Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiếng Việt: Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng

a/ Từ “lá” được dùng theo nghĩa gốc: chỉ bộ phận của cây, thường ở trên ngọn hay trên cành cây, có màu xanh, hình dáng mỏng, dẹt.

b/ Các trường hợp sử dụng khác của từ “lá”:

- “Lá” dùng với các từ chỉ bộ phận cơ thể người

- “Lá” dùng với các từ chỉ vật bằng giấy

- “Lá” dùng với các từ chỉ vật bằng vải

- “Lá” dùng với các từ chỉ vật bằng tre, nứa, cỏ,

- “Lá” dùng với các từ chỉ kim loại

 

ppt9 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 513 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiếng Việt: Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
THỰC HÀNH VỀ NGHĨA CỦA TỪ TRONG SỬ DỤNGBài tập 1a/ Từ “lá” được dùng theo nghĩa gốc: chỉ bộ phận của cây, thường ở trên ngọn hay trên cành cây, có màu xanh, hình dáng mỏng, dẹt.b/ Các trường hợp sử dụng khác của từ “lá”:- “Lá” dùng với các từ chỉ bộ phận cơ thể người- “Lá” dùng với các từ chỉ vật bằng giấy- “Lá” dùng với các từ chỉ vật bằng vải- “Lá” dùng với các từ chỉ vật bằng tre, nứa, cỏ,- “Lá” dùng với các từ chỉ kim loại Tuy trong các trường hợp trên, từ “lá” dùng các trường nghĩa khác nhau nhưng vẫn có điểm chung:Các vật có hình dáng mỏng, dẹt như lá cây. Do vậy các từ lá đều có quan hệ với nhau: đều có nét nghĩa chung (chỉ thuộc tính có hình dáng mỏng, dẹt như lá cây )Bài tập 2.Gợi ý:- Thường dùng nhất là các từ: tay, chân, đầu, miệng, tim, mắt lưỡi,..VD: - Trinh sát của ta đã tóm được một cái “lưỡi”. (ý nói bắt được một tù binh để khai thác tin tức bí mật của đối phương – cái lưỡi là cơ quan nói năng của con người)- Nó thường giữ chân hậu vệ trong đội bóng của trường.- Nhà ông ấy có năm “miệng” ăn.- Giăng Van-giăng trong truyện “những người khốn khổ” là một trái tim nhân hậu.- Đó là những “gương mặt” mới trong làng thơ Việt NamBài tập 3- Các từ chỉ vị giác là: mặn, ngọt, chua, cay, đắng, chát, bùi,- Đặc điểm âm thanh, lời nói:+ Nói ngọt lọt đến xương+ Một câu nói chua chát+ Những lời mời mặn nồng, thắm thiết- Mức độ tình cảm, cảm xúc:+ Tình cảm ngọt ngào của mọi người làm tôi rất xúc động+ Nó đã nhận ra nỗi cay đắng trong tình cảm gia đình+ Anh ấy đang mải mê nghe câu chuyện bùi taiBài tập 4. - Từ “cậy” có từ “nhờ” là từ đồng nghĩa. Chúng có sự giống nhau về nghĩa: bằng lời nói, tác động đến người khác với mục đích mong muốn họ giúp mình làm một việc gì đó.- “ Cậy” khác “nhờ”: Cậy thể hiện được niềm tin vào sự sẵn sàng giúp đỡ và hiệu quả giúp đỡ của người khác.- Từ “chịu” có các từ đồng nghĩa là nhận, nghe, vâng: chỉ sự đồng ý, chấp thuận với lời người khác. Tuy vậy các từ đó vẫn có sắc thái khác nhau:+ Nhận: sự tiếp nhận, đống ý một cách bình thường+ Nhận: sự tiếp nhận, đống ý một cách bình thường+ Nghe, vâng: đồng ý, chấp thuận của kẻ dưới đối với bề trên, thể hiện thài độ ngoan ngoãn, kính trọng+ Chịu: thuận theo lời người khác, theo một lẽ nào đó mà mình có thể không ưng ý.Bài tập 5a/ Chọn canh cánh vì:- Các từ khác nếu dùng, chỉ nói đến một tấm lòng nhớ nước như một đặc điểm nội dung của tác phẩm “nhật kí trong tù”- Từ canh cánh khắc hoạ tâm trạng day dứt , triền miên của HCM. Khi dùng từ “canh cánh” thì cụm từ “Nhật kí trong tù” được chuyển nghĩa: không chỉ thể hiện tác phẩm, mà còn biểu hiện con người, tức tác giả.b/ Chỉ có thể dùng từ liên can. Còn các từ khác không phù hợp về ngữ nghĩa hoặc dự kết hợp ngữ phápc/ Các từ bầu bạn, bạn hữu, bạn, bạn bè đều có nghĩa chung là bạn, nhung khác nhau ở chỗ:- Bầu bạn: có nghĩa khái quát, chỉ cả một tập thể nhiều người, có sắc thái gần gũi khẩu ngữ. Ở câu văn này, chủ ngữ nói đến VN ( số ít) nên không thể dùng từ bầu bạn- Bạn hữu: lại có ý nghĩa cụ thể, chỉ những người bạn thân thiết, cho nên không phù hợp để nói về các quốc gia.- Bạn bè cũng có nghĩa khái quát và có sắc thái thân mật, nhưng VN (số ít) nên không thể dùng từ này.-> Do vậy câu này chỉ có thể dùng từ bạn. 

File đính kèm:

  • pptThuc_hanh_nghia_cua_tu_trong_su_dung.ppt