Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Văn bản: Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)

I.Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

II.Nội dung phân tích:

 Tìm về mảnh vườn thôn Vĩ.

Tìm về dòng sông trăng.

Tìm đến khách đường xa

III.Kết luận

 

ppt12 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 663 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Văn bản: Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 Đây thôn Vĩ Dạ(Tóm tắt bài giảng) I.Giới thiệu tác giả, tác phẩm.II.Nội dung phân tích: Tìm về mảnh vườn thôn Vĩ.Tìm về dòng sông trăng.Tìm đến khách đường xaIII.Kết luậnĐây thôn Vĩ DạTác giả: Hàn Mặc TửI.Giới thiêu - Hàn Mặc Tử là một nhà thơ tài năng nhưng bất hạnh. Ông bị mắc bệnh phong khi tuổi đời còn rất trẻ. - Đây thôn Vĩ Dạ là một tác phẩm đặc sắc của Hàn Mặc Tử nói riêng và của văn học Việt Nam hiện đại nói chung.Bài thơ là niềm khát khao đến tuyệt vọng muốn trở lại cuộc đời. II.Nội dung-Giới thiệu khái quát: Đây thôn Vĩ Dạ là một hành trình tìm kiếm để trở về với cuộc sống tươi đẹp bên ngoài – tìm kiếm sự xẻ chia thông cảm..Trở về cuộc sống bên ngoài đối với người khác là việc làm bình thương nhưng với Hàn Mặc Tử là một mong ước quá tầm với. - Điều này được thể hiện thành cấu trúc: + Tìm về mảnh vườn thôn Vĩ + Tìm đến dòng sông trăng + Tìm đến vẻ đẹp của Khách đường xa. Sau một quá trình tìm kiếm: thất bại rồi lại kiếm tìm, cuối cùng nhà thơ đành quay trở về với thực tại đau thương1.Tìm về vườn thôn Vĩ - Vẻ đẹp đầu tiên mà Hàn Mặc Tử tìm về là mảnh vườn thôn Vĩ. Do đây chỉ là cuộc trở về trong tưởng tượng nên thôn Vĩ hiện lên với vẻ đẹp lung linh, tinh khôi. + Vẻ đẹp tinh khôi toát lên từ nắng mới: Nắng hàng cau +Vẻ lộng lẫy ngồn ngôn sức sống của vườn cây: mướt quá xanh như ngọc. + Vẻ e lệ kín đáo trong hình ảnh: lá trúc che ngang mặt chữ điền. Nỗi niềm của nhà thơ: Hàn Mặc Tử luôn mang nặng mặc cảm bị bỏ rơi,mặc cảm mình là kẻ đi ngang qua cuộc đời. +Hàn Mặc Tử tưởng tượng mình trở về thôn Vĩ nhưng chỉ dám đứng nép vào một hàng tre trúc để lén nhìn mảnh vườn.Mảnh vườn càng đẹp bao nhiêu thì nhà thơ càng buồn bấy nhiêu. 2.Tìm về với dòng sông trăng - Thất bại trong hành trình tìm về mảnh vườn thôn Vĩ, Hàn Mặc Tử rơi vào tâm trạng đau thương. Tâm trạng đó được thể hiện trong cảnh thiên nhiên tan tác chia lìa: sự chia lìa đã làm phân tách những thứ vốn không thể chia lìa: Gió theo lối gió mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay Mặc dù đau đớn nhưng Hàn Mặc Tử vẫn chưa tuyệt vọng.Tử tìm đến vẻ đẹp của sông trăng-Trăng có một ý nghĩa rất lớn với hồn thơ Hàn Mặc Tử.Hàn Mặc Tử tìm đến trăng như tìm sự cứu rỗi cho tâm hồn. Nhà thơ mong chờ trăng đến mức khẩn thiết.Câu thơ vang lên như tín hiệu cứu nạn.Nếu mảnh vườn thôn Vĩ mang vẻ đẹp cõi thực thì sông trăng mang vẻ đẹp của cõi mộngÁnh một không gian đày ánh trăng,một dòng nuwowc hóa thành dòng trăng và một con thuyên neo đậu.Vẻ đẹp càng lộng lẫy càng ảo mộng lại càng xa vời.Mong chờ thuyền chở trăng về nhưng không được.Nhà thơ tìm đến vẻ đẹp tình người.Sau 2 lền thất bại, lần kiếm tìm này,Hàn Mặc Tử mong chờ khẩn thiết hơn. Điều đó được phổ vào điêu thơ gấp gấp:Mơ khách đường xa!Khách đường xa!Khách đường xa là biểu tượng của vẻ đẹp tuyệt vời nhất của thế giới bên ngoài.Đó là một vẻ đẹp trăng trong.Là người có thể chia sẻ với nhà thơ nhưng nỗi niềm sâu kín.Cho nên nhà thơ đã thốt lên ca ngợi một vẻ đẹp tuyệt đối: Áo em trắng quá nhìn không ra.Hàn Mặc Tử đành quay về với thực tại đau thương.Hàn Mặc Tử ý thức rấ rõ về cảnh ngộ của mình: đang sống trong một nơi: sương khói mờ nhân ảnh, trong cô đơn không ai chia sẻ.Hàn mặc tử suốt đời trở trăn tìm kiếm sự cảm thông.III.Kết luận - Đây thôn Vĩ Dạ là niềm khát khao trở về cuộc sống của Hàn Mặc Tử, qua đó thể hiện tình yêu tha thiết của nhà thơ đối với cuộc đời. -Hàn Mặc Tử đã thực hiên một cuộc kiếm tìm qua 3 chặng một cách không mệt mỏi và đầy đau thương nhưng cuối cùng vẫn phải chấp nhận thực tại phũ phàng. - Bài thơ kết thúc nhưng niềm khao khát của nhà thơ vẫn còn ám ảnh mãi.Ta vẫn như nghe tiếng vọng của một tâm hồn đau thương: Người đi một nửa hồn tôi mất Một nửa hồn tôi bông dại khờ

File đính kèm:

  • pptbai.ppt