Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) - Phạm Thị Mỹ Dung

I/ Giới thiệu:

1/ Tác giả:

Tên khai sinh: Nguyễn Trọng Trí

Các bút danh: Phong Trần, Lệ Thanh

Sinh trưởng trong gia đình viên chức nghèo theo đạo Thiên Chúa

Cuộc sống khá vất vả, phải thay đổi chỗ ở, chỗ học và công việc nhiều.

Làm thơ sớm và có năng lực sáng tạo mạnh mẽ nhất trong các nhà thơ mới

Tác phẩm chính:

• Gái quê ( 1936)

• Thơ điên ( 1938)

• Duyên kì ngộ ( kịch thơ_1939)

 

ppt21 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) - Phạm Thị Mỹ Dung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
NGỮ VĂN 11GV: PHẠM THỊ MỸ DUNGĐÂY THÔN VĨ DẠTác giả: Hàn Mặc TửI/ Giới thiệu:1/ Tác giả:HÀN MẶC TỬ( 1912 _ 1940 )Làng Lệ Mĩ _ Huyện Phương Lộc, Tỉnh Đồng Hới_ Tên khai sinh: Nguyễn Trọng Trí _ Các bút danh: Phong Trần, Lệ Thanh  _ Sinh trưởng trong gia đình viên chức nghèo theo đạo Thiên Chúa _ Cuộc sống khá vất vả, phải thay đổi chỗ ở, chỗ học và công việc nhiều._ Làm thơ sớm và có năng lực sáng tạo mạnh mẽ nhất trong các nhà thơ mới _ Tác phẩm chính: Gái quê ( 1936) Thơ điên ( 1938) Duyên kì ngộ ( kịch thơ_1939) ĐỒNG HỚI ( QUÃNG BÌNH)ĐỒNG HỚI- QUẢNG BÌNH_ Hồn thơ Hàn Mặc Tử mãnh liệt luôn quằn quại, đau đớn, dường như có một vật lộn và giằng xé dữ dội giữa linh hồn và xác thịt _ Thế giới nghệ thuật của Hàn Mặc Tử bao gồm 2 mảng: + Một là những bài thơ hồn nhiên trong trẻo với những hình ảnh sáng đẹp + Hai là những bài thơ điên loạn ma quái với hai hình tượng chính là hồn và trăng.Tập thơHàn MặcTử2) Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời :_ Sáng tác năm 1938 in trong tập Thơ Điên_ Gợi cảm hứng từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với cô gái xứ Huế ( Hoàng Thị Kim Cúc)HUẾHÌNH ẢNH VỀ HUẾII/ Đọc và hiểu văn bản:1/ Khổ 1: Thôn Vĩ lúc bình minhSao anh không về chơi thôn Vĩ?Nhìn nắng hàng cau nắng mới lênVườn ai mướt quá xanh như ngọcLá trúc che ngang mặt chữ điền._ Câu thơ mở đầu: “ Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” là câu hỏi nhưng gợi cảm giác như là lời trách nhẹ nhàng, cũng là lời mời gọi tha thiết ( của cô gái_ hay cũng là của nhà thơ tự trách, tự hỏi mình, là ao ước thầm kín)_ Thôn Vĩ lúc bình minh: Hàng cau thẳng tắp vươn mình đón ánh “ nắng mới lên”1 thứ ánh nắng tươi rói trong trẻo. Vườn cau xanh tươi mơn mởn đấy sức sống : từ “ mướt quá” -> Mang sắc thái ngợi ca kết hợp với cách so sánh “xanh như ngọc” -> gợi hình ảnh những lá cây xanh mướt mượt mà được ánh nắng chiếu rọi lên lấp lánh . Con người xuất hiện kín đáo, thấp thoáng sau những chiếc lá trúc với khuôn mặt chữ điền hiền lành phúc hậu Cảnh thật đẹp, sống động, con người thất duyên dáng đáng yêuVỀ THĂM THÔN VĨ DẠ SƠNG HƯƠNG2/ Khổ 2: Thôn Vĩ đêm trăngGió theo lối gió, mây đường mâyDòng nước buồn thiu hoa bắp layThuyền ai đậu bến sông trăng đóCó chở trăng về kịp tối nay?_ Dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình là hình ảnh tiêu biểu của xứ Huế và nhất là vào những đêm trăng_ Gió_ mây -> chia đường đôi ngả_ Dòng nước”buồn thiu” -> lặng lẽ lững lờ trôi _ Hình ảnh “hoa bắp lay” -> gợi nổi buồn hiu hắt_ Hình ảnh con thuyền đậu bến sông trăng ->, thật thi vị huyền ảo_ Trăng -> biểu tượng đẹp của thiên nhiên, là người yêu trong mộng của nhà thơ. HMT rất yêu trăng và trăng trở thành người bạn thân thiết_ “ Có chở trăng về kịp tối nay?” -> Một niềm khao khát mong mỏi tha thiết.Từ “ kịp” có một chút gì khắc khoải xót xa; “tối nay” chứ không phải là một tối nào khác. Dường như nhà thơ đã dự cảm về thời gian còn lại quá ít của đời mình. Khổ thơ tả thực vẻ êm đềm, nhịp điệu khoan thai của xứ Huế và ẩn chứa trong thơ là một nổi buồn, bâng khuâng man mác.3/ Khổ 3: Người xưa nơi thôn VĩThi nhân đối diện lòng mình, mơ về một bóng giai nhân tưởng chỉ như một ảo ảnhMơ khách đường xa, khách đường xaAùo em trắng quá nhìn không raƠû đây sương khói mờ nhân ảnhAi biết tình ai có đậm đà?_ Từ “mơ” kết hợp hai lần “khách đường xa” bộc lộ nỗi khắc khoải gần như tuyệt vọng. Bóng người xưa vừa hiện ra đã chợt biến thành hư ảo._ Màu áo trắng quá là biểu tượng của sự tinh khiết trong trắng. “Nhìn không ra” -> cách nói để cực tả sắc trắng. ( màu sắc trong tâm tưởng của tác giả) _ Aùo trắng hòa trong sương khói làm tăng vẻ hư ảo mộng mơ._ Hình ảnh em hiện ra thật đẹp, như một thiên thần nhưng quá đỗåi xa vời, xa cách với anh. Mối tình của anh và “khách đường xa” mong manh quá bởi chưa một lời ước hẹn._ 2 câu cuối -> bộc lô nỗåi băn khoăn, trăn trở cho một mối tình đơn phương vô vọng. “Ai biết tình ai có đậm đà?” -> câu hỏi như một tiếng kêu đau đớn tuyệt vọngĐại từ ai -> sử dụng độc đáo tài tình . Câu thơ là câu trả lời cho câu hỏi ban đầu 1 nỗi cô đơn trống vắng của một tâm hồn tha thiết yêu thương con người và cuộc đời.III/ Tổng kết:_ Bài thơ có sự hòa điệu giữa bút pháp tả thực, tượng trưng, lãng mạn, trữ tình._ Bài thơ giúp ta cảm nhân vẻ đẹp của xứ Huế và con người xứ Huế._ Đây thôn Vĩ Dạ trước hết là bài thơ về tình yêu, xuyên qua sương khói hư ảo của tình yêu mơ mộng là một tình quê, tình yêu tha thiết, đằm thắm với quê hương đất nước.QUY NHƠNQUY NHƠNQUY NHƠNQUY NHƠNQUY NHƠNQUY NHƠNNƠIỞ HÀNMẶCTỬMộ Hàn Mặc TửQUẢNG BÌNHchúc các em học tốt

File đính kèm:

  • pptday_thon_vi_da.ppt
Bài giảng liên quan