Bài giảng Ngữ văn lớp 7: Ý nghĩa văn chương
Câu 1 : Nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ ?
Câu 2 : Khoanh tròn vào câu trả lời đúng :
1. Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ được trình bày theo phép lập luận nào là chủ yếu ?
A. Chứng minh.
B. Bình giảng.
C. Bình luận.
C. Phân tích.
2. Theo tác giả Phạm Văn Đồng, sự giản dị trong đời sống vật chất của Bác Hồ bắt nguồn từ lí do gì ?
A. Vì tất cả mọi người đều sống giản dị.
B. Vì đất nước ta còn quá nghèo nàn, thiếu thốn.
C. Vì Bác sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân.
D. Vì Bác muốn mọi người phải noi gương Bác.
Kiểm tra bài cũCâu 1 : Nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ ?Câu 2 : Khoanh tròn vào câu trả lời đúng : 1. Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ được trình bày theo phép lập luận nào là chủ yếu ? A. Chứng minh. B. Bình giảng. C. Bình luận. C. Phân tích. 2. Theo tác giả Phạm Văn Đồng, sự giản dị trong đời sống vật chất của Bác Hồ bắt nguồn từ lí do gì ? A. Vì tất cả mọi người đều sống giản dị. B. Vì đất nước ta còn quá nghèo nàn, thiếu thốn. C. Vì Bác sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân. D. Vì Bác muốn mọi người phải noi gương Bác. * Tác giả : Hoài Thanh (1909 - 1982 ) - Quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. - Là một nhà phê bình văn học xuất sắc. - Năm 2000 ông được nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.* Tác phẩm : - Viết năm 1936 in trong sách ( Văn chương và hành động ), có lần in lại đã đổi nhan đề thành ý nghĩa và công dụng của văn chương. - Sau này nhà xuất bản Giáo dục đã đưa văn bản vào trong cuốn Bình luận văn chương, xuất bản năm 1998. - Văn chương xuất hiện khi con người có cảm xúc mãnh liệt trước một hiện tượng đời sống. - Văn chương là niềm xót thương con người trước những điều đáng thương. - Cảm xúc yêu thương mãnh liệt trước phái đẹp là gốc của văn chương. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài - Lòng nhân ái . Câu hỏi thảo luận : (2 phút) Có ý kiến cho rằng : Quan điểm về văn chương của Hoài Thanh bắt nguồn từ lòng nhân ái (lòng thương người, thương cả muôn vật, muôn loài) là đúng nhưng chưa đủ. Vậy em nghĩ như thế nào về lời nhận xét trên ? Vì sao ? Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha. --> Ta có thể hiểu nhận định ấy như sau : văn chương phản ánh đời sống thậm chí sáng tạo ra đời sống làm cho đời sống trở nên tốt hơn, đẹp hơn. Và sự sáng tạo ấy bắt đầu từ cảm xúc yêu tha thiết rộng lớn của nhà văn. Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao ? Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần. --> Khơi dậy những trạng thái xúc cảm cao thượng của con người.--> Rèn luyện, mở rộng thế giới tình cảm của con người. * Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay.--> Văn chương làm đẹp và hay những thứ bình thường. * Nếu trong pho lịch sử loài người xóa các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xóa hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào !--> Các thi nhân, văn nhân làm giàu sang cho lịch sử nhân loại. - Văn chương làm giàu tình cảm con người. - Văn chương làm đẹp, làm giàu cho cuộc sống.Khoanh tròn vào ý trả lời đúng trong câu sau : Dòng nào không phải là nội dung được Hoài Thanh đề cập đến trong bài viết của mình ? A. Quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc của văn chương. B. Quan niệm của Hoài Thanh về nhiệm vụ của văn chương. C. Quan niệm của Hoài Thanh về công dụng của văn chương trong lịch sử loài người. D. Quan niệm của Hoài Thanh về các thể loại văn học. Văn nghị luận của Hoài Thanh (qua ý nghĩa văn chương ) có gì đặc sắc ? Hãy chọn một trong các ý sau để trả lời : - Lập luận chặt chẽ, sáng sủa; - Lập luận chặt chẽ, sáng sủa và giàu cảm xúc; - Vừa có lý lẽ vừa có cảm xúc, hình ảnh.Luyện tập : ( tr. 63 SGK ) Hoài Thanh viết : " Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có ". Hãy dựa vào kiến thức văn học đã có, giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh cho câu nói đó.Hướng dẫn về nhà : - Đọc lại văn bản ý nghĩa văn chương và học thuộc lòng Ghi nhớ (tr.63 SGK). - Đọc thuộc lòng một đoạn văn trong văn bản ý nghĩa văn chương mà em yêu thích. Và giải thích vì sao mà em yêu thích. - Tập viết một đoạn văn chứng minh ngắn cho đề bài sau : Chứng minh rằng văn chương "gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có ". - Chuẩn bị bài Ôn tập văn nghị luận theo hướng dẫn tr.66 SGK.
File đính kèm:
- van 7 y nghia van chuong.ppt