Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 9: Đọc văn: Thương vợ (Trần Tế Xương)

Hình ảnh bà Tú:

 a, Hai câu đầu giới thiệu sự việc gì?

 Giới thiệu công việc làm ăn buôn bán của bà Tú .

 * Công việc của bà Tú diễn ra trong không gian và thời gian nào?

 - “ Quanh năm” : thời gian liên tục, không nghỉ.

 - “ Mom sông” : địa thế chênh vênh, không cố định, nguy hiểm.

 -> Công việc buôn bán vất vả, gian truân, nguy hiểm nhưng bà luôn nhẫn nại đảm nhận.

 

ppt12 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 9: Đọc văn: Thương vợ (Trần Tế Xương), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết 9THƯƠNG VỢ -Trần Tế Xương-A.Mục tiêu Giúp học sinh: - Cảm nhận được hình ảnh của bà Tú: vất vả, đảm đang, lặng lẽ và hi sinh vì chồng con. -Thấy được tình cảm yêu thương, quý trọng của Tú Xương dành cho nhười vợ. Qua những lời tự trào, thấy được vẻ đẹp nhân cách và tâm sự của Tú Xương. - Nắm được những thành công về nghệ thuật của bài thơ: từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm,vận dụng hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian, sự kết hợp giữa giọng điệu trữ tình và tự trào.B.Tiến trình dạy học:	* Ổn định lớp.	* Kiểm tra bài cũ.	* Bài mới: 	 Cuộc đời Tú Xương lận đận trong thi cử, việc chăm lo cho gia đình chỉ trông cậy vào một tay bà Tú. Thế nhưng bà Tú không hề than trách mà tỏ ra thông cảm, vả trân trọng tài năng của chồng. Chính vì vậy mà nhà thơ thường viết về vợ để bày tỏ tình cảm của mình, “ Thương vợ” là một bài tiêu biểu.I. Đọc- Tìm hiểu1. Tác giả Trần Tế Xương :	* Tú Xương xuất thân trong một gia đình như thế nào?	TX xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo lớp dưới ở Nam Định.	 * Con người học tập và tính cách của TX có điểm gì đặc biệt?	- Thông minh, học giỏi, cả cuộc đời gắn liền với thi cử nhưng luôn hỏng thi nên chất chứa nhiều tâm sự.	 - Tính cách : phóng khoáng, đa tài nhưng cũng đa tình.	* Sáng tác của TX bao gồm những mảng nào?	- Trào phúng.	- Trữ tình.2. Xuất xứ“ Thương vợ” là bài thơ tiêu biểu trong nhiều bài thơ viết về vợ.I. Đọc- hiểu văn bản1. Hình ảnh bà Tú: a, Hai câu đầu giới thiệu sự việc gì?	 Giới thiệu công việc làm ăn buôn bán của bà Tú .	 * Công việc của bà Tú diễn ra trong không gian và thời gian nào?	- “ Quanh năm” : thời gian liên tục, không nghỉ.	- “ Mom sông” : địa thế chênh vênh, không cố định, nguy hiểm.	-> Công việc buôn bán vất vả, gian truân, nguy hiểm nhưng bà luôn nhẫn nại đảm nhận.	*Sự nhẫn nại đó đem lại kết quả gì?	-“ Nuôi đủ” : không thừa cũng không thiếu.	-“ Năm con với một chồng”: cách nói ngang hàng, tự hạ mình xuống để đề cao vai trò của vợ. 	-> Sự đảm đang của bà Tú. b,Trong hai câu thực, cuộc sống tần tảo, buôn bán ngược xuôi của bà Tú được gợi tả cụ thể hơn qua những hình ảnh nào ?	- “Lặn lội thân cò”, “eo sèo mặt nước”: nghệ thuật láy kết hợp với đảo ngữ.	 -> Nhấn mạnh sự khó khăn, phải bươn chải kiếm sống.	- “Thân cò”: hình ảnh ẩn dụ.	 ->Một mình vất vả, không người đỡ đần.	- “Quãng vắng”, “đò đông” :thời điểm đáng ngại, nguy hiểm, phải đôi co chen lấn vì miếng cơm manh áo.	 -> Cuộc sống mưu sinh gian nan, lam lũ và cơ cực, một mình phải đảm đương.c,Tác giả đã nhập vào vai bà Tú để nói lên tâm sự gì của bà? 	Một duyên hai nợ âu đành phận 	 	Năm nắng mười mưa dám quản công.	 - “Âu đành phận” , “dám quản công”: cam chịu, không một lời phàn nàn, vì chồng con.	 - “Một duyên hai nợ”, “Năm nắng mười mưa” sử dụng số đếm và cách nói dân gian nhằm nhấn mạnh công lao và sự hy sinh cho gia đình của bà Tú .	=> Bà Tú là hình ảnh điển hình của người phụ nữ Việt Nam với những đức tính tốt đẹp truyền thống. 2.Hình ảnh ông Tú * Hình ảnh ông Tú xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp trong bài thơ?	Xuất hiện gián tiếp . * Hình ảnh ông Tú hiện lên với những nét tính cách nào? - Yêu thương, quý trọng và biết ơn vợ. - Ông tự nhận mình là cái nợ đời mà bà Tú phải gánh chịu -> Một con người có nhân cách cao đẹp. * Theo em, lời chửi trong hai câu kết có ý nghĩa gì?	- Tú Xương tự chửi mình vô dụng, ăn bám vợ.	- Lên án thói đời bạc bẽo.III. Chủ đề Bài thơ thể hiện tấm lòng biết ơn chân thành và sự cảm thông sâu sắc của nhà thơ đối với người vợ chịu thương, chịu khó và giàu đức hy sinh.* Củng cố, dặn dò- Học sinh cần nhớ mấy điểm sau :	 + Vài nét chính về tác giả.	 + Xuất xứ bài thơ. + Hình ảnh bà Tú với những phẩm chất đáng trọng qua sự cảm nhận của tác giả. + Nhân cách cao đẹp của ông Tú.- Học thuộc lòng bài thơ, chủ đề.

File đính kèm:

  • pptThuong_vo.ppt