Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Từ ấy (Tố Hữu)

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

 Tôi buộc hồn tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm, cù bất cù bơ

 

ppt14 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 312 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Từ ấy (Tố Hữu), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Từ ấyTừ ấy trong tôi bừng nắng hạMặt trời chân lí chói qua timHồn tôi là một vườn hoa láRất đậm hương và rộn tiếng chim Tôi buộc hồn tôi với mọi ngườiĐể tình trang trải với trăm nơiĐể hồn tôi với bao hồn khổGần gũi nhau thêm mạnh khối đời.Tôi đã là con của vạn nhàLà em của vạn kiếp phôi phaLà anh của vạn đầu em nhỏKhông áo cơm, cù bất cù bơKhổ 1 của bài thơ diễn tả niềm vui sướng, say mê của nhà thơ khi gặp lí tưởng của Đảng: Hai câu đầu được viết theo bút pháp tự sự, nhà thơ kể lại một kỉ niệm không quên của đời mình. “Từ ấy” là cái mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc đời cách mạng và đời thơ của tác giả. Khi đó Tố Hữu mới 18 tuổi và đang hoạt động rất tích cực trong Đoàn Thanh niên cộng sản Huế, được giác ngộ lí tưởng cộng sản, được kết nạp vào Đảng. Bằng những hình ảnh ẩn dụ “nắng hạ/ mặt trời chân lí/ chói qua tim”.Tố Hữu khẳng định lí tưởng cách mạng như môt nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ. Nguồn sáng ấy không phải là ánh sáng thu vàng nhẹ, hay ánh sáng mùa xuân nhẹ nhàng, mà nó là ánh sáng rực rỡ của một ngày nắng hạ. Hơn thế nữa, nguồn sáng ấy còn xuất phát từ mặt trời và đặc biệt hơn là “mặt trời chân lí”. Ánh sỏng của lớ tưởng cỏch mạng đó hoàn toàn xua tan màn sương mự của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tõm hồn nhà thơ một chõn trời mới của nhận thức tư tưởng và tỡnh cảm. Hai câu sau, bút pháp trữ tình lãng mạn cùng với những hình ảnh so sánh đã diễn tả cụ thể niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản. Đó là một hế giới tràn đầy sức sống với hương sắc của các loại hoa, vẻ tươi xanh của cây lá, âm thanh rộn rã của tiếng chim ca hót. Thứ quý giá nhất đối với khu vườn ấy là mặt trời. Còn đối với người thanh niên đang băn khoăn đi tìm lẽ sống thì còn gì đáng quý bằng tìm được một lí tưởng cao đẹp soi sáng dẫn dắt. Tóm lại, Tố Hữu sung sướng đón nhận ánh sáng lí tưởng như cỏ cây hoa lá đón nhận ánh sáng mặt trời, chính lí tưởng cộng sản đã làm tâm hồn con người tràn đầy sức sống và yêu đời, làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn. Nhưng Tố Hữu còn là một nhà thơ nên vẻ đẹp và sức sống mới ấy của tâm hồn cũng là vẻ đẹp và sức sống mới của hồn thơ. Cách mạng không đối lập với nghệ thuật, mà trái lại nó đã khơi dậy một sức sống mới, đem lại một cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ.Khổ hai biểu hiện những nhận thức mới của nhà thơ về lẽ sống khi được ánh sáng của lí tưởng soi rọi. Trong quan niệm về lẽ sống, giai cấp tư sản và tiểu tư sản có phần đề cao “cái tôi” cá nhân của chủ nghĩa. Khi được ngộ giác lí tưởng, Tố Hữu khẳng định quan niệm về lẻ sống mới là sự gắn bó giữa “cái tôi” cá nhân với “cái ta” chung của mọi người . Với động từ buộc ở câu thứ nhất đã cho ta thấy ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của “cái tôi” để sống chan hòa với mọi người . Với từ “trang trải” ở câu kế tiếp có thể liên tưởng tâm hồn nhà thơ trải rộng với cuộc đời , tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể. Hai câu thơ sau cho thấy tình yêu thương con người của Tố Hữu không phải là thứ tình thương chung chung mà là tình cảm hữu áI giai cấp. Câu 3 khẳng định trong mối liên hệ với mọi người nói chung,nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao động nghèo khổ . Đến câu thứ tư ta có thể hiểu “khối đời” là một khối đông đảo những người cùng chung cảnh ngộ trong cuộc sống , đoàn kết chặt chẽ với nhau cùng phấn đấu vì một mục tiêu chung. Có thể hiểu khi cái tôi hòa nhập vào cái ta, khi cá nhân hòa nhập vào tập thể có cùng lí tưởng sống thì sức mạnh của mỗi người sẽ được nhân lên gấp bội. Tố hữu đặt mình giữa lòng đời và trong môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ, ở đấy TH tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm mến yêu, bằng sự giao cảm của những trái tim. Qua đó TH cũng khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và cuộc sống, mà chủ yếu là cuộc sống của quần chúng nhân dân.Khổ 3 là sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu khi được ánh sáng của lí tưởng soi rọi.Trứơc khi được ngô giác lí tưởng TH là một thanh niên tiểu tư san. Lí tưởng cộng sản không chỉ giúp nhà thơ có được lẽ sốn mới mà còn giúp nhà thơ vượt qua tình cảm ích kỉ, hẹp hòi của giai cấp tiểu tư sản để có được tình hữu ái giai cấp với quần chúng lao khổ. Hơn thế đó còn là tình thân yêu ruột thịt. Những điệp từ “là” cùng với từ “con/ anh em/ vạn” đã nhấn mạnh, khẳng định một tình cảm gia đình thật đầm ấm, thân thiết, cho thấy nhà thơ đã cảm nhận sâu sắc mình là thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ. Tấm lòng đồng cảm, xót thương của nhà thơ còn biểu hiện thật chân thành, xúc động khi nói tới “những kiếp phôi pha”, những em nhỏ “không áo cơm cù bất cù bơ”. Qua những lời ấy cũng thấy được lòng căm giận của nhà thơ trước bao bất công, ngang trái của cuộc đời. Chính vì những kiếp người phôi pha, những em nhỏ cù bất cù bơ ấy mà người thanh niên TH sẽ hăng say hoạt động cách mạng, và cũng chính họ sẽ trở thành đối tượng sáng tác chính của nhà thơ.Từ ấy là lời tâm nguyện của một thanh niên yêu nước đã được giác ngộ lí tưởng cách mạng. Bài thơ thể hiện niềm vui sướng say mê mãnh liệt những nhận thức và tình cảm mới của TH khi được ánh áng của lí tưởng cách mạng soi rọi.

File đính kèm:

  • pptTHUYET_TRINH_TU_AY_11_C_20.ppt