Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Hầu trời (Tản Đà)

I. TIỂU DẪN

1. Tản Đà (1889- 1939)

- Sinh ra trong buổi giao thời: Hán học đã tàn mà Tây học mới manh nha -> “Con người của 2 thế kỉ” cả về học vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương.

Thơ văn TĐ có thể xem như cái gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc: trung đại và hiện đại

- Tản Đà là nhà văn đầu tiên của nước ta sống bằng nghề viết văn là làm báo

Cuộc đời Tản Đà vui ít, buồn nhiều, càng về già càng chật vật; tuy nhiên trước sau ông vẫn luôn giữ mình trong sạch.

 

ppt9 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 707 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Hầu trời (Tản Đà), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
HẦU TRỜITản Đà1. Tản Đà (1889- 1939)- Sinh ra trong buổi giao thời: Hán học đã tàn mà Tây học mới manh nha -> “Con người của 2 thế kỉ” cả về học vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương.Thơ văn TĐ có thể xem như cái gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc: trung đại và hiện đại- Tản Đà là nhà văn đầu tiên của nước ta sống bằng nghề viết văn là làm báoCuộc đời Tản Đà vui ít, buồn nhiều, càng về già càng chật vật; tuy nhiên trước sau ông vẫn luôn giữ mình trong sạch.I. TIỂU DẪN2. Bài thơ “Hầu trời”- In trong tập “Còn chơi”, xuất bản lần đầu năm 1921.- Cảnh trời-> mô típ nghệ thuật có tính hệ thống trong thơ TĐ. Bài thơ Hầu trời là một khoảnh khắc trong chuỗi cảm hứng lãng mạn đó.- Bài thơ cấu tứ như một câu chuyện.II. TÌM HIỂU BÀI THƠ1/ Cách vào đề của bài thơ: - Gợi ra một mối nghi vấn, gợi trí tò mò của người đọc. Cảm giác đó làm cho câu chuyện mà tác giả sắp kể trở nên có sức hấp dẫn đặc biệt -> Cách vào đề độc đáo, có duyên2/ Tác giả đọc thơ cho Trời và các chư tiên nghe- Thi sĩ rất cao hứng và có phần tự đắc: “đương cơn đắc ý”, đọc “ran cung mây”, tự khen mình “Văn đã giàu thay lại lắm lối”- Trời đánh giá cao và không tiếc lời tán dương:Văn thật tuyệt, Nhời văn chuốt đẹp như sao băng, khí văn hùng mạnh như mây chuyển, êm như gió thoảng, tinh như sương....- Chư tiên nghe thơ cũng rất xúc động, tán thưởng và hâm mộ.- Giọng thơ hào sảng, lai láng tràn trề-> TĐ rất ý thức về tài năng của mình. TĐ còn rất táo bạo, dám đường hoàng bộc lộ bản ngã của mình, thâm chí còn rất “ngông” khi tìm đến tận trời để khẳng định mình. Đó là niềm khao khát chân thành của thi sĩ không bị kiềm chế, cương toả đã biểu hiện một cách thoải mái, phóng khoáng. Giữa chốn hạ giới mà văn chương “rẻ như bèo”...TĐ không tìm được tri âm tri kỉ đành lên tận cõi tiên mới thoả nguyện. 3/ Cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa trong xã hội thực dân nửa phong kiến.- TĐ đã vẽ một bức tranh rất chân thực và cảm động về chính cuộc đời mình:+ Họ tên+ những tác phẩm đã xuất bản+ Kể chi tiết với giọng đầy chua chát về thân phận cơ cực, tủi hổ của mình- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn.. Đôi cánh lãng mạn khiến hồn thơ thi nhân thăng hoa. Đôi chân hiện thực giữ cho ý thơ sâu sắc, thấm thía. Bài thơ vì thế thấm đẫm tinh thần nhân văn.4. Những nét mới và hay về nghệ thuật- Thể thơ: thất ngôn trường thiên.- Ngôn ngữ gần với lời ăn tiếng nói đời thường. - Giọng thơ khá linh hoạt: giọng kể mang tính tự sự kết hợp với giọng trữ tình nhiều sắc điệu, khi hóm hỉnh hài hước, lúc sôi nổi phóng khoáng, khi lại ngậm ngùi chua chát...- Cách biểu hiện cảm xúc phóng túng, tự do, không hề bị gò bó. Tác giả hiện diện trong bài thơ với tư cách người kể chuyện động thời là nhân vật chính.III. Tổng kết: - Qua bài Hầu trời, TĐ đã mạnh dạn biểu hiện “cái tôi” cá nhân- một cái tôi “ngông”, phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của minh và khao khát được khẳng định giữa cuộc đời. Bài thơ có nhiều sáng tạo trong hình thức nghệ thuật: thể tho thất ngôn trường thiên khá tự do, giọng điệu thoải mái, tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, sống động, hóm hỉnh. 

File đính kèm:

  • pptHau_troi.ppt