Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 12: Đọc văn: Chiều tối (Mộ - Hồ Chí Minh)

I. PHIÊN ÂM:

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,

 Cô vân mạn mạn độ thiên không;

 Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,

 Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.

II. DỊCH NGHĨA:

Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ,

 Chòm mây lẻ trôi lững lờ trên tầng khôn g;

 Thiếu nữ xóm núi xay ngô,

 Ngô xay xong, lò than đã đỏ

 

ppt11 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 12: Đọc văn: Chiều tối (Mộ - Hồ Chí Minh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Chiều tối(Mộ)Hồ Chí MinhTiết 12Đọc hiểu văn bảnI. Phiên âm:	Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,	Cô vân mạn mạn độ thiên không;	Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,	Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.II. Dịch nghĩa:	Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ,	Chòm mây lẻ trôi lững lờ trên tầng khôn g;	Thiếu nữ xóm núi xay ngô,	Ngô xay xong, lò than đã đỏII. Dịch thơ:	Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,	Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;	Cô em xóm núi xay ngô tối,	Xay hết, lò than đã rực hồng.	 Nam Trân dịch(Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 3, Sđd)I. Tiểu dẫn:1. Đề tài: Chiều tối (Mộ) là đề tài truyền thống2. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ nằm trong chùm thơ trên đường chuyển lao của Hồ Chí Minh trong “Nhật kí trong tù”3. Bút pháp: bài thơ được xem như một bàI thơ tả cảnh một cách chân thực.II. Phân tích:1. Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên miền sơn cước (miền sơn cước lạ lúc chiều tối)Câu1: Bức tranh thiên nhiên có cánh chim mỏi về rừng tìm cây ngủCâu2: Bức tranh thiên nhiên có thêm chòm mây lẻ loi, cô đơn trôi “lững lờ” (chầm chậm ) ở lưng trời. (Bản dịch thơ làm mất chữ “cô”, chưa rõ chữ “mạn mạn”)”- Bức tranh thiên nhiên miền sơn cước lạ nhưng rất quen thuộc với người tù Hồ Chí Minh. Bức tranh thiên nhiên đó gợi thời gian – chiều tối, gợi không gian phóng khoáng - cánh chim, bầu trời, chòm mây; gợi tâm trạng của người tù - cô đơn, bước đi chầm chậm, mệt mỏi khao khát chốn dừng chân.- Bức tranh thiên nhiên còn gợi ý thơ cổ: gợi Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ Bà Huyện Thanh Quan- Bức tranh thiên nhiên tuy có mang theo tâm trạng của người tù và gợi buồn nhưng lại rất phóng khoáng, đưa lại cảm giác thư thái (qua cánh chim tìm cây ngủ) điều đó chứng tỏ người tù Hồ Chí Minh với một nghị lực phi thường đã vượt lên hoàn cảnh để chan hoà tâm hồn với thiên nhiên.-Cách thể hiện bức tranh thiên nhiên là tả theo lối chấm phá - một nét phác họa toàn cảnh (một cánh chim một chòm mây để tả không gian, thời gian) 	Bằng bút pháp chấm phá, gợi tả, tác giả thể hiện bức tranh thiên nhiên miền sơn cước lạ mang đậm màu sắc cổ điển, đồng thời thể hiện nghị lực lớn, tâm hồn chan hoà thiên nhiên của người tù cộng san Hồ Chí Minh.Tiểu kết 12. Hai câu sau: bức tranh sinh hoạt- Hình ảnh cô thiếu nữ xóm núi xay ngô - một công việc quen thuộc của người dân miền núi thành hình ảnh trung tâm của bài thơ.- Hình ảnh cô thiếu nữ xay ngô gợi hình ảnh về bàn tay lao động cần cù của người dân xóm núi- Động tác xay ngô (qua điệp ngữ: “ma bao túc”, “bao túc ma hoàn”) của cô sơn nữ còn gợi sả sự vận động của thời gian: từ chiều muộn đến tối hẳn (bản dịch thơ làm mất đi phép gợi của thơ Đường).- Hình ảnh “lò than rực hồng” ở cuối bài thơ. Màu hồng của lò than rực lửa không chỉ gợi sự vận động của thời gian (từ chiều muộn đến tối hẳn) mà còn gợi sự vận động của không gian, của ánh sáng (từ lạnh lẽo đến ấm áp, từ tối sầm đến ánh sáng).- Hình ảnh “lò than rực hồng” còn gợi cả sự vận động trong tâm hồn người tù Hồ Chí Minh từ cô đơn, buồn đến vui. Đây là niềm vui quên mình mà hoà vào niềm vui chung của người lao động nơi xóm núi.- Thể hiện bức tranh sinh hoạt nơi xóm núi, tác giả vận dụng bút pháp gợi tả, chấm phá qua hình ảnh cô sơn nữ xay ngô.	Bằng bút pháp chấm phá, gợi tả đã thể hiện bức tranh sinh hoạt đầm ấm nơi xóm núi, đồng thời thể hiện niềm vui chan hoà của người tù Hồ Chí Minh cùng nhịp sống sinh hoạt của người dân xóm núi.1. Nội dung: Bài thơ là bài ca về nghị lực lớn, về tâm hồn lớn, niềm vui lớn – niềm vui quên mình của người tù cộng sản Hồ Chí Minh trên đường đi đày.2. Nghệ thuật: Bài thơ vừa đậm màu sắc cổ điển, vừa mang tính thời đại.Tiểu kết 2:	Tổng kết : 	Bài tập trắc nghiệmĐáp án nào không có trong nội dung bài “Chiều tối”?“Chiều tối” thể hiện nghị lực lớn của Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh tù đày.“Chiều tối” thể hiện niềm vui quên mình của người tù Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh tù đày.“Chiều tối” thể hiện sự bất công của chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch“Chiều tối” thể hiện tâm hồn chan hoà thiên nhiên của người tù cộng sản Hồ Chí Minh.Đáp án: 3

File đính kèm:

  • pptCHIEU_TOI_HO_CHI_MINH.ppt
Bài giảng liên quan