Bài giảng Những vấn đề chung về giáo dục hướng nghiệp trong đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay
NỘI DUNG GỒM
1. Mở đầu:
2. Những chủ trương của Đảng, Chính phủ và chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về giáo dục hướng nghiệp (GDHN).
3. Nội dung, nhiệm vụ và phương pháp GDHN
4. Nhiệm vụ Giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông năm học 2007 – 2008.
ơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế có trách nhiệm tạo cơ hội cho HS phổ thông làm quen với môi trường hoạt động của mình.c) Chỉ thị 33/2003/CT-BGD&ĐT ngày 23/7/2003 về tăng cường của GDHN cho HSPTChỉ thị qui định 6 nội dung cần triển khai:- Xác định nhận thức về GDHN- Quán triệt yêu cầu GDHN trong quá trình xây dựng chương trình và biên soạn SGK.- Triển khai hoạt động GDHN, TVHN- Nâng cao chất lượng dạy nghề phổ thông- Xây dựng các Trung tâm KTTH – HN- Xã hội hoá GDHNd) Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 5/6/2006 về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông- Bộ chương trình GDPT bao gồm:+ Những vấn đề chung+ Chương trình chuẩn 23 môn học và hoạt động giáo dục+ Chương trình các cấp học: Tiểu học, THCS và THPT- Trong bộ chương trình GDPT có chương trình chuẩn Hoạt động GDHN, Hoạt động giáo dục NPT.III. Nội dung, nhiệm vụ Và PHƯƠNG PHáP GDHN1. Khái niệm HN là một hoạt động nhằm mục đích giúp HS có kiến thức về nghề nghiệp để biết lựa chọn nghề một cách tự giác, có ý thức và sự lựa chọn đó phù hợp với yêu cầu của xã hội và phù hợp với những đòi hỏi của nghề. HN hiện nay được thực hiện theo 4 con đường chính.Thực chất công tác HN trong nhà trường phổ thông không phải quyết định nghề cho mỗi cá nhân mà là sự điều chỉnh động cơ, hứng thú nghề nghiệp của thế hệ trẻ sao cho trong sự lựa chọn nghề phù hợp giữa nguyện vọng của cá nhân với những yêu cầu của xã hội và phù hợp giữa năng lực của cá nhân với những đòi hỏi của nghề. Nội dung GDHN ở cấp THCS, THPT GDHN nhằm phát hiện, bồi dưỡng tiềm năng sáng tạo cá nhân; giúp HS hiểu mình, hiểu yêu cầu nghề; chuẩn bị cho TTN HS sẵn sàng TL. ND GDHN gồm:- Định hướng phát triển KT –XH của địa phương, cả nước.- Nhu cầu về thị trường lao động.- Thông tin nghề nghiệp và cơ sở đào tạo.- Năng lực bản thân, hoàn cảnh và truyền thống nghề nghiệp gia đình.- Lập kế hoạch lựa chọn hướng đi và chọn nghề sau khi tốt nghiệp THCS và THPT.2. Nhiệm vụ của GDHN:- Cung cấp kiến thức, hình thành kỹ năng và thái độ cho nhằm hình thành ở HS tâm lý sẵn sàng lao động xã hội.- Phát triển hứng thú của HS đối với một dạng lao động nghề nghiệp nhất định.- Cung cấp thông tin về KT-XH, thị trường lao động, nghề nghiệp nhằm định hướng sự chú ý của HS phổ thông vào những lĩnh vực KT-XH nhà nước và địa phương đang cần.Các mặt hoạt động GDHNGDHN cho HS phổ thông là giai đoạn mở đầu của công tác HN toàn xã hội. Dưới góc độ xã hội, công tác HN có 3 mặt hoạt động chủ yếu sau:- Định hướng nghề nghiệp.- Tư vấn nghề nghiệp.- Tuyển chọn nghề.Ba mặt hoạt động này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong nhà trường phổ thông tiến hành HN chủ yếu là định hướng nghề và một phần tư vấn nghề, còn tuyển chọn nghề do các doanh nghiệp tuyển dụng tiến hành.* Quá trình định hướng nghề nghiệp cần chú ý những yêu cầu sau:- Định hướng sự chú ý của HS vào những ngành nghề, lĩnh vực KT-XH mà Nhà nước, địa phương đang cần phát triển.- Kích thích hứng thú của HS tìm hiểu về các ngành, nghề trong xã hội.- Giúp HS có thái độ đúng đắn đối với nghề nghiệp, từng bước xoá bỏ những quan niệm sai về nghề nghiệp trong xã hội.- Giáo dục HS tự giác lao động nhằm tự đánh giá và kiểm nghiệm hứng thú của bản thân đối với một dạng lao động nhất định.* Tư vấn nghề (TVHN): là hình thức tác động hướng nghiệp qua sự trao đổi, góp ý, cho lời khuyên của giáo viên, các nhà chuyên môn đối với việc lựa chọn nghề của HS.* Tuyển chọn nghề: thực chất là đi tìm những người có đặc điểm nhân cách phù hợp với nhu cầu tuyển dụng nhân lực của một ngành, nghề nhất định, phù hợp với những đòi hỏi của nghề về phẩm chất, đạo đức, năng lực.Phương pháp tổ chức hoạt động GDHN1- Thuyết trình nêu vấn đề: là PP truyền đạt thông tin và tri thức đến HS bằng lời nói. PP này hiện nay khá phổ biến. ưu điểm: giải thích nội dung bài học có hiệu quả để, trình bày nhanh, GV có kinh nghiệm cần ít thời gian để chuẩn bị bài. Nhược điểm: Không thu được thông tin phản hồi, HS dễ chán vì không tham gia tích cực vào việc xây dựng chủ đề, mức độ lưu giữ thông tin thấp. Để thực hiện GV cần: chia chủ đề ra thành từng phần theo ND, TG tiến hành; trình bày từng chủ đề rõ ràng, súc tích; dùng các câu hỏi gợi ý; khuyến khích đưa ra câu hỏi; chuẩn bị TBDH để hỗ trợ bài giảng.2- Dạy học theo tình huống (DHTTH): PP này được tổ chức theo chủ đề phức hợp gắn với những tình huống thực của cuộc sống, nghề nghiệp, việc học được tổ chức trong 1 môi trường được cấu trúc hoá. Ưu điểm: HS có điều kiện trao đổi với nhau, với GV, được nhận xét, trình bày suy nghĩ, hiểu biết về cuộc sống, về nghề nghiệp, về việc chọn nghề tương lai. Nhược điểm: Nếu GV không hiểu sâu, không nhanh sẽ rất khó trả lời đúng và kịp các tình huống HS đưa ra.Trong GDHN tình huống đưa ra phải là tình huống thực hoặc mô phỏng theo tình huống thực. Tình huống đưa ra phải vừa sức, được diễn giải phù hợp với tâm lý lứa tuổi của HS, gắn với kinh nghiệm sống và nghề nghiệp tương lai của HS. PP DHTTH được tiến hành theo 6 bước: HS nhận biết TH và những vấn đề cần giải quyết; thu thập thông tin cần thiết để g/q vấn đề; thảo luận trao đổi để tìm PA; so sánh các PA; trình bày bảo vệ PA lựa chọn; so sánh vận dụng lấy ví dụ.3- Dạy học dự án (DHDA): 1 PP hay 1 hình thức dạy học, trong đó người thực hiện 1 nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, thực hành với tính tự lực cao từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, thực hiện dự án, kiểm tra điều chính và đánh giá.Ưu điểm: kích thích động cơ, hứng thú học tập; phát huy tính tự giác, tinh thần trách nhiệm; phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp, năng lực cộng tác làm việc của HS. Nhược điểm: đòi hỏi nhiều thời gian, điều kiện thực hiện và năng lực tổ chức của GV. DHDA được thực hiện theo 5 bước: Chọn đề tài và xác định mục đích DA; xây dựng đề cương và KH thực hiện; thực hiện DA; thu thập kết quả và công bố sản phẩm; đánh giá kết quả.4- Dạy học theo nhóm nhỏ: là PPDH có hiệu quả trong tổ chức hoạt động GDHN cho HS PT.Ưu điểm: tạo cơ hội cho HS tham gia hoạt động học tập, tạo sự hấp dẫn và cuốn hút mọi thành viên làm việc; có thể huy động được nhiều kinh nghiệm, khả năng và kiến thức của các thành viên trong lớp; cơ hội cho HS học hỏi lẫn nhau, hỗ trợ nhau, tìm giải pháp giải quyết những tình huống học tập trong GDHN. Nhược điểm và khó khăn: không điều hành tốt, thảo luận nhóm có thể biến thành cuộc tranh cãi vô bổ; một số HS có thể lấn át khi thảo luận; thường mất nhiều thời gian và bỏ qua nhiều vấn đề khó giải quyết; GV phải có kỹ năng điều phối tốt.Một số kỹ thuật của PP này cần chú ý: xếp nhóm; điều khiển hoạt động nhóm.(*)5-Tổ chức thảo luận lớp về nội dung HN: PP này đòi hỏi tính tích cực cao ở mỗi HS, đòi hỏi GV phải thành thạo về kỹ năng điều hành nhằm mục đích khuyến khích HS trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và biết cách làm việc với người khác.Ưu điểm: giúp HS nhận thức sâu sắc và xử lý thông tin nhanh; HS hiểu được quan điểm của bạn; HS phân tích, đánh giá được nhiều tình huống học tập do GV đưa ra; HS học cách lập luận, lý giải được vấn đề chọn nghề.Các bước tiến hành: chuẩn bị chủ đề; chuẩn bị các câu hỏi, vấn đề thảo luận: điều hành thảo luận; GV đánh giá các giải pháp và đưa ra kết luận.6 - Tổ chức trò chơi theo chủ đề HN: là PP có hiệu quả để thu hút sự tham gia của HS nhằm giúp các em hứng thú, giảm bớt mệt mỏi trong quá trình học tập.GV lưu ý các trò chơi phải dễ tổ chức và dễ thực hiện. Có thể sử dụng PP này để khởi động, làm thư giãn đầu óc của HS khi giới thiệu chủ đề mới.Các bước tiến hành: phổ biến luật chơi; đảm bảo HS nắm được quy tắc chơi; GV rút kết luận qua trò chơi.7- Đóng vai (diễn kịch), mô phỏng: là PP cơ bản để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho HS. Đóng vai là cơ hội để HS thực hành một số nhiệm vụ hay ứng xử nào đó trong một môi trường mẫu trước khi các tình huống thực xẩy ra. Qua đóng vai HS biết xử lý thông tin, ứng dụng những lý thuyết đã học vào thực tế sinh động và đa dạng.Thực hiện PP này GV lưu ý tạo điều kiện cho HS thực hành kỹ năng ra quyết định chọn hướng đi của mình; giúp HS thực hành kỹ năng giao tiếp; có thể áp dụng PP này để tạo tình huống trước khi thảo luận 1 chủ đề nào đó; kích thích HS thảo luận sôi nổi các chủ đề được nêu ra.IV. Nhiệm vụ Giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông năm học 2007 - 2008 Về Giáo dục lao động – hướng nghiệp, Chỉ thị số 39/2007/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu “Thực hiện chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp và tăng cường tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cấp THCS, THPT; triển khai hoạt động dạy nghề phổ thông; củng cố và phát triển Trung tâm KTTH – HN; duy trì hoạt động lao động trong các nhà trường” 1. Thực hiện chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp và tăng cường công tác tư vấn hướng nghiệp cho HS THCS, THPT.- Nghiêm túc triển khai thực hiện đầy đủ hoạt động GDHN ở các trường THCS, THPT và trung tâm KTTH-HN theo chương trình đã được ban hành và tài liệu hướng dẫn của Bộ GD & ĐT, bổ sung những nội dung và đặc thù của địa phương, đẩy mạnh ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng và hiệu quả GDHN.- Đẩy mạnh TVHN cho HS ở các trường phổ thông và các TT KTTH-HN .2. Triển khai hoạt động giáo dục nghề phổ thông với chất lượng cao- Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường THPT thực hiện đầy đủ hoạt động GD NPT lớp 11. Quán triệt Chỉ thị 33 của Thủ tướng Chính phủ và cuộc vận động “Hai không„ với 4 nội dung của Bộ GD&ĐT.- Có biện pháp mở rộng các NPT nhất là các nghề đang có nhu cầu phát triển ở địa phương cho HS lựa chọn, tổ chức bồi dưỡng GV dạy NPT lớp 11.3. Củng cố và phát triển Trung tâm KTTH-HN- Thực hiện kế hoạch thường xuyên bồi dưỡng, CBQLGD, GV- Tăng cường đội ngũ GV, nâng cao chất lượng đội ngũ GV. - Đầu tư kinh phí và CSVC, TBDH cho hoạt động GDHN...4. Duy trì hoạt động lao động của các trường học- Tổ chức cho HS tham gia lao động làm đẹp cảnh quan khuôn viên nhà trường, tham gia trồng cây.Sở GD&ĐT tổ chức Tết trồng cây theo kế hoạch để phát động phong trào trồng cây trong GV, HS. - Trung tâm KTTH-HN tạo điều kiện tổ chức thực hành NPT kết hợp với LĐSX và các hình thức lao động có kĩ thuật khác cho HS ở trung tâm.Xin trân trọng cảm ơn!
File đính kèm:
- Nhung van de chung ve giao duc huong nghiep trong doi moi giao duc hien nay.ppt