Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao.
Huấn Cao là người có vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ.
Huấn Cao là người có khí phách hiên ngang,bất khuất.
Vẻ đẹp thiên lương.
Huấn Cao là hình tượng nghệ thuật đạt tới sự hoàn mĩ. Đó là sự kết tinh hội tụ đày đủ những phẩm chất cơ bản của một nhân cách đẹp: tài năng, khí phách, thiên lương (nhân - trí - dũng). Ấy là quan niệm thẩm mĩ đầy tính nhân văn
Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)1910 - 1987I.Tìm hiểu chung. 1.Cuộc đời. 2.Sự nghiệp sáng tác.Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)II. Đọc hiểu văn bản.1.Tình huống truyện của tác phẩm “Chữ người tử tù’’. 2.Nhân vật Viên quản ngục.3.Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao.+ Tài hoa, nghệ sĩ+ Khí phách hiên ngang+ Nhân cách trong sáng, cao cả (vẻ đẹp thiên lương)Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)II. Đọc hiểu văn bản.3.Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao.a) Huấn Cao là người có vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ.Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)- Tài viết chữ đẹpII. Đọc hiểu văn bản.3.Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Caoa) Huấn Cao là người có vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩChữ người tử tù (Nguyễn Tuân) Tài viết chữ đẹp: + Thể hiện trực tiếp: “viết rất nhanh và rất đẹp”chữ ông “vuông lắm’’. Nó nức tiếng khắp vùng tỉnh Sơn. + Thể hiện gián tiếp: qua niềm cảm phục của ngục quan. Hắn nói: Từ khi ”biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền, từ những ngày nào, cái sở nguyện của viên quan coi ngục này là có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết” => Chữ Huấn Cao đã trở thành “sở nguyện” một đời của hắn. Với ngục quan chữ Huấn Cao là “một vật báu trên đời” cho nên nếu ”không kịp xin mấy chữ, thì ân hận suốt đời” => Tài viết chữ đẹp đã đạt tới mức siêu việt. + Thậm chí viên quản ngục đã sẵn sàng chịu chết chém để có được chữ Huấn Cao=> Cái đẹp đã được đẩy tới mức hoàn mĩ, nó có sức hấp dẫn lớn lao, chinh phục cả cuộc sống con người. Cái đẹp luôn gắn với những gì thiêng liêng trong thế giới tâm hồn của mỗi con người. Trước cái đẹp con người trở nên cao thượng hơn. Chữ Huấn Cao hay chính là nhân cách cao khiết phi thường của ông. II. Đọc hiểu văn bản.3.Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Caoa) Huấn Cao là người có vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩChữ người tử tù (Nguyễn Tuân)II. Đọc hiểu văn bản.3.Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao.a) Huấn Cao là người có vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ.Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)b) Huấn Cao là người có khí phách hiên ngang,bất khuất.- Là thủ xướng chống lại triều đình => Đó là khí phách ngang tàng của một “anh hùng cái thế” -một kẻ “đại nghịch”.- Có tài bẻ khoá vượt ngục => văn võ song toàn, con người đầy dũng khí.- Vào nhà lao ông vẫn giữ được cái thế hiên ngang ấy.Thể hiện qua thái độ không qụy lụy trước cường quyền, tù ngục: + Bất chấp những lời giễu cợt, đe dọa của bọn lính ngục, Huấn Cao cùng các bạn đồng chí ‘’khom mình thúc mạnh đầu thang gông”. + Ông coi thường đòn roi và cái chết: ”Đến cái cảnh chết chém ông còn chẳng sợ nữa là những trò tiểu nhân thị oai này”. +Ông sẵn sàng từ bỏ mọi đặc ân,không một chút nao lòng khi viên quản ngục có ý nương nhẹ. Ông tỏ ra “khinh bạc đến điều” nói những lời ngạo nghễ, bướng bỉnh để giữ vững nhân cách của mình ’’ngươi hỏi ta muốn gì, ta chỉ muốn có một điều là ngươi đừng đặt chân vào đây”.=> Huấn Cao sẵn sàng nhận cái chết với phong thái và tâm hồn của một người nghệ sĩ tài hoa. Ông giám vượt lên cuộc sống tối tăm nham hiểm của chốn ngục tù để bảo vệ dũng khí hiên ngang bất khuất vẫn đang ngời sáng của mình.II. Đọc hiểu văn bản.3.Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao.a) Huấn Cao là người có vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ.Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)b) Huấn Cao là người có khí phách hiên ngang, bất khuất.II. Đọc hiểu văn bản.3.Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao.a) Huấn Cao là người có vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ.Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)b) Huấn Cao là người có khí phách hiên ngang,bất khuất.c)Vẻ đẹp thiên lương.- Huấn Cao trước sau vẫn giữ trọn trong mình tâm hồn và phẩm chất cao đẹp: +Trước đó vì nghĩa lớn, vì lí tưởng, vì cái tâm => đẩy vào chốn ngục tù. + Bây giờ vào tù => vẻ đẹp thiên lương vẫn được toả sáng. Nó thể hiện ở thái độ tôn trọng trước một nhân cách đẹp (viên quản ngục), trước một người nghệ sĩ có sở nguyện trong sáng. Ông sẵn sàng cho chữ, sẵn sàng chia sẻ những lời chân thành với viên quản ngục trước khi lên đài máy chém. Đó là sự ứng xử của một nhân cách đáng trọng - Vẻ đẹp thiên lương của Huấn Cao càng chói sáng và rực rỡ qua hành động cho chữ viên quản ngục.Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)c) Vẻ đẹp thiên lương.► Cảnh cho chữ “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”- Cảnh cho chữ diễn ra ở chỗ thật bất ngờ: + Thời gian: đêm khuya + Không gian: Trong ngục tù: - buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện => Cảnh im lăng đến rùng rợn, tù túng, nhơ nhuốc, bẩn thỉu, + Trong không khí khói toả như đám cháy nhà. + Con người: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)c) Vẻ đẹp thiên lương.► Cảnh cho chữ “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”- Cảnh cho chữ diễn ra ở chỗ thật bất ngờ: + Thời gian: đêm khuya + Không gian: Trong ngục tù: - buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện => Cảnh im lăng đến rùng rợn, tù túng, nhơ nhuốc, bẩn thỉu, + Trong không khí khói toả như đám cháy nhà. + Con người: • Người cho chữ: Huấn Cao - người tử tù, thân thể mất tự do: cổ đeo gông, chân vướng xiềng => người chủ, hiên ngang, ung dung, đường hoàng => phong cách nghệ sĩ • Người xin chữ: Quản ngục - người coi tù, tự do nhân thân, có quyền => khúm núm=> Cái đẹp có thể làm thay đổi vị thế con người, nâng cao nhân cách con người. Cái đẹp có sức mạnh to lớn làm thay đổi hoàn cảnh, thay đổi trật tự thế giới nhà lao. • Huấn Cao tính vốn khoảnh ’’ta nhất sinh...bao giờ”, mà lại cho chữ quản ngục một cách say mê, ông như dồn tất cả tâm huyết vào những nét chữ ấy. Đó là tấm lòng biết trân trọng những tấm lòng trong thiên hạ’’thiếu chút nữa... hạ”Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)II. Đọc hiểu văn bản.3.Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao.a) Huấn Cao là người có vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ.b) Huấn Cao là người có khí phách hiên ngang,bất khuất.c)Vẻ đẹp thiên lương.- Bút pháp lãng mạn của Nguyễn Tuân đã phát huy cao độ qua thủ pháp tương phản đối lập. Ấy là sự tương phản giữa ánh sáng đỏ rực của bó đuốc vối cái tối tăm của chốn ngục tù => để khẳng định sự chiến thắng của ánh sáng, của cái đẹp, cái cao thượng, của lương tri, thiên lương đối vối sự bạo tàn, cái phàm tục, nhơ bẩn=> Cái đẹp thực sự được toả sáng, khai sinh, thăng hoa. Cái đẹp có thể nảy sinh ngay trên mảnh đất chết => cái đẹp luôn bất tử. Tuy nhiên cái đẹp không bao giờ tồn tại cùng cái xấu, cái ác. Vì vậy muốn cảm nhận, thưởng thức cái đẹp phải từ một tấm lòng trong sáng (có thiên lương). Cho nên phải “giữ thiên lương cho lành vững”, ”rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ”.Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)II. Đọc hiểu văn bản.3.Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao.a) Huấn Cao là người có vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ.b) Huấn Cao là người có khí phách hiên ngang,bất khuất.c)Vẻ đẹp thiên lương.-Chi tiết “ba cái đầu ... lần hồ” => Ấy là sự gặp gỡ của những tấm lòng trong thiên hạ => Cái đẹp làm cho con người xích lại gần nhau. Vì thế ba con người Huấn Cao - Quản ngục - thơ lại như ba đốm sáng lạc lõng, lẻ loi giữa đêm tối bao la của chốn ngục tù đã tìm đến với nhau để tạo thành ngọn lửa rực rỡ luôn ngự trị toả sáng thiên lương. Từ chỗ nơi xưa đây chỉ có hôi hám, nhơ bẩn bỗng trở thành điểm sáng tạo nghệ thuật.=> Cái đẹp có sức mạnh cảm hoá con người, cứu vớt con người, nó hướng thiện cho những gì được coi là biểu tượng của tội ácChữ người tử tù (Nguyễn Tuân)II. Đọc hiểu văn bản.3.Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao.a) Huấn Cao là người có vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ.b) Huấn Cao là người có khí phách hiên ngang,bất khuất.c)Vẻ đẹp thiên lương.=> Huấn Cao là hình tượng nghệ thuật đạt tới sự hoàn mĩ. Đó là sự kết tinh hội tụ đày đủ những phẩm chất cơ bản của một nhân cách đẹp: tài năng, khí phách, thiên lương (nhân - trí - dũng). Ấy là quan niệm thẩm mĩ đầy tính nhân vănI.Tìm hiểu chung.Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)II. Đọc hiểu văn bản.1.Tình huống truyện của tác phẩm “Chữ người tử tù’’. 2.Nhân vật Viên quản ngục.3.Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao.4. Nghệ thuật.- Các nhân vật được miêu tả trong những khoảnh khắc đặc biệt. Nhân vật giàu tính cách: rất ngang tàng nhưng có tài và có tâm trong sáng => Biểu tượng cho cái đẹp hoàn mĩ.- Bút pháp lãng mạn được phát huy cao độ. Cảnh cho chữ được viết theo lối tương phản nhuẩn nhuyễn mà gay gắt làm nổi bật sự đối lập giữa bóng tối và ánh sáng, cái thiện và cái ác, cái cao cả và thấp hèn.- Tình huống truyện độc đáo: Cái đẹp được sáng tạo trong ngục tù.- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, góc cạnh; lời văn có nhịp điệu riêng, giàu sức truyền cảm.Bài tập:1. Câu hỏi trắc nghiệm: qua lời khuyên của Huấn Cao dành cho viên quản ngục, nhà văn muốn nói điều gì?A.Con người không nên làm nghề coi ngụcB.Cái đẹp có thể chiến thắng tất cảC.Cái đẹp phải gắn với thiên lươngD.Sự tàn ác sẽ giết chết tình yêu cái đẹpC.Cái đẹp phải gắn với thiên lương2. Câu hỏi về nhà: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao ?• Xin chân thành cảm ơn!• Chúc các thầy cô và các em thành công!
File đính kèm:
- Trinh_chieu_cho_bai_giang_Chu_nguoi_tu_tu.ppt