Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Hai đứa trẻ (Thạch Lam)

Đọc, tìm hiểu khái quát:

Tác giả:

2. Tác phẩm:

 -Tác phẩm được rút từ tập “ Nắng trong vườn” – tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn Thạch Lam.

 -Giọng văn êm dịu, tha thiết.

Tác giả kể chuyện hai đứa trẻ là An và Liên được mẹ giao trông coi một cửa hàng nhỏ. Hôm nào cũng vậy, sau khi dọn hàng xong, hai chị em lại cố thức để đợi chuyến tàu đêm từ Hà Nội về qua phố huyện.

Câu chuyện diễn ra ở đâu, vào thời điểm nào?

 Câu chuyện diễn ra ở một phố huyện nghèo trước CMT8, được hiện lên qua ba thời điểm: Lúc chiều tàn, lúc đêm khuya và khi chuyến tàu đêm đi qua.

 

ppt15 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Hai đứa trẻ (Thạch Lam), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Hai đứa trẻ	 Thạch LamĐọc, tìm hiểu khái quát:Tác giả:	Thạch Lam (1910 – 1942) tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh sau đổi thành Nguyễn Tường Lân, sinh tại Hà Nội.	Là em ruột Nhất Linh, Hoàng Đạo, cả ba đều là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn.	Thuở nhỏ sống ở quê ngoại – phố huyện Cẩm Giàng – Hải Dương sau chuyển về Thái Bình.	Là người đôn hậu, điềm đạm và rất đỗi tinh tế.Trình bày những nét cơ bản về cuộc đời Thạch Lam?	Thạch Lam có biệt tài về truyện ngắn – truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật. mỗi truyện như một bài thơ trũ tình đượm buồn, giọng điệu điềm tĩnh, khách quan.	Văn Thạch Lam trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc.Em hãy cho biết đặc điểm của văn chương Thạch Lam?Hai đứa trẻ	 Thạch LamĐọc, tìm hiểu khái quát:Tác giả:2.	Tác phẩm:	 -Tác phẩm được rút từ tập “ Nắng trong vườn” – tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn Thạch Lam. -Giọng văn êm dịu, tha thiết.Xuất xứ của tác phẩm?Cảm nhận chung của em về giọng văn trong tác phẩm?	Tác giả kể chuyện hai đứa trẻ là An và Liên được mẹ giao trông coi một cửa hàng nhỏ. Hôm nào cũng vậy, sau khi dọn hàng xong, hai chị em lại cố thức để đợi chuyến tàu đêm từ Hà Nội về qua phố huyện. Câu chuyện diễn ra ở đâu, vào thời điểm nào?	 Câu chuyện diễn ra ở một phố huyện nghèo trước CMT8, được hiện lên qua ba thời điểm: Lúc chiều tàn, lúc đêm khuya và khi chuyến tàu đêm đi qua.?Em hãy cho biết tác giả kể chuyện gì?	- Truyện chỉ xoay quanh một sự kiện:Liên và An cố thức đợi tàu và chủ yếu miêu tả thế giới tâm hồn, tâm trạng của các nhân vật, đặc biệt là Liên.	Hệ thống nhân vật được xây dựng như thế nào?nhằm mục đích gì?Hai đứa trẻ	 Thạch LamI. Đọc, tìm hiểu khái quát: 1.Tác giả: 2.Tác phẩm:	 	 II. Đọc, hiểu chi tiết:1.Phố huyện lúc chiều tàn: a,Bức tranh thiên nhiên:Con đường mang tên nhà văn Thạch Lam ở TT:Cẩm GiàngBức tranh thiên nhiên ở phố huyện lúc chiều tà được nhà văn khắc hoạ qua những chi tiết nào?	- Âm thanh: Tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái ngoài đồng ruộng, tiếng muỗi vo ve.	- Hình ảnh, màu sắc: Phương Tây đỏ rực, đám mây ánh hồng, dãy tre làng đen lại.	- Đường nét: Dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền trời.Em có cảm nhận gì về của bức tranh thiên nhiên này?	 Đây là bức tranh thiên nhiên quen thuộc, gần gũi, bình dị, buồn xao xác nhưng không kém phần thơ mộng, gợi cảm, mang cốt cách của làng quê Việt Nam.??	Có quan điểm cho rằng: “Đoạn văn tả cảnh thiên nhiên là một đoạn văn đầy chất thơ, thể hiện tài dựng cảnh điêu luyện của nhà văn.” ý kiến của em?	Những câu văn êm dịu, nhịp điệu chậm rãi, cô đọng, súc tích, đơn sơ, không cầu kì nhưng gợi được cái hồn của cảnh vật khiến người đọc như thấy được một bức tranh quê rất Việt Nam đang hiển hiện trước mắt. Mỗi câu mở ra một cảnh, câu trước như gọi dậy cảnh vật ở câu sau.?Hai đứa trẻ	 Thạch LamI. Đọc, tìm hiểu khái quát: 1.Tác giả: 2.Tác phẩm:	 	 II. Đọc, hiểu chi tiết:1.Phố huyện lúc chiều tàn: a,Bức tranh thiên nhiên: b.Đời sống nơi phố huyện nghèo:Sau bức tranh thiên nhiên bình dị và thơ mộng, cuộc sống con người hiện lên như thế nào?	- Cảnh chợ tàn: Người về hết, tiếng ồn ào cũng mất, chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị	- Con người: Mấy đứa trẻ con nhà nghèo đang tìm tòi, nhặt nhạnh những thứ còn sót lại ở chợ, mẹ con chị Tí nghèo khổ ngày mò cua bắt ốc, tối dọn hàng nước, bà cụ Thi điênTừ những chi tiết ấy em có nhận xét gì về đời sống nơi đây?	Phố huyện hiện lên trong sự nghèo đói, khó khăn, tẻ nhạt, quẩn quanh và tiêu điều đến thảm hại như đang dần tàn lụi.??Hai đứa trẻ	 Thạch LamI. Đọc, tìm hiểu khái quát: 1.Tác giả: 2.Tác phẩm:	 	 II. Đọc, hiểu chi tiết:1.Phố huyện lúc chiều tàn: a,Bức tranh thiên nhiên: b.Đời sống nơi phố huyện nghèo:c.Diễn biến tâm trạng của Liên và thái độ của nhà văn:Tìm những chi tiết thể hiện tâm trạng của Liên trước cảnh ngày tàn và những kiếp người tàn tạ? 	Tâm trạng của Liên:	- “Lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”.	- Cảm nhận “mùi riêng của đất, của quê hương này”.	- “Động lòng thương” bọn trẻ con nhà nghèo.	- Xót thương cho mẹ con chị Tí.Qua những chi tiết ấy em có cảm nhận gì về cô bé này?	Liên là một cô bé có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có lòng trắc ẩn, yêu thương con người.??Có rất nhiều người nơi phố huyện nhưng tại sao nhà văn chỉ miêu tả tâm trạng của Liên?	 Từ cảm xúc, tâm trạng của Liên kết hợp với giọng văn và cách dựng người, dựng cảnh, em hãy chỉ ra thái độ và tình cảm của nhà văn với thiên nhiên và đời sống con người?Thái độ, tình cảm của nhà văn:	- Tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, quê hương đất nước.	- Niềm xót thương với những kiếp người nghèo khổ.	- Cảnh thiên nhiên đẹp, thơ mộng nhưng u buồn, chất chứa nhiều nỗi niềm.	- Tâm trạng buồn man mác của Liên – một cô bé mới lớn, một tâm hồn nhạy cảm trước cảnh sống nghèo khổ, lay lắt của bản thân và những người xung quanh.	- Tấm lòng đồng cảm sâu sắc của nhà văn.Qua đoạn văn vừa nghiên cứu, em rút ra được điều gì?

File đính kèm:

  • pptGiao_An_Ngu_van_11.ppt
Bài giảng liên quan