Bài giảng Ngữ văn Khối 8 - Tiết 43: Câu ghép - Lê Thị Minh Thúy

Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm c-v không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm c - v này được gọi là một vế câu.

Có hai cách nối các vế câu:

 - Dùng những từ có tác dụng nối. Cụ thể:

 + Nối bằng một quan hệ từ.

 + Nối bằng một cặp quan hệ từ.

 + Nối bằng một cặp phó từ, đại từ, hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng).

- Không dùng từ nối: trong trường hợp này giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.

 

ppt21 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn Khối 8 - Tiết 43: Câu ghép - Lê Thị Minh Thúy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Giáo viên : Lê Thị Minh ThuýTrường THCS Tân Thành- TP Thái Nguyên Kiểm tra bài cũChỉ ra các thán từ có trong những câu sau? - Bạn chưa về à! - Tôi phải giải bằng được bài toán đó chứ lị ! - Em chỉ nói vậy để anh biết thôi ! - Con thích được tặng cái cặp cơ ! - Nó là học sinh giỏi mà !Tiết 43 – Tiếng việtCâu ghépCâu ghépVí dụ: Sgk /111 	(1) Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường. 	(2)Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. 	(3)Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. (4)Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.(5) Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. (6)Con đường làng tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. (7)Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học. (Thanh Tịnh – Tôi đi học )I Đặc điểm của câu ghépCâu2. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Câu5. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Câu7. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học. (Thanh Tịnh – Tôi đi học ) Tìm cụm C - V trong những câu trên ?1 cụm c-v3 cụm c-v3 cụm c-va.Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi (như) mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. b. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. c. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học. C1V1BNC2V2BNVNCNCNVNCVCVCVKiểu cấu tạo câuCâu cụ thểCâu có một cụm C – VCâu có hai hoặc nhiều cụm C - VCụm C – V nhỏ nằm trong cụm C – V lớn (bao chứa nhau)Các cụm C – V không bao chứa nhauCâu 5(Câu đơn)Câu 7(Câu ghép)Câu 2 (Câu mở rộng thành phần) Kết quả phân tích2. Ghi nhớ: Sgk/112- Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm c-v không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm c - v này được gọi là một vế câu.II. Cách nối các vế câu 1. Ví dụ* Cho biết các vế trong câu ghép được nối với nhau bằng cách nào? (1) Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường. (2) Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. (3) Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. (4)Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. (5) Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. (6) Con đường làng tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. (7) Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học. (Thanh Tịnh – Tôi đi học )(Câu ghép)(Câu ghép)(Câu ghép)Ví dụ : Vì trời mưa to nên đường lầy lội. Giá nó chăm học thì nó không phải thi lại. Bà vừa mở miệng, nó đã cắt ngang.VìnênNguyên nhân - kết quảGiá- thìĐiều kiện – kết quảVừa - đãHô ứng2. Ghi nhớ: Sgk/112* Có hai cách nối các vế câu: - Dùng những từ có tác dụng nối. Cụ thể: + Nối bằng một quan hệ từ. + Nối bằng một cặp quan hệ từ. + Nối bằng một cặp phó từ, đại từ, hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng).- Không dùng từ nối: trong trường hợp này giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm. III. Luyện tập:1. Bài tập 1- Sgk/113 Bài tập 1-SGK/111 Tìm câu ghép trong đoạn trích sau?a. Dần buông chị ra, đi con! Dần ngoan lắm nhỉ! U van Dần , u lạy Dần! Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa. Chị con có đi , u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ! Sáng nay người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không. Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông Lý vào đây, ông ấy trói nốt cả u,trói nốt cả Dần nữa đấy. (Ngô Tất Tố - Tắt đèn)c. Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: Lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay. (Nguyên Hồng – Những ngày thơ ấu) Đáp ána. Dần buông chị ra, đi con! Dần ngoan lắm nhỉ! (1)U van Dần , u lạy Dần! Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa. (2)Chị con có đi , u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ! (3)Sáng nay người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không. (4)Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông Lý vào đây, ông ấy trói nốt cả u,trói nốt cả Dần nữa đấy. (Ngô Tất Tố- Tắt đèn)c. Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. (1)Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: Lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay. (Nguyên Hồng – Những ngày thơ ấu)Bài tập nhóm: Đặt câu ghép với mỗi cặp quan hệ từ sau và chuyển chúng thành câu ghép mới bằng cách bỏ bớt một quan hệ từ* Nhóm 1:Vì...nên...Nếu...thì...* Nhóm 2:c. Tuy...nhưng...d. Không những...mà...* Nhóm 3: Đặt câu với mỗi cặp từ hô ứng sau...vừa...đã......đâu...đấy...càng...càng...*Nhóm 4: Viết đoạn văn ngắn có sử dụng câu ghép (Đề tài tự chọn)Bài tập nhóm: Đặt câu ghép với mỗi cặp quan hệ từ sau và chuyển chúng thành câu ghép mới bằng cách bỏ bớt một quan hệ từ* Nhóm 1:Vì nênNếu thì Nhóm 2:c. Tuy nhưngd. Không những màNhóm 3: Đặt câu với mỗi cặp từ hô ứng sau vừa đã đâu đấy càng càngtrời mưatôi đi học muộnTùng chăm họccậu ấy không bị thi lạiMai học giỏi bạn ấy không hề kiêu căng.bạn đitôi theoTrời mưa nước sôngdâng cao.Người ta mở miệng nói, anhcắt ngang.mẹ thương con mẹ còn sẵn sàng hy sinh vì conKiến thức cơ bảnI. Đặc điểm của câu ghép. - Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C- V không bao chứa nhau tạo thành.Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu.II. Có hai cách nối các vế câu:Dùng những từ có tác dụng nối: -Nối bằng một quan hệ từ ; - Nối bằng cặp quan hệ từ ; - Nối bằng cặp từ hô ứng .* Không dùng từ nối : dùng dấu phẩy,dấu chấm phẩy, dấu hai chấm. Bài tập về nhàHọc ghi nhớ SgkLàm nốt những bài tập còn lại trong Sgk*Bài tập1/113 ý b, d - Sgk* Bài tập 5/113 - SgkXin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và tập thể lớp 8a2 đã giúp tôi hoàn thành bài giảng!

File đính kèm:

  • pptCau ghep 8- thi.ppt