Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu

- Nội dung:

 + Tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc

 + Bức tượng đài bất tử về người nông dân – nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc.

- Nghệ thuật:

 + Xây dựng nhân vật sắc sảo

 + Kết hợp nhuần nhuyễn chất trữ tình và tính hiện thực

 + Ngôn ngữ bình dị, trong sáng, sinh động

  thành tựu xuất sắc về nghệ thuật .

 

ppt32 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 790 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ch Nguyễn Đình Chiểu? Kể tên những sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu mà em biết.A. TÁC GIẢ I. Cuộc đời Nhóm 3 Nội dung thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.Nhóm 4Nghệ thuật thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. TÁC GIẢI. Cuộc đờiNguyễn Đình Chiểu(1822 – 1888)Tự: Mạnh Trạch, hiệu: Trọng Phủ, Hối TraiCuộc đời riêng: công danh nghẽn lối vì bệnh tật1843 đỗ tú tài  1846 ra Huế học  1849 chuẩn bị vào thi Hội thì nhận được tin mẹ mất, bỏ thi về chịu tang  đau mắt rồi bị mù. Bi kịch chung của thời đại: Pháp xâm lược, triều đình đầu hàng. Nhân dân vẫn khởi nghĩa đánh Pháp. thời kì “khổ nhục nhưng vĩ đại” của dân tộc.- Nghị lực phi thường: dạy học, bốc thuốc, sáng tác thơ văn  được nhân dân yêu kính gọi là cụ Đồ Chiểu.- Yêu nước sâu sắc: cùng lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu tính kế đánh giặc, khảng khái cự tuyệt mọi sự mua chuộc của kẻ thù, thuỷ chung, son sắt với dân, với nước.II. Sự nghiệp thơ văn Vài sáng tác của Nguyễn Đình ChiểuSự nghiệp thơ vănTác phẩm chính- Trước khi Pháp xâm lược: Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu. - Sau khi Pháp xâm lược: thơ, văn tế, truyện thơMột số tác phẩm tiêu biểu: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Thơ điếu Trương Định, Thơ điếu Phan Tòng, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh, Ngư Tiều y thuật vấn đápNội dung- Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa xuất phát từ đạo nho nhưng mang đậm tính nhân dân và truyền thống dân tộc.- Lòng yêu nước, thương dân: + Ghi lại chân thực lịch sử+ Khích lệ lòng căm thù giặc, chí cứu nước của nhân dân+ Tố cáo tội ác của giặc ngoại xâm và bọn bán nước+ Biểu dương những anh hùng nghĩa sĩ, sĩ phu yêu nước+ Bày tỏ tấm lòng kiên trung, bất khuất của những con người thất thế mà vẫn hiên ngang.Nghệ thuật- Đỉnh cao của văn chương trữ tình đạo đức.- Vẻ đẹp thơ văn tiềm ẩn trong tầng sâu cảm xúc, suy ngẫm.- Bút pháp trữ tình xuất phát từ cái tâm trong sáng, nhiệt thành, giàu tình yêu thương, một lòng vì dân, vì nước.- Đậm đà sắc thái Nam Bộ: lời ăn tiếng nói mộc mạc, tâm hồn chất phác, tính cách khoáng đạt, lối thơ kể... A. TÁC GIẢCuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương trong sáng, cao đẹp về nhân cách, nghị lực và ý chí, về lòng yêu nước, thương dân và thái độ kiên trung, bất khuất trước kẻ thù. Thơ văn ông là một bài ca đạo đức, nhân nghĩa, là tiếng nói yêu nước cất lên từ cuộc chiến đấu chống quân xâm lược, là thành tựu nghệ thuật xuất sắc mang đậm sắc thái Nam Bộ. B. Tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần GiuộcI. Đọc hiểu tiểu dẫn 1. Thể loại văn tế- Gắn với phong tục tang lễ  bày tỏ lòng tiếc thương với người đã mất.- 2 nội dung cơ bản+ Kể lại cuộc đời, công đức, phẩm hạnh của người đã mất+ Bày tỏ nỗi đau thương của người sống trong giờ phút vĩnh biệt.- Bố cục: thường gồm 4 đoạn+ Lung khởi (Thương ôi!/ Hỡi ôi!...): luận chung về lẽ sống, chết + Thích thực (Nhớ linh xưa): kể công đức, phẩm hạnh, cuộc đời người đã khuất + Ai vãn: niềm thương tiếc+ Kết: niềm thương tiếc + lời cầu nguyện của người đứng tế. - Được viết theo thể: văn xuôi, thơ lục bát, song thất lục bát, phú- Âm điệu: lâm li, thống thiết, sử dụng nhiều từ thán từ và những từ ngữ, hình ảnh có giá trị biểu cảm mạnh.2. “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” a. Hoàn cảnh sáng tác Viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định để tế những nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc đêm 16/12/1861. b. Ý nghĩa lịch sử: dựng bức tượng đài đầu tiên của người nông dân nghĩa sĩ trong văn học dân tộc  gây xúc động mạnh mẽ, cổ vũ tinh thần chiến đấu. bài văn tế lập tức được truyền tụng khắp nơi. 2. “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” c. Bố cục- Lung khởi (2 câu đầu): bối cảnh thời đại và ý nghĩa cái chết bất tử của người nông dân.- Thích thực (câu 3 – 15): hình ảnh người nông dân – nghĩa sĩ - Ai vãn (câu 16 – 28): tiếc thương, cảm phục người nghĩa sĩ- Kết (2 câu cuối): ngợi ca linh hồn bất tử của các nghĩa sĩ. II. Đọc hiểu văn bản Cách đọc văn tếĐoạn 1: trang trọngĐoạn 2: trầm lắng khi hồi tưởng, hào hứng, sảng khoái khi kể lại chiến côngĐoạn 3: trầm buồn, xót xa, đau đớnĐoạn 4: thành kính, trang nghiêm Câu hỏi thảo luậnII. Đọc hiểu văn bản + Nhóm 1: Tình thế, bối cảnh thời đại mà Nguyễn Đình Chiểu xây dựng hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ; ý nghĩa cái chết của họ. + Nhóm 2: Hoàn cảnh xuất thân của người nghĩa sĩ trong bài văn tế+ Nhóm 3: Những chuyển biến về tư tưởng của người nông dân khi giặc Pháp xâm lược+ Nhóm 4: Vẻ đẹp hào hùng của người nông dân trong “trận nghĩa đánh Tây”. Câu hỏi thảo luậnGợi ý Nhóm 1: Tình thế, bối cảnh thời đại mà Nguyễn Đình Chiểu xây dựng hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ; ý nghĩa cái chết của họ. Tìm những câu văn thể hiện tình thế, bối cảnh lịch sử của dân tộc.Nhận xét về những hình ảnh và từ ngữ, biện pháp nghệ thuật tác giả sử dụng trong các câu văn đó, giá trị biểu cảm của chúng.Trên cái “nền” thời đại đó, tác giả khái quát như thế nào về ý nghĩa cái chết của người nông dân – nghĩa sĩ Cần Giuộc?Câu hỏi thảo luậnGợi ý Nhóm 2: Hoàn cảnh xuất thân của người nghĩa sĩ trong bài văn tếTìm những câu văn thể hiện hoàn cảnh xuất thân của người nghĩa sĩ.Tìm những biện pháp tu từ trong những câu văn ấy, phân tích, đánh giá tác dụng nghệ thuật của chúng.Thái độ, tình cảm của tác giả.Câu hỏi thảo luậnGợi ý Nhóm 3: Những chuyển biến về tư tưởng của người nông dân khi giặc Pháp xâm lượcTìm những câu văn thể hiện sự chuyển biến về tư tưởng, tình cảm của người nông dân khi đất nước có giặc.Tác giả đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện điều đó? Tính chất nông dân có được biểu hiện qua cách diễn đạt của bài văn tế hay không?Câu hỏi thảo luậnGợi ý Nhóm 4: Vẻ đẹp hào hùng của người nông dân trong “trận nghĩa đánh Tây”.Đọc những câu văn thể hiện bức tranh công đồn của người nông dân – nghĩa sĩ. Tưởng tượng và miêu tả lại bức tranh xông trận đó.Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để tạo ấn tượng cho bức tranh ấy? a. Bối cảnh thời đại và ý nghĩa cái chết của người nông dân – nghĩa sĩ- Hỡi ôi! : tiếng than  đau đớn tột độ.- Súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ + Không gian bao la: đất, trời + Trạng thái động, khuếch tán của âm thanh, ánh sáng: rền, tỏ ấn tượng hoành tráng cho bức tượng đài sắp khắc hoạ. II. Đọc hiểu văn bản 1. Hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ1. Hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ a. Bối cảnh thời đại và ý nghĩa cái chết của người nông dân – nghĩa sĩNghệ thuật đối lập- Súng giặc đất rền  thế lực vật chất xâm lược bạo tàn Lòng dân trời tỏ  tinh thần quyết tâm đánh giặc thấu cả trời xanh cuộc đụng độ căng thẳng của thời đại “khổ nhục nhưng vĩ đại”.- Mười năm công vỡ ruộng Danh nổi tợ phao - Một trận nghĩa đánh Tây Tiếng vang như mõ  Ý nghĩa cái chết: bất tử, tiếng thơm còn mãi muôn đời. * Hai câu đầu dựng nên cái “nền” đầy tính sử thi cho bức chân dung người nghĩa sĩ anh hùng.1. Hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ b. Hoàn cảnh xuất thân của nghĩa quân Xuất thân: nông dân + Việc cuốc, việc cày, việc cấy, tay vốn quen làm  chỉ quen đồng áng + Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó  xa lạ với việc nhà binh.Hoàn cảnh sống: cui cút  tình yêu thương, cảm thông trước những cuộc đời nhỏ bé, khổ nhọc, âm thầm.1. Hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ c. Chuyển biến về tư tưởng Căm thù giặc: + So sánh “rất nông dân”: Ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ + Màu sắc đối lập: trắng lốp >< lòng son – trăng rằm: toả sáng vĩnh cửu  linh hồn nghĩa sĩ sống mãi cùng đất nước, tiếc hận vì chí nguyện chưa thành. + Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ: câu cảm thán + từ láy + hình ảnh gợi tả, gợi xót thương  nỗi mất mát, đớn đau và tình cảnh bơ vơ của người thân. II. Đọc hiểu văn bản 2. Tiếng khóc đau thương Xót thương vô hạn: + Sông Cần Giuộc, chợ Trường Bình, chùa Tông Thạnh, Bến Nghé, Đồng Nai (câu 18, 24)  liệt kê địa danh: nỗi đau bao trùm cỏ cây, sông núi. + Ai cứu đặng một phường con đỏ  nghẹn ngào trước thảm cảnh của dân tộc. + Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo  nỗi đau khôn nguôi. II. Đọc hiểu văn bản 2. Tiếng khóc đau thương Tiếng khócTiếc hận của người phải hi sinh khi sự nghiệp còn dang dởXót xa cho nỗi mất mát của người thânNghẹn ngào trước thảm cảnh của dân tộctiếng khóc nức nở khôn nguôi, bao trùm tang tóc khắp núi sông.  Lời văn trầm lắng nghẹn ngào + điển tích, từ ngữ trang trọng  tiếng khóc lớn, mang tầm vóc sử thi, khắp non sông nhuốm màu tang tóc, bi thương. II. Đọc hiểu văn bản 2. Tiếng khóc đau thương Biểu dương công trạng của người nông dân - nghĩa sĩ + Tấc đất ngọn rau ơn chúa, bát cơm manh áo ở đời: hình ảnh nhỏ bé, gần gũi  xả thân bảo vệ những gì thiết thân nhất. + Điệp cấu trúc + liệt kê + đối + phủ định mạnh mẽ (Sống làm chi) + khẳng định chắc nịch (Thà thác mà...)  chết vinh còn hơn sống nhục. + Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia  bất tử cùng sông núi, truyền cho người sống ý chí cứu nước. II. Đọc hiểu văn bản 2. Tiếng khóc đau thương Biểu dương người nông dân - nghĩa sĩ: Xả thân bảo vệ Tổ quốc Chết vinh còn hơn sống nhục Linh hồn bất tử, truyền cho người sống ý chí cứu nước. cảm phục, tự hào. II. Đọc hiểu văn bản 2. Tiếng khóc đau thương Ý nghĩa tiếng khócNguyễn Đình Chiểu thay mặt nhân dân cả nước thương tiếc + biểu dương công lao nghĩa sĩ.Không chỉ hướng về người chết mà còn hướng về hiện thực cuộc sống của dân tộc.Khẳng định cái chết bất tử, khích lệ lòng căm thù giặc, ý chí tiếp nối sự nghiệp cứu nước.  bi tráng. II. Đọc hiểu văn bản III. Tổng kết- Nội dung: + Tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc + Bức tượng đài bất tử về người nông dân – nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc.- Nghệ thuật: + Xây dựng nhân vật sắc sảo + Kết hợp nhuần nhuyễn chất trữ tình và tính hiện thực + Ngôn ngữ bình dị, trong sáng, sinh động  thành tựu xuất sắc về nghệ thuật . Dặn dò Học thuộc lòng, đọc diễn cảm, biết phân tích bài văn tế.Chuẩn bị: Thực hành về thành ngữ, điển cố. + Tìm hiểu ý nghĩa của mỗi thành ngữ, điển cố trong bài tập 6, 7. + Đặt câu với mỗi thành ngữ, điển cố ấy. 

File đính kèm:

  • pptVan_te_nghia_si_Can_Giuoc.ppt
Bài giảng liên quan