Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Chí Phèo (Nam Cao) - Nhân vật Chí Phèo

• a.Lai lịch, bản chất

- Khi còn nhỏ: Chí Phèo là đứa trẻ bị bỏ rơi, không gia đình, không cha mẹ, không nhà của, tứ cố vô thân.

- Lớn lên Chí Phèo là một thanh niên:

+Hiền lành lương thiện “Hắn hiền như đất”

+Có ước mơ bình dị “ một gia đình nho nhỏ ”

+Có ý thức nhân phẩm “ bị một con đàn bà gọi đến bóp chân, hắn thấy nhục hơn là thích”

Chí Phèo là một nông dân khoẻ mạnh, hiền lành, một tâm hồn trong sáng, lương thiện và có ý thức về cuộc sống.

 

ppt9 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Chí Phèo (Nam Cao) - Nhân vật Chí Phèo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 3.Nhân vật Chí Phèoa.Lai lịch, bản chấtKhi còn nhỏ: Chí Phèo là đứa trẻ bị bỏ rơi, không gia đình, không cha mẹ, không nhà của, tứ cố vô thân.Lớn lên Chí Phèo là một thanh niên:+Hiền lành lương thiện “Hắn hiền như đất”+Có ước mơ bình dị “ một gia đình nho nhỏ”+Có ý thức nhân phẩm “ bị một con đàn bà gọi đến bóp chân, hắn thấy nhục hơn là thích”Chí Phèo là một nông dân khoẻ mạnh, hiền lành, một tâm hồn trong sáng, lương thiện và có ý thức về cuộc sống.b.Qúa trình tha hoá -Nguyên nhân:+Trực tiếp:Chỉ vì ghen tuông vu vơ, bá Kiến đã nhẫn tâm đẩy CP vào tù+Gián tiếp:Nhà tù thực dân đã tiếp tay cho tên cường hào - Biểu hiện:+Nhân hình: “Trông gớm chết”, “cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai con mắt gườm gườm”+Ngôn ngữ:Chửi là công cụ để CP giao tiếp với đời+Tâm lý: U mê tăm tối, chìm đắm trong những cơn say+Hành động:Rạch mặt ăn vạ, trở thành tay sai cho bá Kiến, gây tai hoạ cho những người nông dân lương thiện khác.CP là sản phẩm của chế độ nhà tù đen tối, của sự áp bức tàn khốc, là hiện tượng người nông dân lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh, bị tàn phá về nhân hình, huỷ diệt về nhân tính.CP sống tăm tối như thú vật, xa lạ với mọi người, với xã hội loài người.c.Qúa trình thức tỉnh-Gặp Thị Nở như một bước ngoặt trong cuộc đời CP, có vai trò quan trọng làm thức tỉnh phần người bấy lâu bị lãng quên.-Sự thay đổi về tâm lý:+Chí thấy lòng “bâng khuâng”, “mơ hồ buồn”+Lần đầu tiên sau bao nhiêu năm, CP bắt đầu biết lắng nghe và cảm nhận âm thanh của cuộc sống bình dị: Tiếng chim hót, tiếng cười nói+CP nhìn lại cuộc đời mình trong qua khứ, hiện tại và tương lai+Hắn thấy già mà vẫn cô độc, đối với CP cô độc “còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”+Chí ước mơ đến một cuộc sống lương thiện “Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hoà với mọi người biết bao!”CP vốn là một nông dân lương thiện, có bản tính tốt đẹp.Xã hội tàn ác dẫu có ra sức huỷ diệt bản tính ấy, nhưng nó vẫn âm thầm sống trong đáy sâu tâm hồn CP.Khi gặp Thị Nở và cảm nhận được tình yêu mộc mạc, chân thành của thị, bản chất ấy có cơ hội hồi sinh và nó đã hồi sinh.Từ đây, CP sống đúng với con người thật của mình.CP mong nhờ Thị Nở mà hoà nhập với mọi người, chấm dứt đoạn đời thú vật để sống đúng với kiếp người- Khi bị Thị Nở khước từ:+Tâm trạng:Tuyệt vọng, đau đớn, rơi vào bi kịch+Hành động:Uống rượu nhưng “càng uống lại càng tỉnh ra”, “hắn ôm mặt khóc rưng rức.Rồi lại uống” ý thức rõ về nỗi đau thân phận và càng thấm thía hơn tội ác của kẻ đã cướp đ của mình cả bộ mặt và linh hồn con người.+Hành động dữ dội bất ngờ: Chí xách dao đến nhà Bá Kiến, đanh thép kết tội và đòi “làm người lương thiện”, Chí đâm chết kẻ thù và kết liễu đời mình.Cái chết của CP là một tất yếu. Việc CP tự sát cũng không phải là hành động mù quáng do hơi men mang đến.Đối với CP, niềm khao khát được sống lương thiện còn cao hơn cả tính mạng.Cái chết của CP có ý nghĩa tố cáo mạnh mẽ cái xã hội thực dân nửa phong kiến không những đẩy người nông dân lương thiện vào con đường bần cùng hoá, lưu manh hoá mà còn đẩy họ vào chỗ chết.Cảm quan hiện thực sâu sắc của nhà văn Nam Cao:Tình trạng xung đột giai cấp gay gắt ở nông thôn, và nó chỉ được giải quyết bằng những biện pháp quyết liệt.4. Đặc sắc nghệ thuậtNghệ thuật xây dựng nhân vật:CP và BK Kết cấu mới mẻCốt truyện hấp dẫn, tình tiết đầy kịch tính và luôn biến hoá.Ngôn ngữ sống động, vừa điêu luyện, nghệ thuật vừa rất gần với lời ăn tiếng nói trong đời sống.Giọng điệu phong phú và biến hoá, có sự đan xen lẫn nhau.Cách trần thuật linh hoạt. III.Chủ đề Nam cao tố cáo mạnh mẽ xã hội thực dân nửa phông kiến tàn bạo đã cướp đi của người nông dân lương thiện cả nhân hình lẫn nhân tính. Đồng thời nhà văn cũng trân trọng phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của họ.

File đính kèm:

  • pptgiao an chi pheo chen phim-van.pptphan 2.ppt