Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu - Nguyễn Thị Như Hạnh

Đặc điểm của thể văn tế

Loại văn gắn với phong tục tang lễ nhằm bày tỏ lòng tiếc thương với người đã mất.

Thường có hai nội dung cơ bản:

Kể lại cuộc đời, công đức, phẩm hạnh của người đã khuất

Bày tỏ nỗi niềm đau thương của người sống trong giờ phút vĩnh biệt.

Được viết theo nhiều thể: văn xuôi, thơ lục bát, song thất lục bát, phú Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được viết theo thể phú tạo nên sự đỉnh đạt, sang trọng.

ppt28 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu - Nguyễn Thị Như Hạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
XIN CHÀO QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINHLớp 11B1Người thực hiện :NGUYỄN THỊ NHƯ HẠNHVĂN TẾNGHĨA SĨ CẦN GIUỘCNguyễn Đình Chiểu PHẦN HAI: TÁC PHẨM I/ TIỂU DẪN 1/ Đặc điểm của thể văn tế - Loại văn gắn với phong tục tang lễ nhằm bày tỏ lòng tiếc thương với người đã mất.- Thường có hai nội dung cơ bản:Kể lại cuộc đời, công đức, phẩm hạnh của người đã khuất Bày tỏ nỗi niềm đau thương của người sống trong giờ phút vĩnh biệt.- Được viết theo nhiều thể: văn xuôi, thơ lục bát, song thất lục bát, phú  Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được viết theo thể phú tạo nên sự đỉnh đạt, sang trọng.- Aâm điệu bài văn tế thường là bi thương, lâm li thống thiết, dùng nhiều thán từ và những từ ngữ hình ảnh có giá trị biểu cảm.- Bố cục thường có 4 đoạn: +Mở đầu ( lung khởi): luận chung về lẽ sống chết.+ Đoạn 2 ( thích thực): kể phẩm hạnh, công đức, cuộc đời của người đã khuất.+ Đoạn 3 ( ai vãn): nói lên niềm thương tiếc đối với người đã mất.+ Đoạn 4 ( kết): bày tỏ lòng tiếc thương và lời cầu nguyện của người đứng tế. 2/ Hoàn cảnh ra đời bài văn tế: Đêm 16 – 12 – 1861, các nghĩa sĩ đã tấn công đồn Cần Giuộc, giết được tên quan hai Pháp và một số lính thuộc địa.Họ làm chủ đồn được hai ngày, sau đó bị phản công và thất bại.Khoảng 20 nghĩa quân đã hi sinh.Theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định tên là Đỗ Quang, Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài văn tế này. 2/ Bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được chia làm 4 đoạn:+ Đoạn 1- Lung khởi(câu1,2): Khái quát bối cảnh bão táp của thời đại và ý nghĩa cái chết bất tử của người nông dân nghĩa sĩ.+ Đoạn 2- Thích thực ( câu 3 15): tái hiện chân thực hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ, từ cuộc đời lao động vất vả, tủi cực đến giây phút vươn mình trở thành dũng sĩ, đánh giặc và lập chiến công.+ Đoạn 3- Ai vãn ( câu 16  28): lòng tiếc thương, đau xót và thái độ cảm phục của tác giả và nhân dân đối với người nghĩa sĩ. + Đoạn 4- Kết ( 2 câu cuối): ca ngợi linh hồn bất tử của người nghĩa sĩ. II/ PHÂN TÍCH 1/ Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ.  Câu hỏi thảo luận Nhóm 1: Tìm hiểu tình thế,bối cảnh của thời đại và ý nghĩa cái chết của những người nông dân nghĩa sĩ.( Câu 1,2)Nhóm 3: Tìm hiểu những chuyển biến về tư tưởng của người nông dân khi có giặc ngoại xâm.( Câu 6 => 9)Nhóm 4: Tìm hiểu vẻ đẹp hào hùng của đội quân áo vải trong trận nghĩa đánh Tây.( Câu 10 – 15)Nhóm 2: Tìm hiểu về nguồn gốc của người nghĩa sĩ trong bài văn tế.( Câu 3,4,5)a / Tình thế, bối cảnh của thời đại và ý nghĩa cái chết của những người nông dân nghĩa sĩ:- Bức tượng đài người nông dân nghĩa sĩ được khắc hoạ trên cái nền:Súng giặc đất rền, Lòng dân trời tỏ.+ Những hình ảnh không gian to lớn:TrờiĐất+ các từ ngữ biểu thị trạng thái động: rền, tỏ thể hiện sự khuyếch tán của âm thanh và ánh sáng, tạo ra ấn tượng hoành tráng cho bức chân dung tượng đài.- Tác giả đã sử dụng nghệ thuật đối lập:Súng giặc đất rền Lòng dân trời tỏ Tái hiện trước mắt người đọc bối cảnh và tình thế căng thẳng của thời đại bão táp “ khổ nhục nhưng vĩ đại”.Thế lực vật chất bạo tàn  Ý chí, nghị lực của “lòng dân”Mười năm công vỡ ruộng  Danh nổi như phao Một trận nghĩa đánh Tây  Tiếng vang như mõ  Một cái chết bất tử, tiếng thơm còn mãi muôn đời.Hai câu văn đã tạo nên một cái “nền” hoành tráng để tác giả đi sâu khắc hoạ vẻ đẹp của bức chân dung người nghĩa sĩ Cần Giuộc đất Lục tỉnh anh hùng.b/ Nguồn gốc của người nghĩa quân: - Họ là những người nông dân, cả đời gắn bó với mảnh ruộng, với những công việc thường nhật: việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm.- Họ hoàn toàn xa lạ với việc nhà binh như: tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.+ Sự đối lập hiện ra qua kết cấu câu văn: chưa quen  đâu tới  chỉ biết; tay vốn quen làm  mắt chưa từng ngó.+ Tấm lòng yêu thương, cảm thông của tác giả đọng lại ở hai từ:cui cút. Đó là hình ảnh người nông dân nghèo, cuộc sống lam lũ, nhọc nhằn, âm thầm , lặng lẽ trên mảnh ruộng, họ chỉ mong mưa thuận gió hoà, đất nước thanh bình không giặc giã. nhấn mạnh nguồn gốc nông dân thuần tuý của họ.c/ Những chuyển biến về tư tưởng, tình cảm của người nông dân:- Đất nước có giặc ngoại xâm.Lòng căm thù trong người nông dân thức dậy, mạnh mẽ, quyết liệt theo kiểu nông dân. + Họ diễn tả tâm trạng mình bằng những hình ảnh thân thuộc hằng ngày: “mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ – Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì muốn ra cắn cổ”.- Người nông dân đã chờ đợi triều đình “ dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới”.Song sự chờ đợi của họ là vô vọng “ trông tin quan như trời hạn trông mưa”. Và từ nhận thức , ý thức về đất nước thống nhất (mối xa thư đồ sộ), về trách nhiệm của bản thân đối với đất nước khi có giặc ngoại xâm ( há để ai chém rắn đuổi hươu), họ tự nguyện sung vào đội quân chiến đấu. Một bước chuyển biến lớn lao về tư tưởng diễn ra trong người nông dân.  Từ con người “Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó” họ vụt trở thành những nghĩa sĩ phi thường ra sức đoạn kình, dốc ra tay bộ hổ.d/ Vẻ đẹp hào hùng của đội quân áo vải trong trận công đồn:- Không tiếng trống xung trận “ Chi nhọc quan quản gióng trống kì trống giục” nhưng ta thấy được không khí khẩn trương, sôi nổi, quyết liệt và đầy hào hứng được bật ra từ vô vàn trái tim yêu nước thương nòi- Aâm thanh của tiếng đạn nhỏ đạn to, tàu sắt tàu đồng súng nổ cũng không mảy may cản bước chân chiến đấu của họ. Vũ khí hiện đại của giặc- Trung tâm bức tranh là hình tượng những người nông dân với vũ khí trang bị rất thô sơ.Họ vào trận bằng manh áo vải, bằng ngọn tầm vông, bằng rơm con cúi, lưỡi dao phay và bằng ngọn lửa tinh thần “lòng dân trời tỏ”.+ Họ đốt nhà dạy đạo. + Họ chém rớt đầu quan hai Pháp.+ Họ đạp rào lướt tới coi giặc cũng như không, họ xô cửa xông vào , họ liều mình xung trận. + Họ đâm ngang chém ngược làm thất điên bát đảo quân thù “làm cho mã tà ma ní hồn kinh”.- Tác giả sử dụng bút pháp hiện thực để dựng tượng đài người nông dân nghĩa sĩ trong tư thế tấn công.-Nhịp điệu dồn dập của các câu văn + sử dụng hàng loạt những động từ mạnh: đánh, đốt, chém, đạp, lướt, xô, xông  gợi ra khí thế tấn công như vũ bão của người nghĩa sĩ nông dân  Lòng căm thù đã biến thành hành động. Vũ khí hiện đại > < Vũ khí thô sơ, những vật dụng hàng ngày Bức tượng đài đã được dựng lên sừng sững trong tư thế tấn công, mang vẻ đẹp hiên ngang, bất khuất, kiên cường. tăng thêm vẻ đẹp tráng ca của hình tượng nghĩa sĩ nông dân.XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH

File đính kèm:

  • pptvan_te_nghia_si_Can_Giuoc1.ppt