Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Thương vợ (Trần Tế Xương)

Bài thơ miêu tả sự đảm đang , quán xuyến thương chồng thương con của bà Tú. Đồng thời thể hiện thái độ và tình cảm của Tú Xương đối với vợ. Chất nhân văn sâu sắc của bài thơ chính là ở tình cảm thương vợ của ông Tú.

Bài thơ được viết theo thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú nhưng ngôn từ giản dị mộc mạc, vận dụng khéo léo thành ngữ và cách nói dân gian. Chính vì vậy mà nó có sức sống thật lâu bền trong lòng độc giả

 

ppt13 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Thương vợ (Trần Tế Xương), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
THUONG VOI- TAC GIẢTrần Tế Xương (1870-1907), hiệu Vị Thành, là người làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Ông xuất thân từ một gia đình thanh bạch nhưng cũng có vai vế ở Vị Xuyên. Đường khoa cử của ông lận đận: đi thi từ năm 15 tuổi nhưng hỏng hoài, mãi tới năm 24 tuổi (1894) mới đổ Tú Tàị Sau đó ông lại trượt Cử Nhân 5 khoa liền. Nhà nghèo, con đông, nghề dạy học lại bấp bênh trong thời kỳ Nho Học suy tàn xuống dốc, ông chỉ còn biết trông cậy vào bà vợ đảm đang ``quanh năm buôn bán ở mom sông''. Trong lúc đang còn bị ám ảnh bởi cơn mộng khoa cử, ông đột ngột qua đời năm 1907 lúc mới 37 tuổị Tác phẩm ông để lại gồm nhiều thể loại -- thơ, phú, câu đối, hát nói ... -- phần lớn đều bằng chữ Nôm. Nếu như các cuộc nội chiến tàn khốc thời Lê mạt Nguyễn sơ đã sản sinh những Nguyễn Du, Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiềụ.. thì vận mệnh đất nước long đong thời thuộc Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã khơi thông thi tứ cho Tú Xương. Thơ văn ông giản dị, bình dân, nhưng tự nhiên và linh hoạt. Nhiều sáng tác trình bày tâm sự đau đớn, xót xa; hoặc mỉa mai, ngạo đời một cách chua chát, cay độc; hoặc gửi gấm tấm lòng yêu nước thương nòi một cách kín đáo và sâu sắc II- ĐỌC - HIỂU VĂN BẢNCâu hỏi 1: Cho biết bố cục của bài thơ1- Bố cục:4 câu trên: Hình ảnh bà Tú hiện lên rất chịu thương chịu khó, tần tảo đảm đang.4 câu dưới: Thái độ của Tú Xương với người vợ của mình2- Đề tài người vợ trong thơ Tú XươngCâu hỏi 2: Em biết gì về đề tài Bà Tú trong thơ Tú Xương?- Bà Tú đã trở thành đề tài quen thuộc trong thơ ông Tú. Có rất nhiều tác phẩm Tú Xương viết về người vợ của mình. Lúc thì Tú Xương gọi vợ là cô lái, luc thì gọi là mẹ mày, lúc thì gọi là Mình. Đề tài Bà Tú đã khiến thơ Tú Xương có giá trị nhân văn vô cùng sâu sắc2- Phân tích bài thơ:a – Hình ảnh bà TúCâu hỏi 3: Hình ảnh bà Tú được miêu tả qua hình ảnh từ ngữ nào?“ Quanh năm” : diễn tả thời gian hết ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác“ Mom sông”: Mô đất nhô ra. Nơi neo đậu của thuyền chài, thuyền buôn chuyến. Đấy cũng là nơi đầu sóng ngọn giómà bà Tú phải trải qua trong việc buôn bán-> Tác giả lựa chọn chi tiết về thời gian không gian, Tú Xương cốt để ghi nhận công lao vất vả của bà Tú. Đặc biệt nhịp thơ đều đều và câu thơ “ Nuôi đủ năm con với một chồng” diễn tả gánh năng đôi vai, một bên là chồng, một bên là con của bà Tú. Tú Xương cảm thấy mình như bất lực, là gánh nặng của vợ, ăn bám vợ-> thấy được sự đảm đang của bà Tú.-	“ Lặn lội thân có khi quãng vắng	Eo sèo mặt nước buổi đò đông”	 Hai câu đối nhau. Một bên là sự vắng vẻ côi cút, cô đơn của thân cò lặn lội. Một bên là đông người với tiếng eo sèo lời qua tiếng lại, tranh giành mua bán. Với cách nói dân gian tác giả đã tạc nên bức chân dung vừa cụ thẻ vừa khái quát về bà Tú.- “ Lặn lội thân cò” Là hình ảnh đậm nét về nỗi vất vả của Bà Tú phải trải qua để lo lắng cho chồng con. Ông Tú nhận thức nỗi vất vả và sự đảm đang quán xuyến của người vợ tảo tần -> Đây là điều hiếm có trong thời đại của Tú Xương.b – Thái độ của nhà thơ đối với vợCâu hỏi 4: Thái độ của nhà thơ đối với vợ được thể hiện như thế nào?Bằng cách nói dân gian: “ Một duyên hai nợ”, duyên có một mà nợ gấp đôi thành ra nợ nhiều, duyên ít“Âu đành phận” cúi đầu cam chịu số phận. Đã cam chịu thì thường chịu đựng tới mức nhẫn nhục tới mức “ Năm nắng mười mưa dám quản công”-> Đức hi sinh của bà Tú nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung đã được nâng lên ý nghĩa khái quát. Hai câu luận như buông tiếng thở dài bất lực. Xã hội cũ đã “ dành” riêng cho người phụ nữ sự vất vả ấy chăng? Nhận thức được sự bất công ấy, Tú Xương lại càng thương vợ càng nhận ra sự vô tình đến đểnh đoảng của mình.Câu hỏi 5: Em có suy nghĩ gì về hai câu kết của bài thơ?Hai câu kết, Tú Xương bật lên tiếng chưỉ:	“ Cha mẹ thói đời ăn ở bạc	Có chồng hờ hững cũng như không” + Thói đời-> đời sống tự nó phô bày những gì xấu xa+ Bạc-> mỏng. Cả câu làm nổi bật thói đời bạc bẽo, ít chú ý tới nhau. Ăn ở bạc còn có ý nghĩa là ăn ở đối xử với nhau không có hậu, thiếu thuỷ chung- Rõ ràng là Tú Xương chửi đời. Đời ba gồm tất cả những người đàn ông nào bạc bẽo với vợ con. Đời còn có thể hiểu là xã hội Thực dân nửa Phong kiến lúc bấy giờ đã đè nặng lên cuộc sống của người phụ nữ. Như thế tức là Tú Xương cũng tự chửi mình. Chửi mình tức là thương vợ sâu sắc. Nhận ra được sự đảm đang quán xuyến của vợ mình. Thấy được sự vô tình của mình và thói đời đen bạc.. Người có lỗi mà biết nhận ra lỗi lầm của mình chắc chắn không phải là người xấu -> Chất nhân văn của tác phẩm chính là ở chỗ đóIII- KẾT LUẬNBài thơ miêu tả sự đảm đang , quán xuyến thương chồng thương con của bà Tú. Đồng thời thể hiện thái độ và tình cảm của Tú Xương đối với vợ. Chất nhân văn sâu sắc của bài thơ chính là ở tình cảm thương vợ của ông Tú.Bài thơ được viết theo thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú nhưng ngôn từ giản dị mộc mạc, vận dụng khéo léo thành ngữ và cách nói dân gian. Chính vì vậy mà nó có sức sống thật lâu bền trong lòng độc giảIV- CỦNG CỐSau khi đọc xong bài thơ em nhận thấy Tú Xương là người như thế nào?Hình ảnh thơ nào để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng em? Vì sao?

File đính kèm:

  • pptTHUONG_VO.ppt
Bài giảng liên quan