Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Hai đứa trẻ (Thạch Lam)

• Tác giả

- Tên thật: Nguyễn Tường Vinh ( 1910- 1942)

- Quê: Sinh ra và mất ở Hà Nội, nhưng có một thời gian dài sống tại Cẩm Giàng- Hải Dương – một phố huyện nghèo => tác giả có điều kiện gần gũi người dân bình dị

- Con người: đôn hậu, điềm đạm, rất đỗi tinh tế.

- Phong cách truyện ngắn:- truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm.

 - ngòi bút trong sáng giản dị mà thâm trầm, sâu sắc.

 

ppt30 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Hai đứa trẻ (Thạch Lam), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Hai đứa trẻ -Thạch Lam-I. Đọc- tìm hiểu chungTác giả- Tên thật: Nguyễn Tường Vinh ( 1910- 1942)- Quê: Sinh ra và mất ở Hà Nội, nhưng có một thời gian dài sống tại Cẩm Giàng- Hải Dương – một phố huyện nghèo => tác giả có điều kiện gần gũi người dân bình dị- Con người: đôn hậu, điềm đạm, rất đỗi tinh tế.- Phong cách truyện ngắn:- truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm. - ngòi bút trong sáng giản dị mà thâm trầm, sâu sắc. -2. Tác phẩm Rút từ tập “ Nắng trong vườn” Tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn Thạch Lam. Bố cục: 3 phần – Phố huyện lúc chiều tàn - Phố huyện vào đêm - Phố huyện lúc đoàn tàu đi quaII. Đọc – hiểu văn bản Phố huyện lúc chiều tàn.a. Thiên nhiên phố huyện“Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang lên để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như màu lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.” ( trang 95)=> Bức hoạ đồng quê quen thuộc, gần gũi, gợi cảm, bình dị nhưng cũng vắng lặng tiêu điều mang cái hồn của đất Việt.+ Nghệ thuật:- Câu văn êm dịu, giàu nhạc điệu, giàu hình ảnh “ Văn của Thạch Lam thường hiếm khi thừa lời, thừa chữ, không uốn éo làm duyên một cách cầu kì kiểu cách nhưng vừa giàu hình ảnh và nhạc điệu lại vừa uyển chuyển tinh tế” ( Vũ Ngọc Phan)b. Đời sống con người phố huyện+ Cảnh chợ tàn+ Con người- mấy đứa trẻ nghèo - mẹ con chị Tí - bà cụ Thi điên => Những kiếp người tàn Phố huyện- một miền đời bị quên lãngBầu không khí thiếu sinh khí( đuối dần, héo hắt, ẩm đạm)Thời điểm: ngày tàn, phiên chợ tànCảnh vật: dãy phố, căn nhà xiêu vẹo, lều chợ ọp ẹpĐồ vật: một cái chõng sắp gãy, manh chiếu xơ xướp, cây đàn cũ kĩPhố huyện- một miền đời bị quên lãngGợi sự tàn lụi, sự nghèo đói khó khăn và tiêu điều thảm hại của phố huyện- một miền đời bị quên lãngCuộc sống không vận động tù túng, mang tính khái quát, tái hiện cuộc sống trì trệ tù túng của xã hội lúc bấy giờ- Thái độ của nhà văn:+ Xót thương da diết+ Phát hiện vẻ đẹp hiền lành, lương thiện của người dân.=> Tấm lòng cảm thông c. Diễn biến tâm trạng của Liên.+ “Lòng buồn man mác trước giờ khắc của ngày tàn”+ Cảm nhận được mùi riêng của đất, của quê hương này.+ Động lòng thương những đứa trẻ nghèo+ Xót thương cho mẹ con chị Tý=> tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, giàu lòng trắc ẩn, yêu thương con người2. Phố huyện lúc đêm khuya.a. Thiên nhiên, cảnh vật.Trong truyện “ Hai đứa trẻ” có nhiều hình ảnh tương phản. Sự tương phản nào gây ấn tượng rõ nhất về tình trạng sống mòn mỏi, le lói của con người nơi phố huyện?a. ánh sáng của đoàn tàu và ánh sáng ngọn đèn con của chị Tí.b. Thế giới phố huyện và “ một chút thế giới khác”c. ánh sáng và bóng tối thuộc về đêm nơi phố huyệnd Hình ảnh vũ trụ bao la và hình ảnh những con người nhỏ bé.- Bóng tối“ Trời đã bắt đầu vào đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát. Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối” “Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa. Giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí, và cả cái bếp lửa của bác Siêu, chiếu sáng một vùng đất cát; trong cửa hàng, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa” ( trang 98)- ánh sáng + quầng sáng thân mật quanh ngọn đèn của chị Tý+ một chấm lửa nhỏ bếp lửa bác Siêu+ ngọn đèn của Liên thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa=> thứ ánh sáng nhỏ bé, le lói như chính cuộc đời, số phận người dân nơi phố huyện Tương quan giữa bóng tối và áng sáng Bóng tối > Tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam.“Xúc cảm của nhà văn Thạch Lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với những con người ở tầng lớp dân nghèo. Thạch Lam là nhà văn quý mến cuộc sống, trân trọng trước sự sống của mọi người xung quanh”( Nguyễn Tuân)c. Tâm trạng của Liên- Hoài niệm về những ngày ở Hà Nội - một vùng sáng rực, lấp lánh- quen với đêm tối- “Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu”=> nỗi buồn thấm thía, khắc khoải.Âm thanh: “trống cầm canh ở huyện đánh tung lên một tiếng khô khan, khong vang động ra xa, rồi chìm ngay vào bóng tối”3. Phố huyện khi đoàn tàu đi qua. Tâm trạng của Liên khi chuyến tàu đến và đi qua.+) Chờ tàu: + khắc khoải, kiên nhẫn=> chờ tàu như một nhu cầu tất yếu.+) Đón tàu- Từ xa: ngọn lửa xanh biếc; âm thanh: kéo dài theo ngọn gió xa xôi=> háo hức, đón chờ- Đến gần: các toa đèn sáng trưng, âm thanh ồn ào, huyên náo=> say mê hạnh phúc vô bờ.+) Tiễn tàu: tiếc nuối.Cấu trúc tâm trạng của LiênLiên Hoài niệm Ngao ngán - Buồn thương Mơ tưởng Quá khứ Hiện tại Tương lai Hà Nội Phố huyện Đoàn tàuánh sáng - Bóng tối - ánh sáng ồn ào tịch mịch huyên náo ( Đầy sự sống) ( thiếu sự sống) ( đầy sự sống) Khao khát đổi đời* Thạch Lam nâng niu, trân trọng khát vọng vươn ra ánh sáng, thoát khỏi cuộc sống tù đọng, quẩn quanh không cam chịu hiện tại tầm thường nhạt nhẽo vây quanh mình hai đứa trẻ.* Thông điệp của nhà văn muốn gửi gắm: Đừng bao giờ để cuộc sống của con người chìm vào cái “ ao đời phẳng lặng”, con người phải sống cho ra sống, phải không ngừng khao khát và vươn lên cuộc sống có ý nghĩa.II. Tổng kết1 Nội dung.Niềm xót thương đối với những con ngươif sống nghèo đói, quẩn quanh Sự cảm thông, trân trọng trước mong ước có cuộc sống tốt đẹp hơn của nhà văn2. Nghệ thuật

File đính kèm:

  • pptHai_dua_treThach_Lam.ppt
Bài giảng liên quan