Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiếng Việt: Đặc điểm loại hình của tiếng Việt

I. LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ

Khái niệm loại hình ngôn ngữ:

Là tập hợp những ngôn ngữ :

 - Tuy không cùng nguồn nguồn gốc

 - Nhưng có đặc trưng cơ bản giống nhau về các mặt : ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp

2) Các loại hình ngôn ngữ:

Loại hình ngôn ngữ đơn lập (tiếng Việt, tiếng Hán )

- Loại hình ngôn ngữ hòa kết (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga )

 

ppt11 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 629 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiếng Việt: Đặc điểm loại hình của tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆTTên Bài DạyI. LOẠI HÌNH NGÔN NGỮII. ĐẶC ĐIỂM CỦALOẠI HÌNH NGÔN NGỮIII. LUYỆN TẬPI. LOẠI HÌNH NGÔN NGỮKhái niệm loại hình ngôn ngữ:Là tập hợp những ngôn ngữ : - Tuy không cùng nguồn nguồn gốc 	- Nhưng có đặc trưng cơ bản giống nhau về các mặt : ngữ âm, từ vựng, ngữ phápI. LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ2) Các loại hình ngôn ngữ:Loại hình ngôn ngữ đơn lập (tiếng Việt, tiếng Hán)- Loại hình ngôn ngữ hòa kết (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga)II. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT (loại hình ngôn ngữ đơn lập) 1) Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp: Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết Về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ hoặc yếu tố tạo từ2) Từ không biến đổi hình thái3) Ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ GHI NHỚ Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập Các đặc điểm nổi bật: Đơn vị cơ sở của ngữ pháp là tiếng Từ không biến đổi hình thái Ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từLUYỆN TẬPBài tập 1: phân tích những ngữ liệu (SGK) về mặt từ ngữ để chứng minh tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.a) 	Trèo lên cây bưởi hái hoa,	Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.	Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc	Em có chồng rồi anh tiếc em thay.	(Ca dao) nụ tầm xuân (1): phụ ngữ (bổ ngữ) cho động từ hái nụ tầm xuân (2): chủ ngữ của động từ nở LUYỆN TẬPBài tập 1(tt):b) Thuyền ơi có nhớ bến chăngBến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền	(Ca dao) bến (1): phụ ngữ (bổ ngữ) cho động từ nhớ bến (2): chủ ngữ của động từ đợi Vai trò ngữ pháp của từ thay đổi nhưng hình thức vẫn giữ nguyên, chỉ trật tự sắp đặt trong câu là khác nhauLUYỆN TẬPBài tập 2: Xác định hư từ và phân tích tác dụng thể hiện ý nghĩa của chúng trong đọan văn sau:Trong đọan văn có các hư từ đã, các, để, lại, màĐã: chỉ họat động xảy ra trước thời điểm mốcCác: chỉ số nhiều toàn thể của sự vậtĐể: chỉ mục đíchLại: chỉ hoạt động tái diễnMà: chỉ mục đích “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa”. (Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)LUYỆN TẬPBài tập 3: lựa chọn hư từ thích hợp (trong số những hư từ cho dưới đây) điền vào chỗ trống trong đoạn thơ sau: Cuộc đời  dài thếNăm tháng .. đi qua..... biển kia .... rộngMây . bay về xa 	(Sóng – Xuân Quỳnh)	(vẫn, dẫu, tuy, như, nhưng, và, đã)tuyvẫndẫunhưvẫnLUYỆN TẬPBài tập 4: trong 2 câu thơ Kiều sau đây có mấy hư từ? Nàng rằng: “Thôi thế thì thôiRằng không thì cũng vâng lời rằng không”	A – 4 hư từ	B – 5 hư từ	C – 6 hư từ	D – 7 hư từ7 hư từ: “thôi” (1), “thì” (1), “thì” (2), “không” (1), “không” (2), “rằng” (3), “cũng”Chú ý: thời Nguyễn Du, từ “rằng” có thể là động từ (nghĩa như từ “nói”), có thể là hư từ (nghĩa như từ “là”)Từ “thôi” có 2 từ khác loại: là động từ (nghĩa là “ngừng”) và là hư từ (một hình thái từ thể hiện thái độ từ chối)

File đính kèm:

  • pptDac_diem_loai_hinh_cua_tieng_viet.ppt
Bài giảng liên quan