Bài giảng Ngữ văn lớp 6 tiết 110: Câu trần thuật đơn

 Các câu dưới đây được dùng làm gì?

Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:

- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!

 Tôi về, không một chút bận tâm.

 (Tô Hoài)

 

ppt25 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 664 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn lớp 6 tiết 110: Câu trần thuật đơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
CHÀO MỪNG THẦY CÔ GIÁOGV: HOÀNG THỊ TRANGKIỂM TRA BÀI CŨ:- Xác định các thành phần chính của câu sau:Ngày mai, trên đất nước này, sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa. Thế nào là thành phần chính của câu? Kể tên các thành phần chính của câu? Trả lời: Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạohoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. Thành phần chính gồm có chủ ngữ và vị ngữ. CVTNTNTiết 110:CÂU TRẦN THUẬT ĐƠNI. CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN LÀ GÌ? 1. Ví dụ: sgk/101 Các câu dưới đây được dùng làm gì?Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng: - Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!	Tôi về, không một chút bận tâm.	(Tô Hoài)Đoạn trích gồm mấy câu?=> 9 câuCác câu trong đoạn tríchCâu 1: Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Câu 2: Rồi, với một bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng.Câu 3: Hức! Câu 4: Thông ngách sang nhà ta? Câu 5: Dễ nghe nhỉ! Câu 6:Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.Câu 7: Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Câu 8: Đào tổ nông thì cho chết!Câu 9: Tôi về, không một chút bận tâm.TảBộc lộ cảm xúc TảHỏi Bộc lộ cảm xúc Nêu ý kiến Cầu khiến Bộc lộ cảm xúc KểMục đích nói - Hỏi- Bộc lộ cảm xúc - Cầu khiến- Kể, tả, nêu ý kiến (1) Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài.(2) Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng.(6) Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.(9) Tôi về, không một chút bận tâm.(4) Thông ngách sang nhà ta? (8) Đào tổ nông thì cho chết! (7) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.(3) Hức! (5) Dễ nghe nhỉ! => CÂU TRẦN THUẬT (câu kể)=> CÂU NGHI VẤN (câu hỏi)=> CÂU CẢM THÁN (câu cảm)=> CÂU CẦU KHIẾN Câu trần thuật: là câu dùng để tả hoặc kể sự việc, sự vật hay để nêu ý kiến.  Câu trần thuật còn được dùng để giới thiệu. Ví dụ:Nam là học sinh lớp 6A.CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN LÀ GÌ? 1. Ví dụ2. Nhận xét. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu trần thuật: (1) Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài.(3) Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. (2) Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng. (4) Tôi về, không một chút bận tâm. CCCCC V V VV VTNTN Xếp các câu trần thuật trên thành hai loại:- Câu do một cụm C – V tạo thành:- Câu do hai hoặc nhiều cụm C – V sóng đôi tạo thành: Câu trần thuật đơn: là loại câu do một cụm C – V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến. Lưu ý:- Câu trần thuật đơn có hai tính chất:+ Là câu trần thuật xét về mục đích nói .+ Là câu trần thuật đơn xét về cấu tạo ngữ pháp.- Câu trần thuật đơn nói về một sự việc, sự vật hay nêu một ý kiến (câu có một CN). Câu nào trong các câu sau là câu trần thuật đơn:a. Quyển sách tôi mới mua rất hay.b. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập .c. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. C V C V C V1 V2 V3 V4 C1 C2 C3 C4 V=> Câu trần thuật đơn=> Câu trần thuật đơn=> Câu trần thuật ghépII LUYỆN TẬP* Đặt câu trần thuật đơn với mỗi hình ảnh sau:Hoa rất đẹp. C VBác Hồ ngồi bên bếp lửa. C VBài tập 1: Tìm câu trần thuật đơn trong đoạn trích dưới đây. Cho biết những câu trần thuật đơn ấy được dùng làm gì? Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần giông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong một ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.	(Nguyễn Tuân)Trả lời: Các câu trần thuật đơn(1) Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo sáng sủa. C V=> dùng để tả hoặc giới thiệu(2) Từ khi có vịnh bắc bộ và từ khi có quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì sau mỗi lần giông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. C V=> dùng để nêu ý kiến nhận xét Câu 3, câu 4 không phải là câu trần thuật đơn: (3) Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. C1 V1 C2 V2 C3 V3 (4) Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong một ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi. C1 V1 C2 V2 => Đây là các câu trần thuật ghép Bài tập 2: Dưới đây là một số câu mở đầu các truyện em đã học. Chúng thuộc loại câu nào và có tác dụng gì?a) Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long nữ, tên là Lạc Long Quân.	 (Con Rồng, cháu Tiên)b) Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ.	 ( Ếch ngồi đáy giếng)c) Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều.	(Vũ Trinh)Trả lời: a. Câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu nhân vật: Lạc Long Quân b. Câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu nhân vật: con ếch c. Câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu nhân vật: bà đỡ TrầnBài tập 3:- Từ những việc làm của nhân vật phụ mới giới thiệu nhân vật chính.- Giới thiệu nhân vật phụ trước.Bài tập vận dụng:Hãy đặt câu trần thuật đơn:a. Câu có một cụm chủ - vị.b. Chủ ngữ hoặc vị ngữ có cấu tạo là một cụm chủ - vị.c. Câu có nhiều vị ngữ.Các câu có thể đặt:Câu có một cụm chủ - vị: Hà học rất giỏi. C Vb. Chủ ngữ có cấu tạo là một cụm chủ - vị:Nam không nghe lời lớp trưởng là sai. C V C V Chủ ngữ có cấu tạo là một cụm chủ - vị:Hồng khuôn mặt rất dễ thương. C V C Vc. Câu có nhiều vị ngữ: Nam học bài xong, tắt đèn rồi đi ngủ. C V1 V2 V3Bài 4/103: Ngoài tác dụng giới thiệu nhân vật, những câu mở đầu sau đây còn có tác dụng gì?a) Xưa có một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày.	( Đẽo cày giữa đường)Trả lời: - Giới thiệu nhân vật- Miêu tả hoạt động của nhân vậtb) Người kiếm củi tên mỗ ở huyện Lạng Giang, đang bổ củi ở sườn núi, thấy dưới thung lũng phía xa, cây cỏ lay động không ngớt mới vác búa đến xem, thấy có một con hổ trán trắng, cúi đầu cào bới đất, nhảy lên, vật xuống, thỉnh thoảng lấy tay móc họng, mở miệng nhe cái răng, máu me, nhớt dãi trào ra.	 (Vũ Trinh)Bài tập 5/103: Chính tả( Nhớ viết)“ Lượm” (Từ “Ngày Huế đổ máu” đến “Nhảy trên đường vàng” 	LượmNgày Huế đổ máuChú Hà Nội vềTình cờ chú cháuGặp nhau hàng bè	Chú bé loắt choắt	Cái xắc xinh xinh	Cái chân thoăn thoắt	Cái đầu nghênh nghênh.	Ca lô đội lệch	Mồm huýt sáo vang	Như con chim chích	Nhảy trên đường vàng...Câu 1: Câu trần thuật đơn là : A. Là loại câu do một cụm C-V tạo thành, dùng để bộc lộ cảm xúc. B. Là loại câu do một cum C-V tạo thành, dùng để cầu khiến. C. Là loại câu do một cụm C - V tạo thành, dùng để giới thiệu , tả hoặc kể về một sự viếc, sự vật hay để nêu một ý kiến . D. Là loại câu do một cụm C-V tạo thành, dùng để hỏiBÀI TẬP CỦNG CỐCâu 2: Câu “Trường của em mang tên người anh hùng Võ Thị Sáu” thuộc kiểu câu nào ? A. Câu trần thuật đơn. B. Câu nghi vấn. C. Câu cầu khiến. D. Câu cảm thán. Câu 3 : Đây là một dãy chữ bí mật gồm 15 chữ cái ? Câutrầnthuậtđơn

File đính kèm:

  • pptcau tran thuat don hay.ppt
Bài giảng liên quan