Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Vội vàng (Xuân Diệu)

• Tìm hiểu bố cục bài thơ

 Câu hỏi: Em hãy đọc và xác định bài thơ

 có thể chia làm mấy phần?

 Thử đặt tiêu đề cho mỗi phần?

 (*Mời một em đọc cho cả lớp nghe bài thơ)

 

ppt45 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Vội vàng (Xuân Diệu), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ió xinh thì thào trong lá biếc , Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?Chẳng bao giờ , ôi ! chẳng bao giờ nữa...Mau đi thôi !mùa chưa ngả chiều hôm, Ta muốn ômCả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều ;Và non nước ,và cây, và cỏ rạng ,Cho chếnh choáng mùi thơm ,cho đã đầy ánh sángCho no nê thanh sắc của thời tươi; - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!Bố cục bài thơ * Có thể chia làm 4 đoạn : - Đoạn 1: Ước vọng níu giữ của nhà thơ(4 câu đầu) - Đoạn 2: Niềm sung sướng được sống giữa mùa xuân trần thế tuyệt đẹp (7 câu tiếp) - Đoạn 3: Nỗi buồn, lo ,tiếc nuối của tác giả trước sự trôi chảy của thời gian(19 câu tiếp) - Đoạn 4: Khát vọng chạy đua với thời gian để được tận hưởng cao độ vẻ đẹp mùa xuân trần thế(9 câu cuối) Vội vàng Xuân DiệuII-Đọc- hiểu bài thơ: 1- Đoạn 1:Ước vọng của nhà thơ Câu hỏi : Theo em ước muốn “tắt nắng”, “buộc gió” của nhà thơ là bình thường hay khác thường? Vì sao? Thực chất của ước muốn này là điều gì ?II- Đọc- hiểu bài thơ: 1- Đoạn 1:Ước vọng của nhà thơ * Muốn “tắt nắng”, “buộc gió”: Thật táo bạo,khác thường bởi đó là sự đoạt quyền tạo hoá,đi ngược quy luật tự nhiên Thực chất đây là khát vọng níu giữ thời gian níu giữ vẻ đẹp trần gian lại để tận hưởng mãi mãi...Câu hỏi: Đoạn thơ 2 là sự diễn tả cụ thể vẻ đẹp của mùa xuân trần thế.Vậy dưới cái nhìn của Xuân Diệu mùa xuân trần thế hiện lên với mấy đặc điểm? Hãy chỉ rõ những đặc điểm ấy? 2. Đoạn 2: Vẻ đẹp mùa xuân trần thế.* Mùa xuân trần thế hiện lên với hai đặc điểm chính - Mùa xuân trần thế là một thiên đường nơi mặt đất:+Đầy lứa đôi hạnh phúc- “ong bướm tuần tháng mật”+Đầy sắchoa,hương thơm- “hoacủa đồng nội xanh rì”+Đầy âm thanh tình tứ- “khúc tình si” của yến anh...+Đầy ánhc sáng diệu kì- “ánh sáng chớp hàng mi...”+Đầy niềm vui- “thần vui hằng gõ cửa”mỗi buổi sáng=>Điệp ngữ “này đây”đã nhấn mạnh sự phong phú của cảnh sắc nơi cuộc sống trần thế... - Mùa xuân trần thế còn như một người tình trẻ đẹp , căng mọng sự sống và ẩn chứa sức quyến rũ không thể cưỡng nỗi “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”=>Thể hiện quan niệm mĩ học mới: chuẩn mực cái đẹp là con người ở tuổi trẻ ,tình yêu... * Câu hỏi : Bên cạnh niềm hạnh phúc như trên đến đoạn 3 lại cho thấy tác giả có những nỗi niềm gì? Lý giải cội nguồn của những nỗi niềm ấy?3. Đoạn 3: Nỗi buồn ,lo, tiếc nuối trước dòng chảy thời gian - Hoài niệm tiếc nuối mùa xuân ngay trong mùa xuân- “Không chờ nắng hạ mới hoài xuân” =>Tiếc nuối tuổi xuân ngay giữa thời tuổi trẻ...Cho rằng đời người chỉ có ý nghĩa khi ở thời tuổi trẻ – “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”=>bởi vậy đời người vô cùng ngắn ngủi...-Cảm thấy trong không gian vạn vật đều mang tâm thế buồn đau bởi sự sự tàn phai sắp sửa – “ Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt” - Nhà thơ trào dâng một niềm buồn đau tuyệt vọng vì không bao giờ có thể quay lại với những năm tháng cuộc đời đã đi qua – “Chẳng bao giờ ,ôi chẳng! bao giờ nữa...” =>Cội nguồn của nỗi buồn lo tiếc nuối trênlà một tình yêu cuộc sống ,yêu tuổi trẻ tha thiết ... Câu hỏi: Đoạn thơ cuối là khát vọng chạy đua với thời gian để tận hưởng vẻ đẹp mùa xuân trần thế . Vậy khát vọng đó của nhà thơ đã được diễn tả với nghệ thuật có gì đặc sắc?4 .Đoạn 4: Khát vọng chạy đua với thời gian để tận hưởng vẻ đẹp mùa xuân trần thế... * Thể hiện qua : - Điệp ngữ “ta muốn”=> khẳng định khát vọng cao độ muốn được tận hưởng vẻ đẹp mùa xuân... - Dùng trùng điệp các động từ diễn tả các động thái yêu đương ngày một tăng cấp: ôm->riết->say-> thâu->cắn=> Cho thấy tác giả gắn bó với cuộc sống bằng tình cảm nồng nàn như với người tình... - Chuyển từ xưng “tôi” sang “ta”=> Khẳng định cái tôi đầy uy quyền đối với tạo vật thiên nhiên... III.Đánh giá chung: *Câu hỏi: Tại sao có ý kiến cho rằng:“Vộivàng” là bài thơ rất Xuân Diệu? III. Đánh giá chung: * “Vội vàng” là bài thơ rất Xuân Diệu . Bởi: - Thể hiện rõ một cái tôi Xuân Diệu cháy bỏng niềm khát khao giao cảm với đời ... - Thể hiện rõ mĩ học Xuân Diệu :Chuẩn mực cái đẹp là con người ở tuổi trẻ và tình yêu... - Thể hiện rõ bút pháp nghệ thuật tân kì -> ở dùng từ: tháng giêng ngon;con gió xinh... -> ở đặt câu: “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa”... : Hãy thư giãn trước khi luyện tập Luyện tập Bài thơ “ Vội vàng”của Xuân Diệu được viết theo theo thể loại: A. Trữ tình B.Trữ tình- Triết luận B. Tự sự C. Tự sự – Trữ tình2. “Vội vàng”là bài thơ: A.Luận đề ,có kết cấu lôgic rất chặt chẽ B. Cảm xúc chảy tràn theo ngòi bút ,không có tính duy lí chặt chẽ. C. Đã vận dụng sáng tạo chất liệu văn học dân gian3. “Vội vàng”(tìm ý không đúng) A.Trình bày một quan niệm rất mới về cuộc sống B. Trình bày một quan niệm về tình yêu đôi lứa C. Biểu thị cảm xúc nồng nhiệt , chân thực4. Bốn dòng thơ đầu(tìm ý sai): A. Là một ước muốn chống lại quy luật của trời đất B. Là khát khao giữ được hương sắc cuộc đời C.ẩn chứa nỗi tuyệt vọng vì biết đó là ảo tưởng5. Bốn dòng thơ đầu sử dụng thơ ngũ ngôn(tìm ý sai) A. Tạo ra sự dứt khoát dõng dạc của tuyên ngôn B. Tạo giọng điệu kể chuyện cho bài thơ. C.Nếu viết thành thơ 4 tiếng thì tốt hơn 6. Đoạn thơ thứ hai: “Của ong bướm..... ...cặp môi gần”A.Giải thích tại sao lại có ước muốn kì lạ ở 4 dòng đầuB. Chỉ là mạch cảm xúc hồn nhiên tươi vuiC. Thể hiện tình yêu đôi lứa son sắt7. Giữa “Thơ duyên”và “Vội vàng” (tìm ý sai) A. Giống nhau ở quan niệm hạnh phúc là kết đôi ân ái C. Thơ duyên khác Vội vàng ở mức độ , cường độ cảm xúc. D.Cảm xúc trong Thơ duyên hoàn toàn khác Vội vàng8. Hai tiếng “này đây” ở giữa dòng thơ chuyển dời ra đầu rồi lại quay về giữa (tìm ý sai):Nhà thơ như dắt tay mọi người vào khu vườn hương sắc với hạnh phúc trần thế ..B. Nó như giữ nhịp cho bản đàn đầy hạnh phúc...C.Tạo một cấu lạ và đẹp thuần tuý cho đoạn thơD. Cho ta hình dung mọi không gian nơi trần thế đâu đâu cũng ngập tràn sự sốmg và hạnh phúc lứa đôi9. “Tuần tháng mật”có thể hiểu là(Tìm ý sai) A. Tuần tháng mật là của ong bướm vì chúng đang rập rờn trên những bông hoa của đồng nội đầy mật ngọt. B. Thời gian hoa đồng nội cho ong bướm hút được nhiều chất mật ngọt của ái tình. C.Thời gian của ong bướm ngọt thơm như mật D. Thời gian hạnh phúc nhất của đôi lứa10. Câu thơ của Nguyễn Du: “Dập dìu gió lá cành chim” lấy điển tích Trung Hoa ngụ ý nói về cảnh lả lơi chốn ăn chơi .So với hai dòng thơ ở “Vội vàng” “Này đây lá của của cành tơ phơ phất Của yến ánh này đây khúc tình si” A.Có mối liên hệ về ý. Có điều Xuân Diệu côngkhai ca ngợi tình yêu đắm đuối , tự nhiên của đôi lưá. B. Không có mối liên hệ với nhau C. Thơ Nguyễn Du nói về lứa đôi trai gái, thơ Xuân Diệu tả cảnh thiên nhiên Hãy thư giãn trước khi luyện tập tiếp11. Câu thơ “Và này đây ánh sáng chớp hàng mi” là: A. ánh sáng bình minh của mặt trời chiếu chói lọi vàomắt thiếu nữ,khiến cho đôi mắt ấy phải chớp hàng mi B.Đôi mắt người đẹp khẽ chớp hàng mi tạo nên một buổi bình minh kì diệu.Đó là nguồn năng lượng cung cấp sức xuân cho khu vườn tình ái của thiên nhiên C. Đây là ánh sáng tuyệt đẹp khiến thiếu nữ xao động chớp chớp hàng mi12.Câu thơ “Và này đây ánh sáng chớp hàng mi” có nét tương đồng hơn với những câu thơ nào sau đây của Xuân Diệu: A.“Tà áo mới cũng say mùi gió nước Rặng mi dài xao động ánh dương vui” B. “Trong vườn inh ỏi tiếng chim vui Thiếu nữ nhìn xuân mỉm miệng cười.” C. “Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá” 13.Câu thơ“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” (tìm ý sai) : A. Là cảm giác của ái ân tình tựTháng giêng mơn mởn non tơ đầy sức sống thanh tân .Nó như người tình rạo rực ,trinh nguyên với sức quyến rũ không cưỡng lại đượcC. Tháng giêng khởi đầu cho mùa xuân, cặp môi gần khởi đầu cho một nụ hôn đắm đuối. Hai cái mở đầu gợi về hạnh phúc đầu tiên D.“Ăn” tháng giêng - hưởng thụ tháng giêng ngon như ăn trái môi người . E. Câu thơ như bữa tiệc được dọn để sau đó: “Hỡi xuân hồng , ta muốn cắn vào ngươi!”14.Câu thơ “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa” (tìm ý sai) A. Dấu chấm giữa 2 câu trong 1 dòng thơ là điểm giao của hai tâm trạng :niềm hạnh phúc và sự thảng thốt B.“Vội vàng một nửa” nghĩa là nửa còn lại không thể vôị vàng. C. Ngắm nhìn hạnh phúc chỉ là vội vàng một nửa, còn nửa kia là phải phá cỗ tận hưởng hạnh phúc trần thế ban tặng. 15.Đoạn thứ ba của “Vội vàng”(tìm ý sai): A. Nhân vật trữ tình thấy được bằng lí trí rằng tuổi xuân và mùa xuân quá ngắn ngủi. Rồi nó sẽ đi qua. B.Thể hiện sự bế tắc của cái “tôi” cô đơn. C. Đời người có ý nghiã nhất là Tuổi trẻ . Tuổi trẻ sẽ mất đi vĩnh viễn theo thời gian16. Đoạn thơ cuối cùng : A.Giọng điệu thơ thay đổi chuyển sang nhịp hànhkhúc để biểu hiện những cảm xúc mỗi lúc một cuồngnhiệt ,vồ vập.Thể hiện khát vọng sống mãnh liệt... B. Cổ vũ một lối sống vội vàng , sống gấp... C. Thể hiện rõ một cái “tôi” đầy hoài nghi , chán nản 17.Mở đầu bài “Vội vàng” Xuân Diệu dùng đại từ “tôi” đến cuối bài thơ lại dùng đại từ “ta” vì: A. Cả hai đại từ đều ở ngôi thứ nhất và có thể thay thế cho nhau, đều là cái tôi Xuân Diệu B. Thể hiện cường độ cảm xúc ngày càng mãnh liệt của Xuân Diệu C.Từ sự bộc lộ cái tôi cá nhân đến lời tuyên ngôn nhân sinh gửi tất cả những người trẻ tuổi và nhất là trẻ lòng của Xuân Diệu18. “Ta muốn” lặp lại với mật độ dày(tìm ý sai) A.Ta gồm cả tôi và giả định mọi người đang theo quan điểm sống với mình . B. Những dòng thơ trào dâng , lôi cuốn theo nhịp của số đông . C.Thể hiện một cái “tôi” đầy ích kỉ muốn tất cả là của mình. D. Thể hiện một niềm khát yêu , khát sống cao độ 19. Hệ thống các động từ : Ôm -riết-say - thâu- chếnh choáng -đã đầy-no nê- cắnA. Thể hiện một cái“tôi”tham lam đến bất bình thườngB.Có quan hệ với nhau theo chiều hướng tăng tiếnC. Độc lập không liên quan tới nhau20Tìm ý sai:Giữa2 câu thơ“Tháng giêng ngon như mộtcặp môi gần”-“Hỡi xuân hồng,ta muốn cắn vào ngươi”A. Một bên là cảm nhận , một bên là cần hưởng thụ sự cảm nhận đóB.Một câu là hiện tại, một câu là quá khứC. Một câu miêu tả qua so sánh còn1câu là tuyên ngôn Giờ học đã hết ,chào tạm biệt và hẹn gặp lại các em10. Câu thơ của Nguyễn Du: “Dập dìu gió lá cành chim” 

File đính kèm:

  • pptVoi_vang_Co_hinh_anh_minh_hoa.ppt