Bài giảng Ngữ văn Khối 8 - Tiết 85: Ngắm trăng (Hồ Chí Minh)
Người ngắm trăng qua song sắt nhà tù, trăng cũng lách qua song sắt để ngắm nhà thơ.
Trăng và người như đôi bạn tri kỷ, giao hoà, giao cảm. Song sắt đen tối của nhà tù ảm đạm như mờ đi để nhường chỗ cho đôi bạn tri kỷ.Bác đã có một cuộc vượt ngục về tinh thần.
Tiết 85: Văn bản: Ngắm trăng Đi đường - Hồ Chí Minh-- “Nhật ký trong tù”- một tập nhật ký bằng thơ chữ Hán gồm 133 bài thơ, phần lớn là thơ tứ tuyệtGiới thiệu chungII. Đọc hiểu văn bản1. Đọc, chú thích II. Đọc hiểu văn bản.1. Đọc, chú thích.2. Thể thơ. Bài tập trắc nghiệm:Hai bài thơ trên cùng thể loại với bài thơ nào sau đây?Quê hương ( Tế Hanh)Đập Đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh)Nhớ rừng (Thế Lữ).Tức cảnh Pác Bó (Hồ Chí Minh)Đáp án D: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật3. Phân tíchA. Văn bản Ngắm trăng (Vọng nguyệt)a.Hai câu đầu Ngục trung vô tửu diệc vô hoa Đối thử lương tiêu nại nhược hà?Dịch thơ: Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.3. Phân tích A.Văn bản Ngắm trăng (Vọng nguyệt)a.Hai câu đầu - Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác : trong tù, không rượu, không hoa - Điệp từ “không”, phép liệt kê=>Bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh đặc biệt: Thiếu thốn những điều kiện cần thiết cho một cuộc ngắm trăng.- “Nại nhược hà”( biết làm thế nào?)=>bối rối, băn khoăn, không biết làm thế nào trước thiên nhiên đẹp.- Bác yêu thiên nhiên đến say mê, có tâm hồn thi sĩ và phong thái ung dung, tự tạib,Hai câu cuối. “Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt. Nguyệt tòng song khích khán thi gia”Dịch thơ: Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ. Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơNghệ thuật đối, phép nhân hoá=>Trăng như một con người có tâm hồn, trăng và người như một đôi bạn tri kỷ.- Người ngắm trăng qua song sắt nhà tù, trăng cũng lách qua song sắt để ngắm nhà thơ.- Trăng và người như đôi bạn tri kỷ, giao hoà, giao cảm. Song sắt đen tối của nhà tù ảm đạm như mờ đi để nhường chỗ cho đôi bạn tri kỷ.Bác đã có một cuộc vượt ngục về tinh thần. Câu hỏi thảo luận nhóm: Có các ý kiến sau: 1,“Bài thơ có sự kết hợp hài hoà giữa tính cổ điển và hiện đại”.2, “Nhân vật trữ tình trong bài thơ vừa là một thi sĩ, vừa là một chiến sĩ”. Em hãy làm rõ các ý kiến trên?Tổng kết (ghi nhớ):Ngắm trăng là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm.B.Văn bản " Đi đường".a, Câu khai: Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan Dịch thơ: Đi đường mới biết gian lao-Với giọng điệu tự nhiên, câu thơ như một kết luận rút ra từ sự từng trải về nỗi gian lao của người đi đườngb, Câu thừa: Trùng san chi ngoại hựu trùng san Dịch thơ: Núi cao rồi lại núi cao trập trùng- Điệp ngữ "núi cao".=> Gợi hình gợi cảm, giúp ta hình dung những dãy núi cao trập trùng, hết lớp núi này đến lớp núi khác.c,Câu chuyển: Trùng san đăng đáo cao phong hậu Dịch thơ: Núi cao lên đến tận cùng- Điệp ngữ vòng "trùng san".- Người đi đường đã lên tới vị trí cao nhất.- Câu thơ mở ra một tầm cao mới, một vị thế mới của người đi đường và khép lại một chặng đường gian khó.d, Câu hợp: Vạn lí dư đồ cố miện gian Dịch thơ: Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.- Trên đỉnh núi cao nhất, người đi đường có thể ngắm nhìn trời đất bao la.- Con đường núi mang ý nghĩa tượng trưng cho đường đời, đường cách mạng: có khó khăn gian khổ nhưng nếu quyết tâm sẽ vượt lên và giành chiến thắng vẻ vang. Câu hỏi thảo luận: Có ý kiến cho rằng: "Đi đường" không thuộc loại thơ tức cảnh hoặc tự sự tuy ở bề mặt là miêu tả và tự sự mà chủ yếu thiên về suy nghĩ, triết lí. Em có đồng ý không, vì sao? Tổng kết-ghi nhớ: "Đi đường" là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc; từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lý đường đời: vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
File đính kèm:
- Tiet_85_Ngam_trang_Van_8.ppt