Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiếng Việt: Đặc điểm loại hình của tiếng Việt

Trái đất rộng giàu sang bao thứ tiếng
Cao quý thâm trầm rực rỡ vui tươi
Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người
Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ.

Buồm lộng sóng xô, mai về trúc nhớ
Phá cũi lồng vời vợi cánh chim bay
Tiếng nghẹn ngào như đời mẹ đắng cay
Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt.

Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết
Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi
Như vị muối chung lòng biển mặn
Như dòng sông thương mến chảy muôn đời.

 

ppt12 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 796 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiếng Việt: Đặc điểm loại hình của tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆTTrái đất rộng giàu sang bao thứ tiếng Cao quý thâm trầm rực rỡ vui tươi Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ. Buồm lộng sóng xô, mai về trúc nhớ Phá cũi lồng vời vợi cánh chim bay Tiếng nghẹn ngào như đời mẹ đắng cay Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt. Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi Như vị muối chung lòng biển mặn Như dòng sông thương mến chảy muôn đời. (Tiếng Việt – Lưu Quang Vũ)Nguyễn Thị Cẩm HàTrường THPT Phan Đình PhùngI. LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ - Loại hình ngôn ngữ: Là một cách phân loại ngôn ngữ dựa trên những đặc điểm cơ bản nhất của ngôn ngữ đó như: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp - Có 4 loại hình ngôn ngữ: + Loại hình ngôn ngữ hòa kết (biến hình): tiếng Anh, Pháp, Nga + Loại hình ngôn ngữ đơn lập (không biến hình): tiếng Việt, Thái, Hán + Loại hình ngôn ngữ chắp dính (niêm kết): tiếng Nhật, Triều Tiên, Thổ Nhĩ Kì+ Loại hình ngôn ngữ hỗn nhập (đa tổng hợp): ngôn ngữ các nước châu Mĩ - Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lậpII. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp- Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết+ Âm tiết nào của tiếng Việt cũng mang một thanh điệu nhất định. + Trong dòng lời nói cũng như chữ viết, âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng được tách và ngắt ra thành từng khúc đoạn riêng biệt.- Về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo từNgữ liệuChim mỏi về rừng tìm chốn ngủ(Chiều tối – Hồ Chí Minh)- Nhận xét về số tiếng, cách đọc và cách viết câu thơ trên.- Hãy dùng một tiếng bất kì trong câu thơ trên để tạo ra các từ ghép, từ láy mới Lµm c©u ®èi TÕt 	Một anh đồ nọ, ngày 30 tết trong lúc mọi người bận rộn, anh ta đưa giấy bút để làm câu đối. Viết được 3 chữ “Chiều ba mươi ...” thì tắc tị, không viết được nữa. Bỗng nghe tiếng chó cắn nhau anh ta chợt tỉnh, vội viết tiếp “.... Con chó sủa” . Được câu thứ nhất thì trời đã tối anh ta bèn để sáng mai làm tiếp. 	Sáng mồng một lại lấy bút ra, viết ba chữ “ Sáng mồng một ....” thì lại tắc. Lúc ấy có tiếng bà vợ húng hắng, anh ta vội ghi luôn “... vợ tôi ho”. Như vậy là xong một câu đối. 	Anh đồ đem khoe với vợ. Vừa nghe vậy, người vợ nổi cơn tam bành: “Anh này láo, dám đối tôi với con chó à?”. Anh đồ hoảng sợ, vội chống chế: “Đâu nào! Tôi đối “Vợ” với “ Con” còn đối “ Tôi” với “ Chó” đấy chứ!” 	Thấy chồng vụng chèo khéo chống, bà vợ phì cười, tha cho!(Nguyễn Văn Tứ - Ngữ liệu Văn học dân gian trong dạy học Tiếng Việt)Câu hỏi ? ? ?Cách chống chế của anh đồ trong truyện đã dựa trên đặc điểm nào của tiếng Việt?A. Các âm tiết được phát âm tách rời nhau, không có hiện tượng nối âm.B. Âm tiết nào trong tiếng Việt cũng mang thanh điệuC. “Tiếng” là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa hoặc tiềm tàng khả năng có nghĩaD. Âm tiết nào trong Tiếng Việt cũng mang thanh điệu	Linh uy tiếng nổi thật là đâyNước chắn hoa rào một khóm mâyXanh biếc nước soi hồ lộn bóngTím bầm rêu mọc đá tròn xoay Canh tàn lúc đánh chuông ầm tiếngKhách vắng khi đưa xạ ngát bayThành thị tiếng vang đồn cảnh thắngRành rành nọ bút với nghiên nàyTrong thơ tiếng Việt, có loại thơ “thuận nghịch độc” (tức là đọc xuôi đọc ngược đều được) như bài thơ “Đền Ngọc Sơn” (Khuyết danh) dưới đây:- “Tiếng” được phát âm tách rời nên đọc xuôi - ngược đều được- “Tiếng” tự nó có nghĩa nên đọc xuôi câu thơ cũng có nghĩa mà đọc ngược cũng có nghĩa ......2. Từ không biến đổi hình thái	Nhận xét các từ gạch chân trong các câu tiếng Anh và tiếng Việt có ý nghĩa tương đương sau về vai trò ngữ pháp trong câu và về hình thái:- Tôi tặng anh ấy một quyển sách (1). Anh ấy cho tôi một quyển sổ (2).- I offer him a book (1). He gives me a notebook (2).Tôi tặng anh ấy một cuốn sách (1). Anh ấy cho tôi một quyển sổ (2).I offer him a book (1). He give me a notebook (2).Tiếng ViệtTiếng AnhNgôn ngữTiêu chíVề vai trò ngữ pháp Có sự thay đổi: - Tôi (1) là chủ ngữ, tôi (2) là bổ ngữ - Anh ấy (1) là bổ ngữ, anh ấy (2) là chủ ngữCó sự thay đổi: I (1) là chủ ngữ, me (2) là bổ ngữ. Him (1) là bổ ngữ, He (2) chủ ngữ.Về hình tháiKhông có sự biến đổi giữa các từ gạch chân ở câu 1 và câu 2Có sự thay đổi hình thái giữa các từ gạch chân ở câu (1) và câu (2), vì lí do:Do thay đổi về vai trò ngữ pháp: he -> him, me -> I	Phân tích những ngữ liệu dưới đây về mặt từ ngữ (chú ý những từ ngữ in đậm) để chứng minh Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập: 	- “Trâu ơi, ta bảo trâu này	Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”	 	 (Ca dao)	- “Con ngựa đá con ngựa đá 	Con kiến bò đĩa thịt bò”	(Câu đối) Cho một câu thường dùng trong giao tiếp: Tôi ăn cơm.- Hãy đảo trật tự các từ trong câu trên.- Thêm các hư từ: sẽ, không, đã, đang, với, nhé, vào chỗ bất kỳ để tạo câu có nghĩa.- Nhận xét ý nghĩa và cấu trúc ngữ pháp của các câu vừa tạo ra.3. Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ So sánh hai ngữ liệu, từ đó rút ra vai trò tạo nghĩa của hư từa. Người tu hành / tóc không cần phải cạo.b. Người tu hành tóc không cần / phải cạo.a1: Người tu hành tóc có thể không cần phải cạo.b1: Người tu hành vì tóc không cần nên phải cạo.TiÕng ViÖt thuéc lo¹i h×nh ng«n ng÷ ®¬n lËpTiÕng (©m tiÕt) lµ®¬n vÞ c¬ së cña ng÷ ph¸pTõ kh«ng biÕn ®æi h×nh th¸i.ý nghÜa ng÷ ph¸p ®­îc biÓu thÞ b»ng trËt tù tõ vµ h­ tõ.Kết luận:

File đính kèm:

  • pptDac_diem_loai_hinh_cua_Tieng_Viet.ppt