Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiếng Việt: Thao tác lập luận bình luận
1. Khái niệm: Thao tác lập luận bình luận là đưa ra ý kiến đánh giá và bàn bạc về một hiện tượng, một vấn đề nào đó.
2. Mục đích: thuyết phục mọi người hiểu và đồng tình với ý kiến của mình.
3. Cách bình luận: 3 bước
1. Nêu vấn đề cần bình luận.
2. Đánh giá vấn đề cần bình luận.
3. Bàn bạc, mở rộng vấn đề.
Thao tác lập luận bình luậnNhóm 1: Đoạn trích nêu vấn đề gì? Nhận xét cách nêu?Nhóm 2: Tác giả đã đánh giá như thế nào về nguyên nhân và hậu quả của tai nạn giao thông?Nhóm 3: Thái độ của tác giả ra sao?Nhóm 4: Kết thúc vấn đề, tác giả đã đưa ra giải pháp nào để giải quyết vấn đề đã nêu ra?Bài tập 2 (SGK Trang 73)Nêu vấn đề: Thần chết đồng hành cùng với những sát thủ trên đường phố.-> trực tiếp, rõ ràng, khách quan.2. Nguyên nhân: Hạn chế khách quan. chủ quan: ý thức non kém3. Hậu quả: tổn thương quá lớn cho lực lượng lao động của đất nướcDẫn chứng: hầu hết lại là những trai tráng từ 15 19 tuổi. 4. Hành động cần làm:+ mỗi người tự điều chỉnh mình.+ Cần một chương trình truyền thông hiệu quả.Văn bản sử dụng thao tác lập luận bình luận3. Cách bình luận: 3 bước1. Nêu vấn đề cần bình luận.2. Đánh giá vấn đề cần bình luận. 3. Bàn bạc, mở rộng vấn đề.1. Khái niệm: Thao tác lập luận bình luận là đưa ra ý kiến đánh giá và bàn bạc về một hiện tượng, một vấn đề nào đó.2. Mục đích: thuyết phục mọi người hiểu và đồng tình với ý kiến của mình.Bài tập: Bình luận vấn đề: Tình trạng hút thuốc lá trong học sinh hiện nay. 1. Nêu hiện tượng: Hiện nay tình trạng hút thuốc lá của học sinh đang là vấn đề đáng báo động. 2. Phân tích, đánh giá : - Thực trạng hút thuốc lá ở học sinh. Tác hại của thuốc lá đối với học sinh Nguyên nhân dẫn đến việc hút thuốc lá trong học sinh.3. Bàn bạc mở rộng:- Làm thế nào để ngăn chặn tình trạng này?- Hãy bảo vệ chính các bạn và chúng tôi.Bình luận về tình trạng hút thuốc lá trong học sinh hiện nay. Già trước khi giàu Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vừa đưa ra dự báo, Việt Nam sẽ mất hơn 40 năm nữa để vượt qua mốc thu nhập trung bình. 40 năm nữa nghĩa là chúng ta, những người đang đọc bài viết này đều đã già, rất già. Thậm chí, có những người có thể đã ở thế giới bên kia. Nhưng điều nguy hiểm là không chỉ từng cá nhân, mà ngay cả đất nước này khi ấy cũng đã già nua. Bởi theo tính toán của Tổng cục Thống kê Việt Nam cũng như Quỹ dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) thì Việt Nam sẽ chuyển từ cơ cấu dân số vàng (hiện nay) sang dân số già với tốc độ chóng mặt, chỉ trong 15-20 năm. Cụ thể, đến năm 2037 là Việt Nam bị dự báo chính thức cán mốc dân số già (tức là có tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm 20% tổng dân số, hoặc tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm 14% tổng dân số). Gọi là “chóng mặt” vì quá trình chuyển từ già hóa sang già ở Pháp kéo dài tới 115 năm, Thụy Điển - 85 năm, Australia - 73 năm Thực tế, già hóa dân số là vấn đề chung của nhiều quốc gia. Nó còn được coi là khuynh hướng của thế kỷ 21. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ: dân số già hiện hầu hết chỉ xuất hiện ở các quốc gia phát triển, có thu nhập bình quân đầu người cao như Nhật Bản, các nước Tây, Bắc Âu Còn Việt Nam chỉ là nước thu nhập trung bình thấp, và ngay cả ở thời điểm già (năm 2037) thì gần như chắc chắn chúng ta vẫn thuộc nhóm thu nhập trung bình. Cũng giống như một đời người, thời điểm dân số già là lúc quốc gia sẽ phải tiêu tốn tiền bạc đã tích lũy được trong suốt “thời trẻ khỏe” để phục vụ cho giai đoạn không còn hoặc suy giảm khả năng sản xuất. Chẳng hạn, năm 2009 cứ hơn bảy người đi làm mới phải “nuôi” một người già. Nhưng đến năm 2049, cứ hai người làm việc đã phải gánh một người già (chưa kể còn trẻ em). Khi ấy, nếu chúng ta chưa tạo dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, cùng nền tảng khoa học kỹ thuật phát triển thì gánh nặng an sinh xã hội cũng như nguy cơ tụt hậu là rất lớn. Hành động vì tương lai ngay từ lúc này, theo tôi, là điều cần thiết với cả xã hội. Với những người có thẩm quyền, cần cân nhắc và trân trọng từng đồng tiền ngân sách. Nợ công được khẳng định vẫn trong giới hạn an toàn. Nhưng cần tính toán trước rằng, 10-20 năm nữa, khoản nợ ấy sẽ dồn lên vai một cộng đồng dân số đã già, chưa chắc nuôi nổi bản thân, huống hồ là trả nợ. Từng giọt dầu, từng mẩu tài nguyên cũng cần được tiết kiệm. Bởi đó chính là “của để dành” khi đất nước về già, năng suất lao động đã sụt giảm. Trong bối cảnh đó, tôi nhận thấy, với một bộ phận thế hệ trẻ, nỗi sợ thời gian dường như vẫn còn rất mơ hồ. Họ vẫn dành thì giờ buôn chuyện, chém gió thay vì tranh thủ từng phút, từng giờ để học hỏi, phấn đấu, làm việc. Tôi e, nếu tiếp tục lãng phí tuổi xuân, chúng ta, đất nước chúng ta có thể sẽ già trước khi kịp giàu. Phan Tất Đức
File đính kèm:
- Tuan_27_Thao_tac_lap_luan_binh_luan.ppt