Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 95: Đọc thêm: Bài thơ số 28 (Tích tập Người làm vườn - Ta-go)
Tác giả
Ra- bin Đra-nát Ta-go ( 1861- 1941) là nhà văn, nhà văn hóa lớn của Ấn Độ, ông là người Châu Á đầu tiên nhận giải Nô-ben văn học năm 1913 với tập thơ “Dâng”
Ông được coi như Lê-ô-na Đờ-vanh-xi của Ấn Độ
Để lại sự nghiệp sáng tác đồ sộ: 52 tập thơ, 14 tiểu thuyết, 100 truyện ngắn, 2 vở kịch, 63 tiểu luận triết học, 2000 bài ca, 3000 bức tranh
Là tình nhân, thi nhân, triết nhân trong các bài thơ tình
BÀI THƠ SỐ 28( Trích tập “Người làm vườn”)ĐỌC THÊMRR.TA-GOTIẾT 95:LỚP 11A4I/ TIểU DẫN R. TAGORE (1861- 1941)1. TÁC GIảRa- bin Đra-nát Ta-go ( 1861- 1941) là nhà văn, nhà văn hóa lớn của Ấn Độ, ông là người Châu Á đầu tiên nhận giải Nô-ben văn học năm 1913 với tập thơ “Dâng”Ông được coi như Lê-ô-na Đờ-vanh-xi của Ấn ĐộĐể lại sự nghiệp sáng tác đồ sộ: 52 tập thơ, 14 tiểu thuyết, 100 truyện ngắn, 2 vở kịch, 63 tiểu luận triết học, 2000 bài ca, 3000 bức tranhLà tình nhân, thi nhân, triết nhân trong các bài thơ tìnhTình yêu trong thơ Ta-go không có cái dung tục tầm thường, không có sự rền rĩ, rên xiết, cũng không phải thứ tình yêu quá cao siêu, quá lí tưởng, ông muốn tìm sự hòa hợp giữa hai tâm hồnThơ Ta-go là tiếng nói thiết tha yêu đời, yêu người2. Tập thơ “người làm vườn” và bài thơ số 28a) Trong tập thơ “Người làm vườn”, Ta-go muốn làm một triết gia ngồi bên bờ sông dòng đời trầm tư, chiêm nghiệm, suy nghĩ về cuộc sống và cái chếtTập thơ gồm 85 bài thơ, được viết bằng tiếng Ben-gan, sau do Ta-go tự dịch sang tiếng Anh, xuất bản năm 1914Tên tác phẩm gợi hình tượng nhà thơ tự nguyện làm người chăm sóc vườn hoa cuộc đờiTiêu biểu cho chất trữ tình và triết lí của Ta-go, thể hiện tâm hồn Ấn Độ, bao quát tinh thần nhân loạib) Bài thơ số 28Là bài thơ thứ 28 trong tập thơ “Người làm vườn”, là một trong những bài thơ hay nhất của ông- Có mặt trong nhiều tập thơ tình thế giớiBản dịch nghĩaĐôi mắt dò hỏi của em buồnĐôi mắt em muốn hiểu ý nghĩ của cuộc đời anhNhư vầng trăng muốn dò sâu biển cảAnh đã để trần đời mình trước mắt emTừ đầu đến cuối, không che giấu, không giữ lại điều gì!Chính vì vậy mà em chẳng hiểu anh.Nếu đời anh chỉ là một viên ngọcAnh có thể đập nó làm trăm mảnh, Xâu thành chuỗi, quàng vào cổ em.Nếu đời anh chỉ là một đóa hoa,Tròn trịa, nhỏ xinh và thơm mátAnh có thể hái ra khỏi cành, cài lên mái tóc emNhưng em yêu, đời anh là một trái timĐâu là đáy và bến bờ của nó?Dù em vẫn là nữ hoàng trong vương quốc đóEm có biết gì về biên giới của nó đâuNếu đời anh chỉ là một khoảnh khắc sướng vui,Nó sẽ trở thành nụ cười nhẹ nhõmEm có thể thấy và đọc được ý nghĩa của nó trong phút giây.Nếu đời anh chỉ là nỗi đau,Nó sẽ chảy thành nước mắt trong suốt, Lặng lẽ phản chiếu bí mật thẳm sâu của mìnhNhưng em yêu, đời anh là tình yêuVui sướng cùng sầu muộn của nó là vô biênSự thiếu thốn và giàu có của nó là vô tậnĐời anh gần em như đời em vậyNhưng có thể chẳng bao giờ em biết trọn nó đâuII/ đọc hiểu văn bản*) Đọc*)Bố cục Bài thơ chia làm 3 phần:Phần 1: 6 câu đầuPhần 2: 15 câu tiếpPhần 3: 2 câu cuốiHình ảnh nào trở đi trở lại trong 6 câu thơ đầu tiên?1) Sáu câu đầu:Hình ảnh đôi mắt được lặp đi lặp lại trong 6 câu đầu Phép lặp - Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, là nơi tập trung để biểu hiện tình cảm nhiều nhất - Tago đã dùng hình ảnh đôi mắt để diễn tả tâm trạng băn khoăn, khao khát muốn tìm hiểu của người yêu, đây là cái nhìn “tâm tưởng”Biện pháp nghệ thuật nào được nhà thơ sử dụng trong 6 câu thơ này?Biện pháp so sánh: Đôi mắt - như - trăngTâm tưởng- như - biển cảHình ảnh so sánh rất sống động, tác giả đã sử dụng những hình ảnh tuyệt vời của thiên nhiên để miêu tả ánh mắt nhìn của người yêu Sự khát khao hòa hợp giữa hai tâm hồn yêu đương, thể hiện quan niệm tình yêu của Ta-go : càng đi sâu càng thấy cái đẹp của nó - Cặp hình ảnh vầng trăng – biển cả ( thủy - nguyệt)là cặp hình ảnh giàu ý nghĩa trong triết học và văn chương Ấn Độ - Khi trăng lên cao, cách xa mặt biển, trăng nhìn biển như chủ thể - khách thể, trong mối quan hệ lạnh lùngKhi ánh trăng rọi xuống mặt biển, trăng và biển sẽ hòa làm một, lúc đó, trăng sẽ hiểu biển như hiểu chính bản thân mình.Đó chính là sự hòa hợp về tâm hồn mà Ta-go muốn nhắc đếnĐÔI MắT TRIếT HọC VÀ ĐÔI MắT CửA Sổ TÂM HồN CÓ Sự KHÁC NHAUĐôi mắt triết học thể hiện sự khát khao hiểu biết trọn vẹn, sâu sắc người mình yêu, đó là sự hé mở khi đôi mắt tâm hồn có thể cảm nhận bằng giác quan, ý thứcKhi đón nhận ánh mắt tình yêu, nhân vật trữ tình bày tỏ sự chân thành hết mực: “Anh không giấu em một điều gì”Và “ Anh đã để trần đời mình trước mắt em”Thể hiện sự dâng hiến tuyệt đối trong tình yêu, dốc trọn tâm hồn mình để san lấp khoảng cách. TUY Cả HAI NGƯờI CÙNG KHAO KHÁT MUốN HÒA NHậP NHƯ VậY NHƯNG Họ Đà HIểU NHAU THựC Sự HAY CHƯA?Tuy cùng nỗ lực nhưng cả hai đều chưa thực sự hiểu nhau “ Chính vì thế mà em không biết điều gì về anh cả” =>Tình yêu thật khó hiểu, càng cố tìm hiểu và khám phá nó thì lại càng bế tắc và càng không hiểu gì về nó cả2.) 15 câu tiếp theoTrong đoạn thơ này, tác giả đã đưa ra cấu trúc giả định ( nếu A chỉ là B) và phủ định ( nhưngA lại là C), em hãy kể tên các câu thơ sử dụng những cấu trúc trên? A không chỉ là B mà lại là CCuộc đờiViên ngọcĐóa hoaTrái timTrái timLạc thúKhổ đauTình yêuThủ pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để thể hiện tình yêu? - Biện pháp so sánh “chỉ là”, “là”, ví von “nếu” khám phá chiều sâu và bến bờ của trái tim.- Biện pháp đối lập “nhưng” để khẳng định trái tim của mình là tình yêu - Trái tim con người là một thế giới bí ẩn mà con người không thể đo được độ nông, sâu, rộng, hẹp của nó - Trái tim đó cũng có thể nhỏ như một vương quốc nhưng chủ nhân của vương quốc đó lại không thể biết được biên giới của nó ra sao Đời anh là một viên ngọc, một đóa hoa => anh sẽ quàng vào cổ em, cài lên tóc em=> dễ hiểu Viên ngọc, đóa hoa là những vật quý giá, đẹp đẽ của tạo hóa ban tặng cho con người, chàng trai tự nguyện hiến dâng cuộc đời mình cho người yêu => sự hi sinh cao cả cho tình yêu Đời anh là một trái tim ( lạc thú, khổ đau) => trừu tượng, lớn lao, vô hạn “ Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó” => sự vô cùng của trái tim thể hiện sự bí ẩn, khó hiểu Khi chàng trai phát hiện ra “trái tim anh lại là tình yêu” thì tình yêu đó đã được miêu tả như thế nào? - Vừa sung sướng vừa khổ đau - Vừa thiếu thốn vừa giàu sang=> Đây là một sự đối lập, tình yêu phải tồn tại và thống nhất sự đối lập đó.3) Hai câu cuối Ở hai câu cuối này, tác giả muốn khẳng định điều gì? “ Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậyNhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu”=> Sự trọn vẹn trong tình yêu là vô hạn, mặc dù cuộc đời em cũng như trái tim anh luôn luôn ở gần nhau nhưng chẳng bao giờ chúng ta có thể biết hết giới hạn của tình yêu Khẳng định quy luật của tình yêu*) Tiểu kết: Bài thơ mang một tầm triết lí: nếu mỗi người biết hướng đến cái trọn vẹn để nắm bắt, khám phá sáng tạo thì đó mới là hạnh phúc. Muốn có hạnh phúc trong tình yêu thì phải luôn luôn tin tưởng, phải duy trì sự hiểu biết, sự hòa hợp trong tình yêuIII/ Tổng kết 1. Nghệ thuật: - Lặp, so sánh, tượng trưng, ẩn dụ, điệp ngữ - Bút pháp hướng nội, miêu tả thế giới nội tâm 2. Nội dung: - Khẳng định tình yêu không có giới hạn, muốn có được hạnh phúc trong tình yêu thì phải luôn luôn khám phá cái bí ẩn, sâu xa của tình yêu - Chất suy tư triết lí của người Ấn Độ thể hiện rất rõ ràng IV/ củng cố:Nắm vững nội dung và nghệ thuật của bài thơ, thấy được chất triết lí sâu sắc trong thơ của Ta-go Soạn bài mớiBài học kết thúcXin chân thành cảm ơn
File đính kèm:
- Bai_tho_so_28_cua_Tago.ppt