Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 98,99: Đọc văn: Chí Phèo (Nam Cao)

Tóm tắt tác phẩm

Chí Phèo nguyên là một đứa con hoang bị bỏ rơi từ khi lọt lòng mẹ trong một cái lò gạch cũ bỏ không được người ta nhặt đem về nuôi, lớn lên đi ở hết nhà này đến nhà khác.

 - Năm 20 tuổi, hắn làm canh điền cho nhà Lí Kiến. Ông Lí vì ghen với anh canh điền trai trẻ hay được bà ba gọi lên “bóp chân, xoa bụng hay đấm lưng gì đấy”. Thế là Chí phải đi tù.

 -Sau bảy, tám năm ở tù về, bộ dạng và tính nết của Chí Phèo hoàn toàn khác trước. Uống say, Chí đến nhà Bá Kiến chửi bới, rạch mặt, ăn vạ.

 -Rất nguy hiểm, Bá Kiến đã lợi dụng và biến hắn thành tay chân đắc lực, thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”

 

ppt15 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 98,99: Đọc văn: Chí Phèo (Nam Cao), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
đọc văn: Chí Phèo (tiết 1)nam CaoTóm tắt tác phẩm. Chí Phèo nguyên là một đứa con hoang bị bỏ rơi từ khi lọt lòng mẹ trong một cái lò gạch cũ bỏ không được người ta nhặt đem về nuôi, lớn lên đi ở hết nhà này đến nhà khác. - Năm 20 tuổi, hắn làm canh điền cho nhà Lí Kiến. Ông Lí vì ghen với anh canh điền trai trẻ hay được bà ba gọi lên “bóp chân, xoa bụng hay đấm lưng gì đấy”. Thế là Chí phải đi tù. -Sau bảy, tám năm ở tù về, bộ dạng và tính nết của Chí Phèo hoàn toàn khác trước. Uống say, Chí đến nhà Bá Kiến chửi bới, rạch mặt, ăn vạ. -Rất nguy hiểm, Bá Kiến đã lợi dụng và biến hắn thành tay chân đắc lực, thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại” - Một đêm trăng, trong lúc say khướt, Chí Phèo đã gặp Thị Nở một người đàn bà xấu xí, ngẩn ngơ bị mọi người hắt hủi. -Tình yêu của Thị Nở đã đánh thức phần người trong Chí, hắn bắt đầu nhận thấy những âm thanh của cuộc sống nhưng cũng lại càng thấm thía hơn khi nhận ra tình cảnh khốn khổ, cô độc đến trơ trọi của mình. - Thị Nở về xin ý kiến của bà cô già của thị để lấy Chí Phèo thì bà ta gào lên “Ai lại đi lấy thằng Chí Phèo”, “thằng chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ”. -Bị từ chối, Chí Phèo lại uống rượu, lại xách dao ra đi. Cuối cùng bước chân đưa hắn đến nhà Bá Kiến. Trong cơn nửa tỉnh nửa say, hắn rút dao đâm chết Bá Kiến và sau đó hắn cũng đâm cổ tự sát. -Thị Nở nghe tin Chí Phèo chết, nhớ lại những lúc gần gũi với hắn, thị thoáng nhìn xuống bụng mình và chợt thấy hình ảnh cái lò gạch cũ bỏ không và vắng người qua lại.aChủ đề Truyện nêu lên số phận bi thảm của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám đã bị bọn cường hào và chế độ thực dân phong kiến xô đẩy vào con đường lưu manh tội lỗi, không có lối thoát.Làng Vũ ĐạiVị trí: “xa phủ xa tỉnh”, trong cái thế “quần ngư tranh thực”cái làng khép kín gần như tự trị. Đặc điểm: Tồn tại trong thế gầm ghè, đối lập giữa những cánh vế có máu mặt với nhau; giữa bọn địa chủ cường hào thống trị với nông dân lao động bị bóc lột.Thành phần dân cư: cực kì phức tạp, chia làm nhiều loại khác nhau.Thành phần dân cưLoại có vai vế trong làng (Bá Kiến, Đội Tảo, Tư Đạm, Bát Tùng): Nhè từng chỗ hở để trị nhau; sẵn sàng cho nhau lụn bại; mặt khác lại dựa vào nhau để bóc lột con em.Loại cùng đinh bị tha hoá (Chí Phèo, Năm Thọ, Binh Chức): Hoặc bị tù tội, hoặc bị ức hiếp trở nên lưu manh, đổ đốn về nhân cách, bị bọn thống trị lợi dụng để áp bức dân làng .Hình ảnh dân làng Vũ Đại: “Bọn dân hiền lành, chỉ è cổ làm nuôi bọn lí hào”, luôn giữ thái độ an phận.Nhận xét Làng Vũ Đại là hình ảnh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng.Làng Vũ Đại không thể là môi trường thuận lợi cho nhân cách, cái thiện, cái tốt hình thành và phát triển.Hình tượng nhân vật Chí Phèoa) Từ khi ra đời cho đến khi bị đẩy vào tù Chí Phèo có một tuổi thơ bất hạnh: mang thân phận của một đứa trẻ bỏ rơi, thân phận của một vật đem cho, đem bán. Lớn lên, là một người hiền lành như bao người dân lương thiện khác, chỉ cần được sống trong một xã hội bình thường là Chí Phèo có thể toại nguyện.b) Từ khi ra tù tới khi gặp thị Nở a- Nhân hình: Chí mất đi bộ mặt của con người trở thành con quỷ dữ b-Nhân tính: -Sống triền miên trong những cơn say. -Mất hết khả năng lao động và tự lập. -Mất hết ý niệm về thời gian. -Hắn không rõ tên tuổi của mình. -Trở thành tay sai đắc lực cho Bá Kiến.Chí là điển hình cho cái quy luật tàn bạo,bi thảm của XH nông thôn đen tối đương thời bị tha hoá về tâm hồn ,huỷ hoại về nhân tính*Như vậy Nhà tù biến Chí thành kẻ mất hết cả nhân hình và nhân tính, trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại” Chí Phèo đã thực sự bị loại khỏi xã hội loài người để sống cuộc sống của loài thú dữ. Chí Phèo đã trở thành công cụ trong tay giai cấp thống trị để bóc lột và ức hiếp dân lành.*Cụôc gặp gỡ giữa Chí Phèo &Thị Nở-Không gian gặp gỡ:đep ,thơ mộng. Làm sống dậy những khát vọng hướng thiện khát vọng hạnh phúc ở Chí.-Chí đã thay đổi và bắt đầu tỉnh ngộ: +Nghe được âm thanh cuộc sống. +Lần đầu tiên biết Sợ rượu. Sợ ốm đau. Sợ cô độc. +Nhớ được mình có ước mơ. Chí cảm nhận được ý nghĩa và giá trị đích thực của cuộc sống -Thị Nở là sự bất công của tạo hoá. Nhưng : -lại đánh thức phần “Người’’ trong Chí.-Sự thức tỉnh trong Chí sau khi ăn bát cháo hành: +Hắn ngạc nhiên rồi thấy mắt như ươn ướt. +Hắn vừa vui ,vừa buồn. +Hắn thấy cháo rất ngon Chí đã thức tỉnh hoàn toàn, phần người trong Chí đã sống dậy-Hắn đề nghị Thị Nở sống chung Quan điểm mới mẻ,tiến bộ của Nam Cao.-Bị từ chối Hắn rơi vao bi kịch bị cự tuyệt.-Chí tìm đến rượu xách dao đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện. Chí đâm chết kẻ thù & tự kết liễu cuộc đời-Các chi tiết cuối truyện: mắt trợn,mồm ngáp ngáp cái chết của Chí Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng Giá trị hiện thực & nhân đạo Nhận xétBi kịch của chí Phèo là bi kịch của một con người mang bản chất lương thiện bị xã hội tàn bạo đẩy vào con đường tha hoá thành quỷ dữ rồi bị loại ra khỏi xã hội loài người.Chí Phèo là hiện tượng có tính quy luật trong xã hội đương thời, là sản phẩm của tình trạng bị đè nén, áp bức ở nông thôn trước Cách mạng.Nhà văn lên án, vạch trần cái quy luật tàn bạo, bi thảm đó trong xã hội đương thời.Xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các em học sinh lớp 11A7 đã giúp tôi hoàn thành bài giảng này.

File đính kèm:

  • pptdoc_van.ppt