Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Hai đứa trẻ (Thạch Lam)

1/ Cuộc đời

Thạch Lam (1910-1942) tên thật là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi là Nguyễn Tường Lân, sinh năm 1910. Quê nội làng Cẩm Phô, Hội An, Quảng Nam. Quê ngoại Cẩm Giàng, Hải Dương. Thuở nhỏ, Thạch Lam sống với gia đình ở quê ngoại, sau đó theo cha chuyển sang Thái Bình tiếp tục bậc tiểu học. Lớn lên, ông cùng gia đình chuyển ra Hà Nội, học trường Canh nông, rồi trường Trung học Albert Saraut.

Thạch Lam bắt đầu hoạt động văn học từ 1932, thành viên của Tự lực văn đoàn. Ông tham gia biên tập các tờ tuần báo Phong hóa, Ngày nay. Thạch Lam mất vì bệnh lao năm 1942 tại Hà Nội.

Tác phẩm chính: các tập truyện ngắn Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942), tiểu thuyết Ngày mới (1939), tập tiểu luận Theo dòng (1941), tập bút ký Hà Nội băm sáu phố phường (1943).


 

ppt15 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 645 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Hai đứa trẻ (Thạch Lam), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Hai ®øa trÎ	Th¹ch Lam Ga xe lửa Cẩm Giàng, nơi “hai đứa trẻ” đã ngồi từ hoàng hôn đến tối sẫm để ngóng những chuyến tàu vội vàng I/ Cuéc ®êi ,phong c¸ch nghÖ thuËt cña Th¹ch Lam 1/ Cuộc đờiThạch Lam (1910-1942) tên thật là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi là Nguyễn Tường Lân, sinh năm 1910. Quê nội làng Cẩm Phô, Hội An, Quảng Nam. Quê ngoại Cẩm Giàng, Hải Dương. Thuở nhỏ, Thạch Lam sống với gia đình ở quê ngoại, sau đó theo cha chuyển sang Thái Bình tiếp tục bậc tiểu học. Lớn lên, ông cùng gia đình chuyển ra Hà Nội, học trường Canh nông, rồi trường Trung học Albert Saraut. Thạch Lam bắt đầu hoạt động văn học từ 1932, thành viên của Tự lực văn đoàn. Ông tham gia biên tập các tờ tuần báo Phong hóa, Ngày nay. Thạch Lam mất vì bệnh lao năm 1942 tại Hà Nội. Tác phẩm chính: các tập truyện ngắn Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942), tiểu thuyết Ngày mới (1939), tập tiểu luận Theo dòng (1941), tập bút ký Hà Nội băm sáu phố phường (1943). 2/ Phong cách văn chươngHồn thơ Thạch Lam là một niềm trắc ẩn mênh mông và dào dạt. Niềm trắc ẩn ấy đã được Thạch Lam dành trọn cho những con người bất hạnh mà vẫn thanh tao trên cái mặt đất đầy nhọc nhằn và khốn khổ .Thạch Lam tránh lối viết tầm thường là hấp dẫn người đọc bằng cốt truyện li kì, những tình tiết éo le, những cuộc tình mùi mẫn hay là những xung đột gay cấn hồi hộp. Ông thường khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những xúc cảm mong manh,mơ hồ trong cuộc sống thường ngày.Truyện ngắn của Thạch Lam hấp dẫn người đọc bằng chất liệu thật của cuộc sống, kích thích người đọc bằng những ước mơ hoài bão tốt đẹp.Giọng điệu văn chương Thạch Lam nhỏ nhẹ, điềm tĩnh, sâu lắng, nhiều dư vị, nhiều chất trữ tình có sức truyền cảm đặc biệt.Các tác phẩm của ông có một âm điệu man mác bao trùm .Giọng văn mềm mại, uyển chuyển, giàu hình ảnh, nhạc điệu . Đó chính là chất thơ trong truyện ngắn Thạch Lam .II/ TÌM HIỂU TÁC PHẨM	1/ Tóm tắt tác phẩm Chị em Liên và An là hai đứa trẻ được mẹ giao trông coi một cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu tại một phố huyện nghèo bên cạnh ga xe lửa, để giúp gia đình vốn đã lao đao : cha mất việc, cả nhà phải bỏ Hà Nội chuyển về sinh sống ở quê. Cũng như nhiều người dân lam lũ tại phố huyện, hai chị em Liên, An vừa bán hàng vừa trông chờ chuyến tàu đêm từ Hà Nội về, ầm ầm lăn bánh qua phố huyện rồi khuất dạng, im tiếng trong trời đêm sâu thẳm. Lúc đó người buôn bán ở phố huyện mới dọn hàng sau một tối ế ẩm để trở về nhà. Còn hai đứa trẻ dần dần chìm vào giấc ngủ yên tĩnh.2/Cảnh phố huyện Cảnh phố huyện từ chiều đến đêm khuya thể hiện ở hai góc độ: cảnh vật và con người; 1>Chiều *Cảnh vậtTiếng trống thu không vang lên ,tiếng ếch nhái, tiếng muỗi vo ve => buồn, tĩnh mịch.“Phương tây đỏ rực” > Cảnh sống tiêu điều xơ xác, tàn lụi.2> tối * Cảnh vậtTrời tối dần. Tăng tiến “đường phố và các con ngõ dần chứa đầy bống tối”, “vũ trụ thăm thẳm”, “tối hết cả”...=> Màu đen dần phủ kín vũ trụ.Ánh sáng leo lét của những ngọn đèn, con đom đóm, sao trời. Đối lập => Đã tối càng tối hơn.* Con ngườiGánh phở bác Siêu hiện ra như một chấm lửa nhỏ, mất đi rồi lại hiện ra .Gia đình bác xẩm với cái thau trắng chỏng chơ và thằng bé bò lê ra nghịch cát .=> Thoáng hiện, đơn điệu, lặng lẽ rồi chìm khuất vào bóng tối.3> đêm khuya* Cảnh vậtMột loạt các dấu hiệu của con tàu sắp xuất hiện (“đèn ghi đã ra kia rồi”,”ngọn lửa xanh biếc”, “tiếng còi xe lửa”) .Con tàu lướt qua với ánh đèn sáng trưng, lố nhố những người, “để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt”.* Con ngườiMọi người cùng háo hức chờ đợi và xem chuyến tàu cuối cùng của ngày lướt qua.Tàu qua. Phố huyện chìm vào đêm tối và yên tĩnh thực sự.=> Chuyến tàu đêm càng làm rõ cái tịch mịch, buồn tủi của người dân phố huyện nơi đây. 3/ Tâm trạng của Liên và sự mong chờ của người dân phố huyệnTâm trạng của hai chị em Liên là những biến thái tinh vi của một tâm trạng buồn, vừa mơ hồ vừa khắc khoải. Chuyện mở ra với những xao động tâm hồn đầu tiên gợi lên lúc chiều về. Nó xao xác hơn khi đêm về. Nó có phần xốn xang đôi chút khi đoàn tàu chạy qua. Và cuối cùng khi nó lắng xuống lịm vào giấc ngủ cũng là lúc chuyện khép lại. Như thế, cả phố huyện hiện ra trong tâm hồn Liên và đến với từng người đọc qua tâm hồn của cô bé ấy.Ngồi trước cửa hàng, chị em Liên cảm nhận chiều quê :cảnh vật tuy buồn bã nhưng thân thuộc, gần gũi.Liên xao xuyến khi chứng kiến phiên chợ tàn với rác rưởi , với mùi bụi đất riêng của quê hương . Cô động lòng thương với những đứa trẻ kiếm tìm những gì còn rơi vãi trên nền chợ.Tiếng cười khanh khách của bà cụ Thi hơi điên tạo cho Liên cảm giác khắc khoải khó hiểu và ái ngại. Trời bắt đầu đêm, nỗi buồn ấy được khơi thêm với các sự vật đối tượng khác:Liên nhìn thấy xung quanh mình bóng tối với rất nhiều mức độ khác nhau : con đường ra sông, con đường qua chợ, các ngõ làng ... Liên thấy khó hiểu trước bóng tối thăm thẳm của vũ trụ bao laLiên nhìn đủ thứ ánh sáng : đèn của những nhà trong phố yếu ớt, những vì sao, những con đom đóm... => Sự tò mò của trẻ con và cũng là sự vận động của đời sống phố huyện nghèo.Ánh lửa của gánh phở bác Siêu khiến Liên nhớ một thời hạnh phúc của Hà Nội, lòng nao nao mong đợi mơ hồ.Càng buồn thì Liên càng ý thức được rằng: “Tất cả phố xá trong huyện bây giờ thu nhỏ lại nơi hàng nước chị Tí ”. Ánh sáng này chỉ tỏa chiếu nỗi u buồn trên những gương mặt lam lũ. Nỗi buồn dìu dịu nhưng đã nôn nao trong tâm trí của Liên. Cô mong đợi chuyến tàu chở thứ ánh sáng khác đưa về phố huyện những con người giàu sang để thay đổi thực đơn cho giác quan dù chỉ là chốc lát.* Những điều người dân phố huyện chờ đợi: Những người dân phố huyện háo hức chờ đợi đến khuya để được nhìn đoàn tàu đi qua trong khoảnh khắc ,để tìm một chút cảm giác khác hẳn điệu sống buồn tẻ nghèo khổ mà họ trải qua hàng ngày . Trong họ có những khát khao, mong mỏi có một chút ánh sáng của thế giới khác mang lại làm sáng lên cuộc sống tối tăm hàng ngày.Những con người ấy hôm nào cũng hiện ra rồi khuất đi như những hình nhân trên chiếc đèn kéo quân với cái điệp khúc vô tận và vô vọng.4/ Hình ảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện. Hình ảnh chuyến tàu đêm được Thạch Lam miêu tả một cách tỉ mỉ kĩ lưỡng qua tâm trạng chờ mong và cảm nhận của hai chị em Liên và An. Với cách quan sát tinh tế, tác giả đã miêu tả đoàn tàu theo trình tự thời gian, không gian bằng nhiều giác quan đan xen giữa hồi ức và thực tại. Đoàn tàu chỉ như một thứ ánh sáng tô điểm được một chút xíu rồi cũng đi qua như cơn gió thoảng, thực tại nơi phố huyện vẫn tràn ngập trong bóng tối, sự huyên náo của con người, của đoàn tàu lại càng tăng thêm cái yên lặng tĩnh mịch của phố huyện và của cuộc đời con người ở đó. Có sự tương phản giữa không gian phố huyện giữa chuyến tàu chạy qua trong chốc lát và hình ảnh lặng lẽ, tối tăm, tĩnh mịch của phố huyện lúc bình thường. Đối với cuộc sống phố huyện hình ảnh con tàu đêm hiện ra như một giấc mộng đẹp đem lại cho đám người nghèo khổ kia một thoáng bóng của một thế giới thần tiên xa lạ, một mơ ước xa xôi khó trở thành hiện thực nhưng vẫn có gì như một niềm an ủi chốc lát cho cảnh đời cơ cực của họ.Liên và An luôn cố thức cho đến giờ xe lửa chạy qua đúng theo lời mẹ dặn nhưng còn vì một lý do đặc biệt khác. Với hai đứa trẻ, đoàn tàu là một thế giới khác hẳn với cuộc sống tù túng tẻ nhạt của chúng. Chuyến tàu gợi lại những kỉ niệm đẹp nơi hai chị em đã sống thời thơ ấu êm đềm hoàn toàn khác với cuộc sống phố huyện buồn tẻ và nghèo nàn. Đoàn tàu trở thành niềm vui duy nhất của chúng. Tàu đến là chị em Liên lại dắt nhau ra đoàn tàu. Không phải để đón ai, không có người nhà nào của chúng trên chuyến tàu ấy. Chúng đến gần để được nhúng mình vào sự đông vui, để mà được vui ghé, vui nhờ, vui lây Hơn tất cả ,đoàn tàu là hình ảnh của một thế giới khác,tương phản với phố huyện. Chạy đến từ Hà Nội,từ một tuổi thơ đã mất, đoàn tàu là tia hồi quang cho chúng được nhìn lại quá khứ trong chốc lát. Hình ảnh sôi động của đoàn tàu cho chúng biết: Ở đâu đó ngoài phố huyện này vẫn có một cuộc sống khác tươi vui hơn! đoàn tàu vụt qua phố huyện như một vệt sao băng. Chúng chưa kịp vui thì nó đã mất hút! =>Đối với chúng, cuộc sống mòn mỏi ở phố huyện như cái ao tù vô hình đang muốn nhấn chìm chị em.Cố thức để đợi đoàn tàu là những nỗ lực của chị em Liên,ngoi lên bám vào cái phao tinh thần, để khỏi bị chìm ngập ở phố huyện này. 5/Đặc sắc nghệ thuật của văn chương Thạch Lam qua truyện ngắn Hai đứa trẻ 	Đấy là một kiểu truyện ngắn trữ tình có nhiều chi tiết ngỡ như vụn vặt vô nghĩa nhưng kì thực đã được tác giả chọn lọc và sắp xếp một cách chặt chẽ để diễn tả tâm trạng nhân vật.Ngôn ngữ trong văn Thạch Lam tràn ngập chất thơ +Chất thơ tỏa ra từ cảnh vật quê hương: Không gian chiều quen thuộc, cảnh bình dị mà giàu sức gợi. Mùi vị quê hương hiện lên chân thực và thú vị.  + Chất thơ tỏa ra từ bức tranh đời sống u buồn, hiu hắt.  + Chất thơ tỏa ra trong cách miêu tả hồn người, tinh tế trong việc nắm bắt những rung cảm mơ hồ trong tâm hồn nhân vật. Nhà văn dày công phát hiện những chi tiết hết sức bình dị gần gũi với đời sống thường ngày của con người để đưa vào trong tác phẩm của mình. Một cảnh chợ vãn từ lâu, một cảnh đợi chờ chuyến tàu đêm chạy qua hay hình ảnh của những con người luôn mòn mỏi... Giọng văn ngọt ngào,êm ái và sâu kín. "Hai đứa trẻ" là truyện ngắn rất Thạch Lam. Chất liệu của nó vẫn là cuộc sống tù đọng, mòn mỏi nơi những phố huyện nghèo nàn xơ xác. Nhưng từ thứ chất liệu rất "văn xuôi" đó, nhà văn đã đưa lại cho chúng ta những trang viết hết sức thi vị, không có gì chung với sự thi vị hoá cuộc sống một cách tầm thường.

File đính kèm:

  • pptbichhop.ppt
Bài giảng liên quan