Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiếng Việt: Một số điểm cần lưu ý về phần Tiếng Việt - Hoàng Dũng

Phong cách ngôn ngữ chính luận (1 tiết)

Phong cách ngôn ngữ báo chí (1 tiết)

Ngữ cảnh (2 tiết)

Nghĩa của câu (1 tiết)

Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (1 tiết)

Đặc điểm loại hình tiếng Việt (2 tiết)

Các bài luyện tập (mỗi bài 1 tiết)

Về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân

Về hiện tượng tách từ

Về trường từ vựng và từ trái nghĩa

Về phong cách ngôn ngữ báo chí

Về tách câu

Về từ Hán Việt

Về nghĩa của câu

Về thay đổi trật tự các phần của cụm từ và các thành phần của câu

Về câu nghi vấn tu từ

Về phong cách ngôn ngữ chính luận

 

ppt59 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 448 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiếng Việt: Một số điểm cần lưu ý về phần Tiếng Việt - Hoàng Dũng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
oa Điềm2.5. Bài đặc điểm loại hình Tiếng ViệtNgôn ngữ có thể phân loại theo quan hệ họ hàng hay theo những đặc điểm nội tại của chúng. Cách thứ hai được gọi là phân loại theo loại hình.Phân loại theo loại hình cũng có nhiều góc độ.Chẳng hạn, nếu căn cứ vào trật tự của chủ ngữ (S), bổ ngữ (O) và động từ (V), thì các tiếng Việt, Hán, Thái, Anh, Tây Ban Nha, Ý,... thuộc vào loại SVO, trong khi các tiếng Mi-an-ma, Nhật, Hàn,... thuộc vào loại SOV. căn cứ vào sự kiện từ có biến đổi hình thái hay không để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp, tương quan giữa dạng thức với ý nghĩa ngữ pháp, v.v., thì tiếng Việt thuộc loại không biến hình hay đơn lập. Phân tích ngôn ngữ thành những đơn vị ngày càng nhỏ hơn, người ta sẽ đi đến một đơn vị nhỏ nhất mà vẫn có nghĩa, đấy là đơn vị ngữ pháp cơ bản, sách ngữ pháp thường gọi là hình vị.Trong tiếng Việt, như SGK đã nói rõ, đơn vị ngữ pháp cơ bản ấy thường có hình thức là một âm tiết, với ranh giới dứt khoát.Trong các ngôn ngữ biến hình, hình vị có thể nhỏ hơn một âm tiết, lớn hơn một âm tiết hay bằng một âm tiết, nhưng ngay cả khi bằng một âm tiết, đấy chỉ là hiện tượng tạm thời. Hiện tượng đọc nối sẽ làm ranh giới âm tiết bị “xô lệch” so với ranh giới hình vị.	firstofallNhư thế, cubanize “Cuba hóa” đồng âm với Cuban eyes “những đôi mắt Cuba”; a name “tên gọi” đồng âm với an aim “mục đích”.So sánh với tiếng Việt: xem ô tô ≠ xe mô tô; phát hành ≠ phá thành. Như thế, khác với tiếng Việt, trong các ngôn ngữ biến hình sự chia cắt lời nói theo âm tiết và theo hình vị tỏ ra không liên quan gì đến nhau.Vì thế, trong tiếng Việt, âm tiết có một cương vị ngôn ngữ học rất lớn, Nó là đơn vị cấu tạo từ. Nó là cơ sở để giải thích những hiện tượng như:Cái cảm thức phân biệt “tiếng Việt/không phải tiếng Việt” trong các từ mượn: vd. tem (< timbre), xăng (< essence), kem (< crème), xi (< cire), săm (< chambre (à air), lốp (< enveloppe) / a-xít (< acide), boóc-đô (< bordeaux), pê-ni-xi-lin (< pénicilline)Việc dùng khoảng trống để phân biệt âm tiết (so sánh blackboard với black board)Cái thói quen đếm độ dài văn bản bằng âm tiết (so sánh tiếng Anh: a = internationality)Cơ sở âm tiết của các thể thơ (lục bát, song thất lục bát, thất ngôn,...) Thiên hướng nói lái của người Việt (so sánh hiện tượng spoonerism trong tiếng Anh, chẳng hạn "You are all tons of soil“ (Các bạn là hàng tấn đất) và "You are all sons of toil” (Các bạn đều là những người lao động vất vả))Xu hướng gán nghĩa cho những âm tiết vốn không có nghĩa (chơi chữ, nhầm nghĩa, nói tắt/không nói tắt)Không dùng sự biến đổi hình thái để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp, thì bù lại, tiếng Việt đẩy mạnh việc sử dụng trật tự từ. Như thế, vai trò quan trọng của trật tự từ là một vấn đề có ý nghĩa loại hình học. Điều đó không có nghĩa các ngôn ngữ thuộc loại hình phi đơn lập không sử dụng trật tự từ, nhưng có thể nói ngôn ngữ càng đẩy mạnh việc biến đổi hình thái thì trật tự từ càng mất đi tầm quan trọng.Cần lưu ý rằng không phải bao giờ thay đổi trật tự từ cũng dẫn đến sự thay đổi về quan hệ ngữ pháp hay về thông tin cơ bản của câu; nhưng ngay trong trường hợp này, so với trật tự từ thông thường, bao giờ cũng có cái thường được gọi là "thông tin bổ sung".Trong văn chương, nhất là thơ, để đạt hiệu quả cần thiết, nhiều tác giả không ngần ngại vi phạm trật tự từ. Tản Đà vẫn viết: Cỏ vàng cây đỏ bóng tà tà dương.Nguyễn Du vẫn viết: Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng.Chú ý: Khi dạy bài Đặc điểm loại hình tiếng Việt, cần khai thác hai bài luyện tập về hiện tượng tách từ (tập 1) và về thay đổi trật tự các phần của cụm từ và các thành phần của câu (tập 2) đã dạy trước đó.Bên cạnh việc sử dụng trật tự từ, tiếng Việt còn sử dụng hư từ. Như thế, đây cũng là một vấn đề có ý nghĩa loại hình học.Một cách tổng quát, có thể cho hư từ là từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực. Thuộc vào hư từ là những từ loại như:liên từ (và, với,...), giới từ (của, trong,...), tình thái từ (à, ư,... ; chỉ, những,...),...Cần lưu ý là nhiều hư từ vốn bắt nguồn từ thực từ và cùng tồn tại song hành với thực từ ấy. Điều này gây khó khăn trong việc nhận diện hư từ. Lấy cho1 tôi cuốn sách ấy và Anh cho2 nó cuốn sách.Xin chị đi1 đi2 !Số tiền ấy không khéo mất1 mất2 !Mặt khác, cũng nên lưu ý hiện tượng một hư từ có thể có nhiều cách dùng.So sánh: Những người bạc ác tinh ma và Đi đâu mà quần áo những bùn là bùn. 2.6. Về các bài luyện tậpBa bài (về phong cách ngôn ngữ chính luận, Về phong cách ngôn ngữ báo chí, về nghĩa của câu, về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân) là sự tiếp tục thực hành đối với những bài học lý thuyết tương ứng.Năm bài (về hiện tượng tách từ, về trường từ vựng và từ trái nghĩa, về thay đổi trật tự các phần của cụm từ và các thành phần của câu, về tách câu, về câu nghi vấn tu từ) là sự tiếp tục thực hành đối với một số vấn đề lý thuyết vốn đã được học ở THCS, nay cần được củng cố và nâng cao, do tác dụng thiết thực của chúng. Bài luyện tập về tách câu được thiết kế là nhằm giúp HS:Phân biệt được hiện tượng tách câu với lỗi viết câu thiếu thành phần nòng cốt. Biết vận dụng hiểu biết về hiện tượng tách câu vào việc đọc - hiểu văn bản và làm văn.Những bài này đáp ứng thiết thực những đòi hỏi của sự tích hợp ba phần Tiếng Việt, Làm văn và Văn học trong chương trình môn Ngữ văn.Cần lưu ý đến hai bài luyện tập còn lại.Trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn có ghi nội dung giảng dạy về từ Hán Việt. Sách giáo khoa Ngữ văn 11 - nâng cao thực hiện nội dung đó bằng một bài luyện tập.Xử lý như vậy là bởi vì ở THCS, học sinh đã được học khá nhiều và có hệ thống về từ Hán Việt. Học thêm từ Hán Việt ở THPT cốt là để trau dồi cho học sinh ý thức thường xuyên rèn luyện về nghĩa và cách dùng lớp từ đặc biệt này.Trong bài luyện tập, có yêu cầu học sinh phải tra từ điển về một số trường hợp. Đối với một số địa phương vùng sâu vùng xa, yêu cầu đó có thể khó đáp ứng, do không có loại sách công cụ ấy.Tuy nhiên, rất cần thiết để cho học sinh thấy rằng khi học bản ngữ cũng phải biết tra cứu các sách công cụ như khi học ngoại ngữ.Các bài luyện tập (và phần luyện tập cuối mỗi bài lý thuyết) được thiết kế thành 6 loại chính: Nhận diện các trường hợp theo lý thuyết đã học; Nhận diện câu đúng/sai; Đặt câu; Khái quát để quy loại; So sánh để thấy sự khác biệt; Mở rộng: tìm những trường hợp tương tự.Xin cảm ơn đã lắng nghe!3. Về phương pháp dạy học3.1 Sử dụng đồng bộ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Sử dụng đồng bộ sách giáo khoa, sách giáo viên và sách bài tập là một đòi hỏi nghiêm túc.Sách giáo khoa chứa đựng những nội dung cơ bản nhất. Sách giáo khoa là tài liệu tham khảo có tính chất công cụ, cung cấp thêm cho giáo viên những hiểu biết cần thiết khi triển khai giảng dạy những nội dung tương ứng trong sách giáo khoa. Mỗi bài trong sách giáo viên thường đề cập tới ba phương diện:Bổ sung kiến thức: nói rõ giải pháp lựa chọn kiến thức được đưa vào sách giáo khoa, hoặc mở rộng, nâng cao những kiến thức ấy.Gợi ý tiến trình lên lớp từng bài.Hướng dẫn trả lời tất cả các câu hỏi hoặc cách giải tất cả các bài tập có trong SGK.Sách bài tập cũng là một tài liệu cần thiết phải tham khảo đầy đủ. Sách bài tập đưa thêm một số lượng khá lớn những bài tập không có trong SGK, những bài tập này lại được gợi ý cách giải khá chi tiết. Do vậy, sách bài tập chắc chắn góp phần mở rộng phạm vi bao quát của giáo viên, đáp ứng thiết thực cho yêu cầu dạy những bài tương ứng trong SGK.3.2. Đáp ứng những đổi mới của môn Ngữ vănPhần tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 11 - Nâng cao quán triệt tinh thần đổi mới chung của môn Ngữ văn ở THPT, với những điểm chính dưới đây:Thống nhất về mục tiêu: Mỗi phần Văn học, Tiếng Việt và Làm văn trong môn Ngữ văn có những mục tiêu cụ thể riêng, nhưng vẫn có thể khái quát thành mục tiêu chung là củng cố, nâng cao và hoàn thiện năng lực ngữ văn của học sinh. Năng lực ngữ văn ấy có thể có nhiều cách thể hiện, phong phú và đa dạng, nhưng tập trung hơn cả là ở bài viết của học sinh. Thông qua bài viết, có thể đánh giá được kết quả của việc dạng ngữ văn trong nhà trường. Đây chính là sự thể hiện tính tích hợp của môn học Ngữ văn.b. Gắn với đời sống: Yêu cầu này cần được quán xuyến trong từng bài học. Chẳng hạn: học bài phong cách ngôn ngữ báo chí, học sinh phải biết cách đọc đầu đề một bài báo rồi dự đoán nội dung bài báo đó để quyết định có nên đọc kỹ cả bài báo hay không;dạy bài luyện tập về tránh một số cách diễn đạt thiếu trong sáng thường gặp, cần khuyến khích học sinh có tinh thần phê phán về mặt sử dụng tiếng Việt khi đọc sách, đọc báo, đọc các bài viết của người khác và của chính bản thân mình.c. Tăng cường thực hành: Phần tiếng Việt vốn đã coi trọng nội dung thực hành (luyện tập), dành cho nội dung này một tỷ lệ thời lượng khá cao. Từ nội dung thực hành có trong mỗi bài của SGK, học sinh cần biết tìm và xử lý những trường hợp tương tự về tiếng Việt ở ngoài sách, trong cuộc sống. Hơn nữa, thực hành còn đòi hỏi phải biết vận dụng kiến thức được trang bị về tiếng Việt vào việc đọc - hiểu các loại văn bản, vào việc viết các loại văn bản.d. Khuyến khích tự học: Cụm từ “dạy học” có một nghĩa rất đáng lưu ý, đó là dạy cho người ta học, tức là dạy cách học. Dạy cách học chính là dạy để người học biết tự học.Cần làm cho học sinh xem mỗi bài tiếng Việt trong SGK là một văn bản đọc - hiểu, như vậy học sinh phải biết lập lại dàn ý của bài, từ đó hiểu được luận điểm, luận cứ trong bài.Mỗi hiện tượng ngôn ngữ, mỗi ngữ liệu được dẫn ra trong các bài luyện tập đều tồn tại trong thực tế tiếng Việt, đều tiềm ẩn trong bộ nhớ của mỗi người.Phải làm cho học sinh biết tự suy nghĩ để cho cái tiếm ẩn thành cái hiện thực, cái được nhận thức. Phải giúp học sinh biết tự đánh giá bài viết của mình theo những yêu cầu của việc sử dụng tiếng Việt, biết phát hiện và sửa chữa những lỗi mắc phải trong bài viếtXin cảm ơn đã lắng nghe!I. NỘi DUNG PHẦN TIẾNG VIỆTPhần Tiếng Việt trong SGK Ngữ Văn 11 – nâng cao theo quy định của Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, gồm những nội dung sau:

File đính kèm:

  • pptTV11.ppt
Bài giảng liên quan