Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) - Nguyễn Thị Thanh Minh

I. TÌM HIỂU CHUNG:

1. TÁC GIẢ

Nguyễn Tuân (1910-1987), sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn.

 Quê ở làng Nhân Mọc, phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.

 Năm 1945, Nguyễn Tuân đến với cách mạng và dùng ngòi bút phục vụ hai cuộc kháng chiến của dân tộc.

 Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp; là cây bút có phong cách nghệ thuật độc đáo, sở trường về thể loại tùy bút

ppt24 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) - Nguyễn Thị Thanh Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
TRƯỜNG THPT PHONG ĐIỀN--------------------CHÀO MỪNG QUÍ THẦY CÔ GIÁO VỀ THAM DỰ TIẾT HỌC !GV: NGUYỄN THỊ THANH MINHTIẾT 41,42:CHỮ NGƯỜI TỬ TÙĐỌC VĂN(NGUYỄN TUÂN)I. TÌM HIỂU CHUNG:1. TÁC GIẢ Nguyễn Tuân (1910-1987), sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. Quê ở làng Nhân Mọc, phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội. Năm 1945, Nguyễn Tuân đến với cách mạng và dùng ngòi bút phục vụ hai cuộc kháng chiến của dân tộc. Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp; là cây bút có phong cách nghệ thuật độc đáo, sở trường về thể loại tùy bút.I. TÌM HIỂU CHUNG:2. TÁC PHẨM“Chữ người tử tù ban đầu có tên là “Dòng chữ cuối cùng”, được trích trong tập “Vang bóng một thời”, xuất bản năm 1940, gồm 11 truyện ngắn viết về “một thời đã qua nay chỉ còn vang bóng”. Nhân vật chính là những nho sĩ cuối mùa, quyết giữ lấy “thiên lương” và “sự trong sạch của tâm hồn”. Mỗi truyện đi vào một cái tài, một thú chơi tao nhã, phong lưu: chơi chữ, thưởng thức chén trà buổi sớm, sưu tầm đồ cổ, làm một chiếc đèn trung thu... I. TÌM HIỂU CHUNG:2. TÁC PHẨMII. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:1. Tình huống truyện: cuộc gặp gỡ của hai con người khác thườngViên quản ngục: kẻ đại diện cho bạo lực tăm tối nhưng lại rất khao khát ánh sáng của chữ nghĩa với Huấn Cao.Huấn Cao: người tử tù có tài viết chữ đẹp nổi tiếng, có thiên lương và phẩm chất cao đẹp.II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:2. Nhân vật Huấn Cao Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp.“Người khắp vùng tỉnh Sơn khen Huấn Cao có tài viết chữ rất nhanh rất đẹp”.“Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”, “có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật trên đời”.“Nét chữ vuông tươi tắn nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người”. Sự nhẫn nại, quyết tâm và lòng dũng cảm của ngục quan: bất chấp sự an nguy của bản thân để biệt đãi Huấn Cao.a. Vẻ đẹp tài hoa:II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:2. Nhân vật Huấn CaoII. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:2. Nhân vật Huấn Cao“Không vì vàng ngọc hay quyền thế mà phải ép mình viết câu đối”.Chỉ mới cho chữ ba người bạn thân.Huấn Cao là người có tâm hồn trong sáng, cao đẹp, trọng nghĩa khinh lợi, trân trọng cái tài và yêu quý cái đẹp.b. Vẻ đẹp thiên lương:Cảm tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” và “sở thích cao quý” mà cho chữ viên quản ngục.II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:2. Nhân vật Huấn Caoc. Vẻ đẹp khí pháchHành động “rỗ gông”, “không thèm chấp” những lời dọa dẫm của tên lính áp giảiChống lại triều đình bất côngPhong thái tự do ung dung, coi cái chết nhẹ tựa lông hồngThái độ khinh bạc, xem thường quyền lựcThái độ của viên ngục quan: “lễ phép”, cúi lạy “xin lĩnh ý”Là người chọc trời khuấy nước, trên đầu chẳng biết có aiHuấn Cao là một trang anh hùng dũng liệt, có khí phách hiên ngang, bất khuất.II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:2. Nhân vật Huấn CaoQuan niệm thẩm mỹ của nhà văn: Cái đẹp, cái thiện không thể tách rời nhau. “Bản thân của cái đẹp chính là đạo đức”.Một nhân cách cao đẹp bao giờ cũng là sự thống nhất giữa cái tâm và cái tài.Tình cảm yêu nước thầm kín của nhà văn: tình cảm yêu mến, trân trọng đối với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:3. Nhân vật viên quản ngụcCó tâm hồn nghệ sĩ, say mê và quý trọng cái đẹpThú chơi chữ“Sở nguyện cao quý” là được treo ở nhà một câu đối do Huấn Cao viết Biết cảm phục người tài, trọng cái đẹp.Thái độ cung kính với Huấn CaoBất chấp nguy hiểm để “biệt nhỡn liên tài”II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:2. Nhân vật viên quản ngụcKhiến Huấn Cao cảm kích, coi là “Một tấm lòng trong thiên hạ”Viên ngục quan là “Một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:2. Nhân vật viên quản ngụcQuan niêm nghệ thuật của nhà văn: Trong mỗi con người đều có một người nghệ sĩ, đều ẩn chứa tâm hồn yêu cái đẹp, cái tài.Có khi, có lúc cái đẹp tồn tại ngay trong môi trường của cái ác, cái xấu và có sức mạnh bền bỉ: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:3. Cảnh cho chữ:II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:3. Cảnh cho chữ:Cảnh tượng xưa nay chưa từng có:“Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”.“Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang tô đậm nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh vánViên quản ngục lại khúm núm cất những đồng tiền kẽmVà cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực”.II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:3. Cảnh cho chữ:Nghệ thuật tả cảnh, tả người:Sự đối lập: giữa ánh sáng và bóng tối; cái hỗn độn, nhơ bẩn của nhà lao với cái thanh khiết, cao cả của nền lụa trắng và nét chữ đẹp đẽ; giữa phong thái ung dung của người tù và của vẻ khúm núm, ngưỡng mộ của quan coi ngục.Tô đậm và khẳng định sự vươn lên thắng thế của ánh sáng đối với bóng tối, cái đẹp đối với cái xấu xa, nhơ bẩn, cái thiện đối với cái ác.II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:3. Cảnh cho chữ:“Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi, chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con ngườiTôi bảo thực đấy, thầy quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi”. Lời khuyên của Huấn Cao với viên quản ngục: Ý nghĩa : - Cái đẹp có thể sản sinh từ đất chết, nơi tội ác ngự trị, nhưng không thể sống chung với tội ác. - Con người muốn thưởng thức cái đẹp thì phải giữ vững "thiên lương".II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:3. Cảnh cho chữ: Hành động bái lĩnh của viên ngục quan:“Ngục quan cảm động, vái người tù một cái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.Cái đẹp, cái thiện có sức mạnh cảm hóa con người: Dù trong hoàn cảnh nào, con người vẫn luôn khát khao vươn tới giá trị Chân- Thiện- Mĩ.III. TỔNG KẾT:1.Giá trị nghệ thuật: Nghệ thuật viết truyện vừa cổ kính (ngôn ngữ, cách đối thoại...) vừa hiện đại (khắc họa tính cách nhân vật, miêu tả tâm trạng, phân tích tâm lý nhân vật sâu sắc). Tạo những tình huống xung đột đầy kịch tính Kết hợp nhuần nhuyễn thủ pháp lãng mạn (lý tưởng hóa, phóng đại, miêu tả đối lập...) và bút pháp hiện thực (miêu tả cụ thể, chính xác, giàu chất tạo hình)III. TỔNG KẾT:2.Giá trị nội dung Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục, Nguyễn Tuân đã đề cao sự khí phách, tài hoa; đồng thời khẳng định: cái đẹp của thiên lương có một sức mạnh kỳ diệu, có sức sống bất diệt, sự cảm hóa vô biên!IV. LUYỆN TẬP: Bài tập 1: Có người cho rằng, Nguyễn Tuân là nhà văn của quan điểm duy mỹ, chỉ trọng cái đẹp của hình thức mà không cần đến nội dung, luôn đặt nghệ thuật lên trên mọi cái thiện, ác ở đời (Nghệ thuật vị nghệ thuật). Em có nhận xét gì về ý kiến trên? Trả lời: Ý kiến trên không đúng. Trong "Chữ người tử tù", nhà văn rất coi trọng sự hài hòa giữa "tâm" và "tài", "thiện" và "mỹ" (trái ngược với ý kiến trên).IV. LUYỆN TẬP:Bài tập 2: Trong bản in đầu tiên (Tạp chí Tao đàn, ngày 1-3-1939 ở đoạn kết có thêm những câu sau đây: “Viên quản ngục nhìn mặt chữ khô lần lần. Y sung sướng vì được dòng chữ quý. Y tự nhủ: Tất cả nghề nghiệp ta và có lẽ cả đời ta nữa, lãi chỉ ở chỗ xin được chút kỷ niệm này. Nhưng một tình buồn mênh mông đã lẻn vào lòng sung sướng của quản ngụcÍt hôm nữapháp trường trong kinh” Đến lúc in thành sách (Vang bóng một thời), tác giả bỏ đi. Việc cắt bỏ đoạn văn này là đúng hay không nên? Vì sao? Trả lời: Nếu để đoạn văn này, niềm vui của viên quản ngục quả là tầm thường, ích kỷ, vẻ đẹp của nhân vật sẽ bị giảm đi nhiều ( không nhất quán với vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật như đã phân tích ở trên).TIẾT HỌC KẾT THÚC TẠI ĐÂY!CHÚC QUÝ THẦY CÔ GIÁO CÙNG CÁC EM SỨC KHỎE!

File đính kèm:

  • pptChu_nguoi_tu_tu.ppt