Bài giảng Ngữ văn Khối 8 - Tiết 77 Đọc văn: Quê hương (Tế Hanh) - Trần Đăng Hảo

1. Nghệ thuật: Kết hợp khéo léo giữa biểu cảm với tự sự và miêu tả; ngôn ngữ giản dị, hình ảnh thơ sáng tạo, nhịp điệu thơ nhẹ nhàng; sử dụng nhiều biện pháp tu từ, bút pháp tả thực kết hợp với bút pháp lãng mạn,

1. Nội dung: Cảnh làng chài hiện lên thật bình dị, vui tươi và đầy ấn tượng qua đó thể hiện tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng của tác giả.

 

ppt13 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 503 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Khối 8 - Tiết 77 Đọc văn: Quê hương (Tế Hanh) - Trần Đăng Hảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ!GV thiết kế và giảng dạy: Trần Đăng HảoEmail: danghao77@yahoo.com.vnCâu 1. Nêu nội dung tư tưởng của bài thơ “Nhớ rừng” (Thế Lữ)? Yêu cầu: Mượn lời con hổ ở vườn bách thú, Thế Lữ đã nói lên được một cách chính xác và sâu sắc tâm trạng u uất, khát vọng tự do của một lớp người lúc bấy giờ.Câu 2. Hãy giới thiệu những câu thơ, đoạn thơ viết về tình cảm yêu quê hương mà em biết?Anh đi anh nhớ quê nhà,Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương  (Ca dao)2. Quê hương tôi có con sông xanh biếcNước gương trong soi tóc những hàng tre  (“Nhớ con sông quê hương”, Tế Hanh)3. Quê hương mỗi người như mộtNhư là chỉ một mẹ thôi  (“Quê hương”, Đỗ Trung Quân) vvKIỂM TRA BÀI CŨ Tiết 77, văn bản:QUÊ HƯƠNG (Tế Hanh)1. Đọc – hiểu chú thích: ? Dựa vào phần chú thích * (SGK) và những hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu những nét chính về nhà thơ Tế Hanh?1.1. Tác giả Tế Hanh:- Tế Hanh ((1921- 2009) quê xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Ông thuộc lớp nhà thơ cuối của phong trào thơ Mới. Thơ ông thường mang nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương thắm thiết.- Năm 1996 ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.- Các tác phẩm chính: Nghẹn ngào (1939), Hoa niên (1945), Gửi miền Bắc (1955), Tiếng sóng (1960), Hai nửa yêu thương (1963), Khúc ca mới(1966),1.2. Tác phẩm “Quê hương”:? Bài thơ này được Tế Hanh viết trong hoàn cảnh nào?Bài thơ “Quê hương” được viết 1939, khi nhà thơ đang đi học ở Huế.1.3. Từ khó:? Giải nghĩa từ “tuấn mã”, “ghe”.Tiết 77, văn bản:QUÊ HƯƠNG (Tế Hanh)1. Đọc – hiểu chú thích:1.1. Tác giả Tế Hanh: 1.2. Tác phẩm “Quê hương”:1.3. Từ khó:2. Đọc – hiểu văn bản:? Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt và bố cục của bài thơ “Quê hương”?- Thể thơ: Thơ 8 chữ- Phương thức biểu đạt : Biểu cảm xen tự sự và miêu tả- Bố cục : 04 phầnLàng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồngDân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mãPhăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.Cánh buồm giương to như mảnh hồn làngRướn thân trắng bao la thâu góp gióNgày hôm sau, ồn ào trên bến đỗKhắp dân làng tấp nập đón ghe về.“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”,Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằmNghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớMàu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!Giới thiệu chung về làng quêCảnh ra khơi đánh cáCảnh đón thuyền trở vềNỗi nhớ quê hươngTiết 77, văn bản:QUÊ HƯƠNG (Tế Hanh)1. Đọc – hiểu chú thích:2. Đọc – hiểu văn bản: 3. Phân tích văn bản:3.1. Giới thiệu chung về làng quê:? Hai câu thơ mở đầu đã giới thiệu khái quát như thế nào về làng quê nhà thơ?Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.Nghề nghiệp của làng: chài lưới- Vị trí của làng: nước bao quanhLời thơ bình dị, chân chất: “vốn”, “cách biển nửa ngày sông”.Tiết 77, văn bản:QUÊ HƯƠNG (Tế Hanh)1. Đọc – hiểu chú thích:2. Đọc – hiểu văn bản: 3. Phân tích văn bản:3.1. Giới thiệu chung về làng quê:3.2. Cảnh ra khơi:Thảo luận nhóm: Cảnh ra khơi được vào thời điểm nào? Trong cảnh đó, các hình ảnh: dân trai tráng, con thuyền được miêu tả như thế nào? (chú ý các từ: hăng, phăng, vượt) Hãy nhận xét bút pháp miêu tả của nhà thơ?Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồngDân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mãPhăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.Cánh buồm giương to như mảnh hồn làngRướn thân trắng bao la thâu góp gió- Khung cảnh thiên nhiên: tươi đẹp, trong lành, thuận lợi cho chuyến ra khơi.- Các tính từ, động từ: “hăng”, “phăng”, “vượt” đã gợi tả được khí thế băng tới mạnh mẽ , hùng tráng của người dân chài.- Biện pháp tu từ so sánh (cánh buồm – mảnh hồn làng) làm cho hình ảnh cánh buồm hiện lên với vẻ đẹp lãng mạn bay bổng mang ý nghĩa lớn lao và thiêng liêng: biểu tượng cho linh hồn và sự sống làng chài.Cảnh thuyền đánh cá ra khơi3.3. Cảnh trở về:Thảo luận nhóm: Không khí ở bến được miêu tả như thế nào khi đoàn thuyền trở về? Vì sao câu thơ thứ 3 trong khổ thơ 3 lại được đặt trong ngoặc kép? Nhận xét cách miêu tả hình ảnh dân chài và con thuyền ở khổ thơ này có gì khác khổ thơ trước?Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗKhắp dân làng tấp nập đón ghe về.“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”,Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằmNghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.Không khí đông vui, rộn ràng, tấp nập.- Câu “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe.” là lời cảm tạ trời đất của dân chài trước chuyến đi biển an lành và thắng lợi.Người dân chài được miêu tả rất chân thực, rất độc đáo, phi thường và đã tạc nên hình ảnh rất riêng.Biện pháp nhân hoá vừa nói được sự thư giãn của con thuyền, vừa nói được sự yên lặng nơi bến đỗ. Hình ảnh con thuyền gắn liền với cuộc đời, số phận của người dân chài.? Như vậy, thông qua cảnh ra khơi và trở về, em cảm nhận được những điều gì về hình ảnh người dân chài và cuộc sống làng chài? - Người dân chài khỏe khoắn, đầy sức sống, hăng say lao động. Cuộc sống làng chài náo nhiệt ,đầy ắp niềm vui, gợi lên một cuộc sống bình yên, no ấm. Tiết 77, văn bản:QUÊ HƯƠNG (Tế Hanh)1. Đọc – hiểu chú thích:2. Đọc – hiểu văn bản: 3. Phân tích văn bản:3.1. Giới thiệu chung về làng quê:3.2. Cảnh ra khơi:3.3 Cảnh trở về:3.4 Nỗi nhớ quê hương:? Nhớ về làng quê, tác giả nhớ đến những gì? Tại sao ông lại “thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”? Qua đó nhận xét tình cảm quê hương của Tế Hanh.Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớMàu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!+ Nhớ về làng quê, tác giả nhớ đến: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, con thuyền ra khơi, mùi nồng mặn – mùi vị đặc trưng của làng chài -> Phép liệt kê đã thể hiện nỗi nhớ đa dạng, gắn liền với những gì gần gũi, thân thuộc.+ Thể hiện tình cảm tha thiết, gắn bó sâu nặng với quê hương. 1. Nghệ thuật: Kết hợp khéo léo giữa biểu cảm với tự sự và miêu tả; ngôn ngữ giản dị, hình ảnh thơ sáng tạo, nhịp điệu thơ nhẹ nhàng; sử dụng nhiều biện pháp tu từ, bút pháp tả thực kết hợp với bút pháp lãng mạn, 1. Nội dung: Cảnh làng chài hiện lên thật bình dị, vui tươi và đầy ấn tượng qua đó thể hiện tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng của tác giả.? Hãy cho biết những đặc sắc nghệ thuật và nội dung chính của bài thơ “Quê hương”?IV. CỦNG CỐ: THI GIẢI Ô CHỮ 123456789QUẢNGNGÃICHÀCÁNHBUỒMILƯỚICONTUẤNÃMHUẾNHỚLÀNDANGÀNGYSÔHOANINÊĐây là quê hương nhà thơ Tế Hanh.Tế Hanh đã ví cái gì như “mảnh hồn làng”?Quê nhà thơ Tế Hanh làm nghề gì?Đây là hình ảnh được so sánh với con thuyền lúc ra khơi.Bài thơ “Quê hương” được sáng tác khi tác giả đang ở đâu?Cảm xúc nào khiến Tế Hanh viết bài thơ này? Đây là chi tiết miêu tả làm nổi bật nét rất riêng của người dân chài.Đây là cánh tính thời gian đi lại ở quê hương Tế Hanh.Bài thơ “Quê hương” được trích từ tập thơ này.Ô CHỦ ĐỀ1. Học thuộc và nắm vững giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ “Quê hương” (Tế Hanh), làm phần Luyện tập (SGK)2. Tìm đọc một số bài thơ tiêu biểu viết về tình yêu quê hương.3. Chuẩn bị bài “Khi con tu hú” (Tố Hữu).V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 

File đính kèm:

  • pptQuê hương (Tế Hanh).ppt
Bài giảng liên quan