Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiếng Việt: Văn học Việt Nam thời kì từ đầu Thế kỷ XX đến 1945 - Nguyễn Tiến Đạt

I. Vài nét giới thiệu nội dung chương trình

1. Bài khái quát về đặc điểm và thành tựu của thời kì 1900 - 1945

2. Bài khái quát về tác gia văn học : 2 bài Nam Cao và Xuân Diệu

3. Bài khái quát về một tập thơ: “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh

4. Các bài đọc văn, gồm:

a) Văn xuôi – Truyện ngắn: 6 truyện của Thạnh Lam, Nguyễn Tuân, Nguyễn Aí Quốc, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao.

Tiểu thuyết: 2 trích đoạn của Hồ Biểu Chánh (Cha con nghĩa nặng) và Vũ Trọng Phụng (Số đỏ).

Phóng sự : 1 trích đoạn phóng sự Việc làng của Ngô Tất Tố.

Kịch nói : 1 trích đoạn bi kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng

Văn nghị luận : 2 bài nghị luận chính trị xã hội của Phan Chu Trinh và Nguyễn An Ninh, 1 bài nghị luận văn học (phê bình VH) của Hoài Thanh.

ppt21 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 684 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiếng Việt: Văn học Việt Nam thời kì từ đầu Thế kỷ XX đến 1945 - Nguyễn Tiến Đạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 kì văn họcCó ba đặc điểm cơ bản- Về diện mạo, văn học được hiện đại hoá- Về tốc độ, văn học phát triển rất mau lẹ- Về cấu trúc, văn học phân hoá phức tạp thành nhiều bộ phận, nhiều trào lưu, xu hướng, trường phái khác nhau.a) Văn học được hiện đại hoá	Khác với văn học trung đại, VH hiện đại phân hóa rất phức tạp thành nhiều trào lưu, xu hướng, trường phái. Và mỗi xu hướng, mỗi trường phái, thậm chí mỗi cây bút, lại có một thi pháp riêng. vì thế không thể miêu tả cụ thể hệ thống thi pháp của văn học hiện đại nói chung được, mà chỉ có thể diễn đạt bằng cách đối lập nó với thi pháp văn học trung đại : “Văn học hiện đại hoá là văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp của văn học trung đại”.Thi pháp văn học trung đại Việt Nam có mấy đặc điểm sau :- Chức năng giáo huấn được đặt lên hàng đầu (văn tải đạo)- Tính quy phạm rất chặt chẽ về hình thức các thể loại.- Sử dụng ước lệ một cách phổ biến và rất nghiêm. Ước lệ của văn học trung đại có ba tính chất : uyên bác và cách điệu hoá; sùng bái cái cổ xưa; tính phi cá nhân. Nói chung văn học trung đại không coi trọng bút pháp tả thực.	Vào cuối TK XVIII sang TK XIX, văn học trung đại Việt Nam có sự khủng hoảng sâu sắc về thi pháp. Những cuộc khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra, mà đỉnh cao là phong trào Tây Sơn, đã làm cho chế độ phong kiến lung lay đến tận gốc, dẫn đến sự khủng hoảng của ý thức hệ PK, của tư tưởng mĩ học PK, cơ sở của thi pháp VH trung đại. Những quy phạm, những tính chất nói trên của thi pháp VH trung đại không còn được tôn trọng nữa (thơ Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Tú Xương vv). Tuy vậy VH vẫn chưa thoát hẳn ra khỏi hệ thống thi pháp của văn học trung đại, nghĩa là về cơ bản vẫn nằm trong phạm trù của VH trung đại. Phải đến TK XX, xã hội VN mới có đủ ĐK làm cơ sở cho công cuộc hiện đại hoá nền văn học. Những cuộc khai thác thuộc đia đại qui mô của thực dân Pháp với sự ra đời của hàng loat đô thị có tính chất tư bản chủ nghĩa, ở đấy xuất hiện những tầng lớp xã hội mới : tư sản, tiểu tư sản (học sinh, viên chức, người buôn bán nhỏ)thợ thuyền, dân nghèo thành thị,... Những tầng lớp thị dân này đòi hỏi nền VH phải được hiện đại hoá . Nhìn chung văn học viết ở nước ta từ đầu TK XX đến năm 1945 chủ yếu là nền VH của thị dân, trong đó nhân vật có vai trò quan trọng nhất đối với vănhọc là người trí thức tiểu tư sản Tây học. Nhân vật này vừa là tác giả vừa là độc giả chủ yếu của nền VH viết thời kì 1900 – 1945. Sinh hoạt đô thị tư bản chủ nghĩa và ảnh hưởng của tư tưởng, văn hoá, văn học phương Tây hiện đại qua tầng lớp trí thức Tây học là cơ sở của công cuộc hiện đại hoá văn học.	Quá trình hiện đại hoá nền văn học từ đầu TK XX đến 1945 trải qua ba giai đoạn. Đến giai đoạn thứ ba (1932-1945), với thế hệ nhà văn trẻ tuổi không vương vấn gì vơí tư tưởng mĩ học trung đại, đồng thời thấm nhuần ảnh hưởng văn học hiện đại phương Tây, nền văn học Việt Nam mới trở thành thật sự hiện đại (Qua những cuộc cách tân văn học sâu sắc của Tự lực văn đoàn, phong trào thơ mới, và của các nhà văn hiện thực phê phán,...).b) Về tốc độ phát triển mau lẹ của văn học.Tâm lí của tầng lớp tiểu tư sản trí thức Tây học với sự thức tỉnh của ý thức cá nhân. c) Về sự phân hóa phức tạp của văn học. Có hai lí do phân hoá :- Một là phân hoá làm hai bộ phận hợp pháp và bất hợp pháp vì lí do chính trị. Xã hội Việt Nam từ đầu TK XX đến 1945 là xã hội thuộc địa. Văn học hợp pháp là VH chấp nhận chế độ thuộc địa nên được hoạt động công khai. Văn học bất hợp pháp là văn học chống lại chế độ ấy, tức là văn học CM, nên phải hoạt động bí mật. Hai bộ phận này tuy rất khác nhau, nhưng vẫn thuộc nền VH dân tộc, vẫn có quan hệ ảnh hưởng qua lại Bộ phận hợp pháp không thuần nhất và khá phức tạp. Bộ phận bất hợp pháp thì thống nhất chặt chẽ : coi văn học là vũ khí đấu tranh, nhà văn trước hết là chiến sĩ CM.- Hai là sự phân hoá của bộ phận VH hợp pháp thành các trào lưu, xu hướng, trường phái khác nhau vì lí do thẩm mĩ. Thí dụ : trào lưu lãng mạn chủ nghĩa, trào lưu hiện thực phê phán; các nhóm Phong hoá, Ngày nay, Tiểu thuyết thứ bảy, Tao đàn, Tương lai, Hà Nội báo, Xuân thu nhã tập,vv... đều có quan điểm thẩm mĩ khác nhau.2. Về chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn họca) Chủ nghĩa lãng mạn	Không nên đối lập chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực về thế giới quan giai cấp. Có một thời người ta cho rằng văn học lãng mạn là của giai cấp tư sản, có tính tiêu cực, phản động, còn chủ nghĩa hiện thực phê phán là của giai cấp tiểu tư sản nghèo, có tính chất tiến bộ tích cực.	Thực tế không phải vậy. Lãng mạn và hiện thực là hai khuynh hướng thẩm mĩ kác nhau, đáp ứng hai nhu cầu khác nhau của tâm hồn con người. Cho nên nhiều nhà văn viết theo cả hai khuynh hướng hiện thực và lãng mạn trong cùng một giai đoạn sáng tác, như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Thanh Tịnh,...	Chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực là hai trào lưu quan trọng thu hút hầu hết các cây bút trong thời kì văn học từ đầu TK XX đến năm 1945 (nhiều tác phẩm của họ được đưa vào chương trình lớp 11).- Chủ nghĩa lãng mạn là khuynh hướng thẩm mĩ coi trung tâm hứng thú của văn học là khảng định cái tôi cá nhân được giải phóng về tình cảm, cảm xúc và trí tưởng tượng. Nó rất nhạy cảm với tính qui phạm gò bó của văn học trung đại đối với cái tôi cá nhân. Vì thế nó thường đi đầu trong công cuộc hiện đại hoá văn học của các dân tộc(ở nước ta là thơ Tản Đà, tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, phong trào thơ mới lãng mạn,...)	Đề tài ưa thích nhất của chủ nghĩa lãng mạn là thiên nhiên, tình yêu và tôn giáo. Nó thích những gì khác thường, có tính biệt lệ, thích cảnh xứ lạ, phương xa, thích đi vào lịch sử xa xưa, thích truyện đường rừng, truyện hoang đường, truyện ma quỷ rùng rợn.	Văn học lãng mạn coi cái buồn, nỗi đau là một phạm trù thẩm mĩ, cho nên hay nói chuyện thất tình, truyện biệt ly và cái chết.	Thể văn thích hợp nhất với văn học lãng mạn là thơ trữ tình và các thể văn xuôi trữ tình.	Văn học lãng mạn thường khai thác triệt để thủ pháp đối lập để thể hiện những tình cảm, cảm xúc mãnh liệt, những ấn tượng đậm nét, những tính cách khác thường.	Thơ Tố Hữu cũng rất lãng mạn, nhưng là lãng mạn cách mạng. Thơ của ông cũng khẳng định cái tôi cá nhân được giải phóng về tình cảm, cảm xúc và trí tưởng tượng. Nhưng thơ Tố Hữu không bi quan, trái lại, luôn thể hiện tinh thần lạc quan chiến thắng với niềm tin chắc chắn ở tương lai tươi sáng của cách mạng.b) Chủ nghĩa hiện thực phê phán- Khác với chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực không thích những gì xa lạ với đời sống thực tế. Nó thường viết về những cảnh, những người quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của con người. Nhưng chủ nghĩa hiện thực không dừng lại ở sự mô tả hiện tượng bên ngoài của đời sống. Nó muốn khám phá bản chất à quy luật của hiện thực khách quan. Cho nên các nhà văn hiện thực thường tự cho mình là nhà khoa học nghiên cứu xã hội bằng văn chương. Nó phân tích hoàn cảnh xã hội, môi trường sống để giải thích tính cách, tâm lí các nhân vật. Nó sáng tạo ra những hìnhtượng điển hình như những công cụ nghệ thuật để khám phá bản chất và quy luật của xã hội loài người.	cần lưu ý, khái niệm chủ nghĩa hiện thực phê phán chỉ có trong k/n lí luận văn học ở các nước trong phe XHCN nhằm phân biệt nó với chủ nghĩa hiện thực XHCN. 	Một hạn chế của CN hiện thực phê phán là chỉ thấy quan hệ một chiều : hoàn cảnh xã hội quyết định tính cách, nhào nặn ra tính cách con người. Con người hỉ là sản phẩm thụ động, là nạ nhân bất lực của hoàn cảnh. Con người không có khả năng chống lại và cải tạo được hoàn cảnh cũng như số phận của mình. Vì thế tác phẩm VH hiện thực phê phán thường kết thúc bi quan: những nạn nhân của xã hội bị hoàn cảnh dồn đến ngõ cụt không lối thoát. Chị Dậu trong Tắt Đèn của Ngô Tất Tố, Anh Pha trong Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Chí Phèo trong thiên truyện cùng tên của Nam Cao, ... đều như thế.	Đề tài thích hợp nhất với chủ nghĩa hiện thực là đề tài xã hội. Thể văn thích hợp nhất với CNHT là tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự. Vì thế người ta thường gọi nhà văn hiện thực là văn sĩ xã hội và họ đều là những nhà tiểu thuyết hay phóng sự, như Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao,...3. Về thành tựu cơ bản của thời kì văn học	Đề cập tới thành tựu của thời kì văn học về mặt tư tưởng, cần lưu ý : lịnh sử văn học Việt Nam có ba truyền thống tư tưởng lớn là tinh thần yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng.	Văn học đầu TK XX đến 1945 đã phát huy mạnh mẽ ba truyền thống ấy trên tinh thần dân chủ.	Toàn bộ nền văn học thời kì này đều như vậy. Điều đáng lưu ý là, nội dung ấy, ở hai bộ phận hợp pháp và bất hợp pháp, cũng như ở các xu hướng văn học lãng mạn và hiẹn thực, lại có mức độ và dạng thức thể hiện khác nhau.	Thí dụ: yêu nước ở văn học cách mạng là chiến đấu hi sinh để giải phóng Tổ Quốc; ở văn học hiện thực phê phán là lên án chế độ thực dân phong kiến áp bức bóc lột nhân dân ta, khẳng định phẩm chất tinh thần của người lao động; còn ở văn học lãng mạn là ngợi ca vẻ đẹp của quê hương đất nước, của tâm hồn Việt Nam, phong tục Việt Nam, là nỗi đau buồn tủi của ngừơi dân mất nước,...	Còn tinh thần nhân đạo thì, ở văn học cách mạng, chủ yếu là đấu tranh chống mọi hình thức bóc lột, giải phóng nhân loại cần lao, là niềm tin ở khả năng cải tạo số phận của nhân dân bằng cách mạng; ở văn học hiện thực, chủ yếu là sự cảm thông sâu sắcVới nỗi khổ của người dân nghèo dưới ách thực dân phong kiến; còn ở văn học lãng mạn, là sự đấu tranh chống lễ giáo phong kiến, vì hạnh phúc lứa đôi của thanh niên nam nữ, là sự ca ngợi tình yêu và các tình cảm trong sáng lành mạnh khác của con người trong quan hệ cá nhân ...	Có một thời, nhiều ý kiến cho rằng văn học lãng mạn trước 1945 có tác động cản trở đối với cách mạng, đánh lạc hướng thanh niên khỏi con đường cách mạng do Đảng đề ra từ 1930. Đó là những ý kiến hẹp hòi, máy móc, thiếu quan điểm lịch sử cụ thể, không tính đến hoàn cảnh nước mình lúc đó là một thuộc địa của Pháp.Xin trân trọng cảm ơn !

File đính kèm:

  • ppthuong_dan_doi_moi_chuong_trinh_11.ppt