Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 93: Tiếng Việt: Tiểu sử tóm tắt

Tóm tắt tiểu sử là văn bản thông tin một cách khách quan, trung thực về cuộc đời và sự nghiệp một cá nhân, nhằm đáp ứng :

- Trong công việc : giúp các nhà quản lí tìm hiểu, theo dõi và sắp xếp, phân công công việc hợp lí, hiệu quả;

- Trong cuộc sống : lựa chọn bạn và giới thiệu cán bộ lãnh đạo;

- Trong học tập : tiểu sử của tác giả là cơ sở để hiểu đúng, hiểu sâu tác phẩm.

 

ppt18 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 93: Tiếng Việt: Tiểu sử tóm tắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
U CẦUI. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA TIỂU SỬ TÓM TẮT1. Mục đích: Tóm tắt tiểu sử là văn bản thông tin một cách khách quan, trung thực về cuộc đời và sự nghiệp một cá nhân, nhằm đáp ứng :- Trong công việc : giúp các nhà quản lí tìm hiểu, theo dõi và sắp xếp, phân công công việc hợp lí, hiệu quả; - Trong cuộc sống : lựa chọn bạn và giới thiệu cán bộ lãnh đạo;- Trong học tập : tiểu sử của tác giả là cơ sở để hiểu đúng, hiểu sâu tác phẩm.Viết tiểu sử tóm tắt nhằm mục đích gì?Tiết 93: TIỂU SỬ TÓM TẮTI. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦUKhi viết tiểu sử tóm tắt cần đảm bảo những yêu cầu gì?I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA TIỂU SỬ TÓM TẮT1. Mục đích : 2. Yêu cầu :- Thông tin phải khách quan, chính xác- Nội dung độ dài phải phù hợp với mục đích- Văn phong phải cô đọng, trong sáng, không sử dụng các biện pháp tu từ.Tiết 93: TIỂU SỬ TÓM TẮTI. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦUĐọc đoạn văn và trả lời câu hỏi nêu ở dưới?II. CÁCH VIẾT TIỂU SỬII. CÁCH VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT1. Chọn tài liệu để viết tiểu sử tóm tắt :* Tìm hiểu đoạn văn về cuộc đời và sự nghiệp của nhà bác học Lương Thế Vinh.a) Kể lại vắn tắt tiểu sử của nhà bác học Lương Thế Vinh : Thảo luận nhóm( HS chia từng cặp thảo luận, thời gian 3 phút)a) Kể lại vắn tắt: Nhà thơ, nhà toán học Lương Thế Vinh (1442-?) tự Cảnh Nghi, hiệu Thụy Hiên, dân gian thường gọi là Trạng Lường; quê ở Nam Định.Là người thông minh, thi đỗ Trạng nguyên năm 21 tuổi (1463); được vua giao soạn thảo các văn từ và đón tiếp sứ thần nước ngoài. Đại thành toán pháp là cuốn sách giáo khoa về toán đầu tiên của nước ta do ông soạn. Về văn chương nghệ thuật, ông được vua phong chức Sái phu trong Hội Tao đàn. Cuốn Hí phường phả lục của ông được Quách Hữu Nghiên đánh giá là “một tác phẩm lí luận đầu tiên về nghệ thuật kịch hát cổ truyền” Lương Thế Vinh là người có thực học, không thích văn chương phù phiếm mà nghĩ đến mở mang dân trí, phát triển kinh tế. Nhà bác học Lê Quý Đôn đánh giá ông là người có tài kinh bang tế thế, con người “tài hoa, danh vọng vượt bậc”.Tiết 93: TIỂU SỬ TÓM TẮTI. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦUPhân tích tính cụ thể, chính xác, chân thực và tiêu biểu của tài liệu?II. CÁCH VIẾT TIỂU SỬII. CÁCH VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT1. Chọn tài liệu để viết tiểu sử tóm tắt:* Tìm hiểu đoạn văn về cuộc đời và sự nghiệp của nhà bác học Lương Thế Vinh: a) Kể lại vắn tắt: b) Tính cụ thể, chính xác :c) Tài liệu cần sưu tầm và cách sưu tầm :- Tài liệu liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của người cần viết,- Yêu cầu : chính xác, rõ ràng, có cơ sở, ngắn gọn đúng mục đích.- Cách thức sưu tầm và lựa chọn : + Thu thập thông tin từ những người thân, người có liên quan,+ Thông tin về cá nhân, lí lịch, sách báo,+ Thông tin từ chính cá nhân đó.Để viết tiểu sử cần chọn những tài liệu gì, những yêu cầu về tài liệu đó ?Làm thế nào để có được tài liệu ?Tiết 93: TIỂU SỬ TÓM TẮTI. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦUBài tiểu sử gồm những nội dung nào? Chúng được sắp xếp ra sao ?II. CÁCH VIẾT TIỂU SỬ* Tiểu sử tóm tắt gồm các phần :- Giới thiệu khái quát về nhân thân (họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, gia đình, học vấn, của người được giới thiệu.- Hoạt động xã hội của người được giới thiệu: làm gì, ở đâu, mối quan hệ với mọi người- Những đóng góp, những thành tựu tiêu biểu của người được giới thiệu.- Đánh giá chung.* Lưu ý : phần đánh giá chung thường theo quan điểm riêng, nhiều ý kiến khác nhau; nên khi lựa chọn đánh giá phải đúng nội dung, mức độ và cách đánh giá hợp lí.II. CÁCH VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT1. Chọn tài liệu để viết tiểu sử tóm tắt :2. Viết tiểu sử tóm tắt :Theo em phần nào khó trình bày nhất, làm thế nào để thực hiện tốt phần đó ?Tiết 93: TIỂU SỬ TÓM TẮTI. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦUĐọc rồi tóm tắt tiểu sử về Nguyễn Tấn Dũng ?II. CÁCH VIẾT TIỂU SỬ LUYỆN TẬPLUYỆN TẬPBài tập 1: Tóm tắt tiểu sử Thủ tướng Nguyễn Tấn DũngTiểu sửNguyễn Tấn Dũng sinh ngày 17 tháng 11 năm 1949 quê quán Thành phố Cà Mau, thuộc tỉnh Cà Mau. Vào đúng ngày sinh nhật thứ 12 của mình (17 tháng 11 năm 1961), thiếu niên Nguyễn Tấn Dũng tham gia Quân đội Nhân dân Việt Nam, làm công tác văn thư, liên lạc, cứu thương, y tá, y sĩ. Nguyễn Tấn Dũng gia nhập Đảng Lao động Việt Nam vào năm 17 tuổi (ngày 10 tháng 6 năm 1967), (chính thức ngày 10 tháng 3 năm 1968). Từ tháng 10 năm 1981 trở đi, ông phục viên và tham gia công tác chính trị, sinh hoạt của Đảng Cộng sản Việt Nam tại địa phương, lần lượt giữ các chức vụ: Ủy viên Tỉnh ủy Đảng ở Kiên Giang, Phó Ban Tổ chức cán bộ Tỉnh ủy; Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang, Bí thư Huyện ủy Hà Tiên; Phó Bí thư thường trực rồi Bí thư Tỉnh ủy; Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Bí thư Đảng ủy quân sự tỉnh Kiên Giang; Ủy viên Đảng ủy Quân khu 9; Đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Kiên Giang.Từ tháng 1 năm 1995, ông tham gia công tác trong trung ương với các chức vụ: Thứ trưởng Bộ Nội vụ (1/1995 - 5/1996), Đảng ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương. Được bầu làm Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng tại các kỳ Đại hội Đảng CSVN thứ VI (năm 1986) và thứ VII (năm 1991). Được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương và được Bộ Chính trị phân công làm Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ VIII và là Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phụ trách vấn đề tài chính của Đảng CSVN (từ tháng6/1996 đến tháng 8/1997).Từ tháng 9 năm 1997, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khoá X và được đề cử và sau đó được Quốc hội thông qua giữ chức Phó Thủ tướng; sau đó Thủ tướng Phan Văn Khải cử giữ chức vụ Phó Thủ tướng thường trực và Chủ tịch Hội đồng tài chính - tiền tệ của Chính phủ. Tháng 5 năm 1998, Quốc hội thông qua cử ông kiêm chức Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Chức vụ này ông giữ đến tháng 12 năm 1999 thì bàn giao lại cho ông Lê Đức Thúy.Tháng 8 năm 2002, ông tiếp tục được đề cử giữ chức vụ Phó Thủ tướng và được Quốc hội khoá XI thông qua. Ngày 16 tháng 5 năm 2006, Thủ tướng Phan Văn Khải đề cử Nguyễn Tấn Dũng làm người kế nhiệm mình trước phiên khai mạc kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XI. Ngày 27 tháng 6 năm 2006, Nguyễn Tấn Dũng được Quốc hội bầu làm tân Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Ngày 25 tháng 7 năm 2007, Quốc hội khóa XII tiếp tục bầu ông Nguyễn Tấn Dũng giữ cương vị Thủ tướng Chính phủ, với tỷ lệ 96,96% phiếu đồng ý hợp lệ trên tổng số đại biểu. Ông là Thủ tướng trẻ nhất của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.Nguyễn Tấn Dũng (sinh ngày 17 tháng 11 năm 1949 tại Cà Mau) là Thủ tướng đương nhiệm của Việt Nam. Ông được Quốc hội bầu lên vị trí Thủ tướng Chính phủ từ ngày 27 tháng 6 năm 2006 sau khi Thủ tướng tiền nhiệm Phan Văn Khải quyết định về hưu. Ông tái đắc cử vị trí này vào ngày 25 tháng 7 năm 2007. Ông là nhà lãnh đạo cấp cao đầu tiên của Việt Nam thuộc thế hệ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cũng là Thủ tướng trẻ nhất khi nhậm chức (57 tuổi).Tiết 93: TIỂU SỬ TÓM TẮTI. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦUHãy cho biết điểm giống và khác nhau giữa văn bản tiểu sử tóm tắt với các văn bản: điếu văn, sơ yếu lí lịch, thuyết minh?II. CÁCH VIẾT TIỂU SỬ LUYỆN TẬPLUYỆN TẬPBài tập 1: Bài tập 2: Điểm giống và khác nhau giữa văn bản tiểu sử tóm tắt với các văn bản: điếu văn, sơ yếu lí lịch, thuyết minh* Các văn bản tiểu sử tóm tắt, điếu văn, sơ yếu lí lịch, thuyết minh đều có thể viết về một nhân vật nào đấy.- Tiểu sử tóm tắt và điếu văn khác nhau về mục đích và hoàn cảnh giao tiếp. Điếu văn được viết và đọc trong buổi lễ truy điệu nên ngoài nội dung tiểu sử người đã mất còn thêm nội dung khác: thương tiếc người đã mất, lời chia buồn với gia quyếnKhác nhau giữa tiểu sử tóm tắt và điếu văn?Tiết 93: TIỂU SỬ TÓM TẮTI. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦUKhác nhau giữa tiểu sử tóm tắt và sơ yếu lí lịch ?II. CÁCH VIẾT TIỂU SỬ LUYỆN TẬPSơ Yếu Lí LịchTiểu Sử Tóm TắtGiống nhau: Đều thuật lại những nét chính liên quan đến một người nào đấy.Khác nhauSơ yếu lí lịch do chính bản thân viết.Là văn bản hành chính, thường có mẫu cố định. Nội dung thường nhấn mạnh đến nhân thân và các mối quan hệ của người đó.Có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.Tiểu sử tóm tắt lại do người khác viết.Tập trung các mối quan hệ ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân, chú trọng đến cống hiến và những đóng góp của người đó.Không nhất thiết phải xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.- Tiểu sử tóm tắt và thuyết minh : thuyết minh có đối tượng rộng hơn, tuỳ thuộc vào mục đích có thể nhấn mạnh khắc sâu những nội dung khác nhau. Về hành văn thuyết minh còn yêu cầu cách diễn đạt phong phú, giàu hình ảnh và có tính biểu cảm.Khác nhau giữa tiểu sử tóm tắt và thuyết minh ?Tản Đà (1889-1939) tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, quê: Khê Thượng, Bất Bạt, Hà Tây. Ông sinh ra và lớn lên trong buổi giao thời, Hán học đã tàn mà Tây học cũng mới bắt đầu nên ông được mệnh danh “người của hai thế ki” (Hoài Thanh).Vào những năm 20 của thế kỉ XX, Tản Đà là nhà thơ nổi tiếng với những tác phẩm tiêu biểu: Khối tình con I,II (thơ -1916,1918) Giấc mộng con I,II (truyện phiêu lưu viễn tưởng -1916,1932) thơ Tản Đà (19925)Ông là người đầu tiên ở nước ta sống bằng nghề sáng tác. Thơ ông có thể xem như dấu gạch nối cho hai thời đại của dân tộc : trung đại và hiện đại.Tản Đà – Nguyễn Khắc HiếuA-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê vích Pu-skin (1799 – 1837), ông được mệnh danh là “mặt trời của thi ca Nga”, là nhà thơ vĩ đại “có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lịch sử văn chương mà cả trong lich sử thức tỉnh của dân tộc Nga” (N.A. Đô-brô-liu-bốp).Pu-skin không chỉ là một nhà thơ nổi tiếng (với hơn 800 bài thơ tình) mà còn sáng tác trên nhiều thể loại khác: tiểu thuyết, tryuện ngắn, truyện ngụ ngôn. Tác phẩm của ông thể hiện vẽ đẹp tâm hồn nhân dân Nga khát khao TỰ DO và TÌNH YÊU.A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê vích Pu-skinTiết 93: TIỂU SỬ TÓM TẮTCỦNG CỐ, DẶN DÒ- Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào cần viết tiểu sử tóm tắt ?a) Thuyết minh về các danh nhân.b) Tự ứng cử vào một chức vụ nào đó trong các cơ quan Nhà nước hoặc đoàn thể .c) Giới thiệu ứng cử vào một chức vụ nào đó trong cơ quan Nhà nước hoặc đoàn thể .d) Giới thiệu một vị lãnh đạo cao cấp của nước ngoài sang thăm nước ta.e) Khi một vị lãnh đạo từ trần.cdTiết 93: TIỂU SỬ TÓM TẮTCỦNG CỐ, DẶN DÒ- Học phần ghi nhớ SGK- Làm bài tập số 3 phần luyên tập- Soạn bài ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆTXIN CHÂN THÀNH CẢM ƠNQUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH

File đính kèm:

  • ppttom_tat_tieu_su.ppt
Bài giảng liên quan