổi của họ sống mãi với lịch sử huyền thoại về thần Phù Đổng thiên vương đánh đuổi giặc Ân. Chính nghĩa cử cao đẹp của anh em họ Vũ đã đạt nền móng xây lên truyền thống yêu nước bất khuất cùng phẩm giá tốt đẹp của lớp lớp thế hệ sinh ra và lớn lên từ mảnh đất này.Đến cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, trên mảnh đất này lại sản sinh ra một con người mà tài năng của người ấy cũng lẫy lừng như những huyền thoại. Đó là Trạng nguyên Lê Ích Mộc, Trạng nguyên đầu tiên của đất Hải Phòng, một người nổi tiếng thần đồng học cao hiểu rộng; một người con kiệt xuất của Thanh Lãng, người đã đỗ Trạng nguyên tại khoa thi đình năm Nhâm Tuất 1502, được bổ chức Tả thị Lang. Trước khi đỗ Trạng nguyên ông là một đạo sỹ, vì vậy khi ra làm quan, ông đã có những đóng góp nhất định để đạo phật thời nhà Mạc phát triển trở lại. Với quê hương ông đã có công truyền bá kiến thức, đào tạo nhân tài xây dựng lên nền tảng truyền thống và phát triển văn hoá quê hương.Theo con đường tỉnh lộ 352 đến sân vận động x· Quảng Thanh, rẽ phải, du khách sẽ tới thăm Đình Bắc nằm ở giữa thôn Thanh Lãng, nép mình dưới chân núi Vang, thờ anh em Vũ Hồng, Vũ Thị Lê Hoa. Đình Bắc là một công trình văn hoá lịch sử được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng bảo tồn. Rời Đình Bắc, du khách đến thăm khu di tích mang dấu ấn của Trạng nguyên Lê Ích Mộc, đó là chùa Lốt ở xóm Trại, với cái tên cổ kính Đông Linh Tự, ngôi chùa duy nhất còn lại trong ba ngôi chùa có tên chung là Diên Phúc tự. Trước khi mất, Trạng nguyên Lê Ích Mộc đã đến đây trực tiếp hưng công xây dựng chùa. Chùa Lốt lưng tựa vào núi Lốt. Các cụ cao tuổi ở địa phương cho đó là dựa vào hàm của một con thần ngư có đuôi vẫy đến núi Táu, hướng ra sông Bạch Đằng. Những mái ngói vẩy rồng, những hình phượng múa, hình long mã hí cầu tinh vi sống động thời nhà Nguyễn với một quả chuông Diên Phúc tự chung, đúc năm Cảnh Thịnh 3 (1795) đời Tây Sơn.Được cấp bằng công nhận di tích lúc đó còn có lăng mộ, Từ đường của Lê Ích Mộc. Lăng mộ của người nằm trên núi Táu, vốn sưa là sinh phần của Trạng nguyên, là dấu tích còn lại của rừng lim quan Trạng thuộc xóm Sỏi, thôn Thanh Lãng. Mộ đặt quay hướng Tây Nam trên thế đất được gọi là đắc địa theo con mắt phong thuỷ của người xưa. Lăng mộ quan Trạng đã trải qua hàng trăm năm trường tồn luôn được bảo vệ tôn tạo và trở thành một di sản văn hoá vượt khỏi khuôn khổ của một dòng họ, của một làng, một xã mà trở thành tài sản của đất nước.Từ lăng mộ Trạng nguyên ra tỉnh lộ 352 đi tiếp chừng 500 mét, chúng ta đến thăm Từ đường quan Trạng ở chân núi Táu. Trước kia, đây là một quần thể các di tích văn hoá lịch sử gồm Từ đường quan Trạng, đền Diên Phúc, chùa Diên Phúc tự và trường học với bốn bề rừng cây xanh tốt. Từ đường xưa cùng với đền Diên Thọ, chùa Diên Phúc tự, trường học tạo thành một vùng sầm uất. Do bị giặc Pháp phá dỡ, sau này nhân dân địa phương tôn tạo lại chỉ còn một ngôi miếu với diện tích 300m2 xây dựng tại địa điểm Đền, Chùa xưa. Đồng thời, nhân dân mở chợ thông thương buôn bán, tạo bố cục truyền thống thường thấy ở các nơi có kiến trúc tôn giáo với tư cách là một trung tâm sinh hoạt văn hoá của một vùng rộng lớn nước ta thủa xưa, như chùa Cổ Lễ (Nam Định), chùa Thầy (Hà Tây nay là Hà Nội).Quảng Thanh thực sự là một vùng đất địa linh nhân kiệt, có đầy đủ mọi yếu tố thiên thời địa lợi nhân hoà, địa lợi: “Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ” một quần thể di tích lịch sử văn hoá cổ kính được xếp hạng với những nét sinh hoạt văn hoá cổ truyền sinh động, đáng chú ý với những danh nhân, nhất là Trạng nguyên Lê Ích Mộc có vị trí quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Do vậy xã Quảng Thanh có tiềm năng phát triển du lịch, một điểm sáng trong chuỗi ngọc du lịch lấp lánh của thành phố Hoa Phượng đỏ. Chúng ta mong muốn Quảng Thanh không chỉ đăng khoa trên lĩnh vực thi cử mà còn đăng khoa trên mọi lĩnh vực trong đó có việc phát triển du lịch về đây./. (Đài TN thực hiện)
File đính kèm:
- Bai_20_Thuyet_minh_ve_mot_danh_lam_thang_canh.ppt