Bài giảng Phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc

NỘI DUNG

Các hoạt động giáo dục âm nhạc chủ yếu

PP và Hình thức tổ chức hoạt động âm nhạc

Theo hướng tích hợp chủ đề

Độ tuổi ở nhà trẻ

Trẻ ở tuổi mẫu giáo

 

ppt32 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 929 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠCNgười thực hiện : Phạm Thị Hồng MinhNỘI DUNGCác hoạt động giáo dục âm nhạc chủ yếu1PP và Hình thức tổ chức hoạt động âm nhạcTheo hướng tích hợp chủ đề 2Độ tuổi ở nhà trẻ2.1.Trẻ ở tuổi mẫu giáo2.2.I. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHỦ YẾU Hát Nghe nhạc, nghe hát Vận động theo nhạc (vận động minh họa, múa, vỗ tay theo phách, nhịp, tiết tấu) Trò chơi âm nhạc Hoạt động âm nhạc mọi lúc mọi nơi Biểu diễn văn nghệ.II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC THEO HƯỚNG TÍCH HỢP CHỦ ĐỀ1. Ở độ tuổi nhà trẻTrẻ 3-12 tháng: có thể nghe những lúc ngủ, chơiTrẻ 12-36 tháng: nghe nhạc, tập hát các bài hát có ca từ đơn giản, dễ hiểu. GV kết hợp gõ theo phách, nhịp hoặc tiết tấu của bài bằng cách vỗ tay, dùng các vật phát ra âm thanh khác nhau Ngoài các bài hát gợi ý trong chương trình, giáo viên có thể sáng tác, bổ sung, tuyển chọn thêm vào các chủ đề nhưng cần đảm bảo yêu cầu: Về âm nhạc: Bài hát viết trong khoảng quãng 3 (mi-sol). Tiết tấu đơn giản, nhịp 2/4, khoảng 8-10 ô nhịp.Hoạt động nghe nhạc – nghe hát Hoạt động hát Hoạt động vận động theo nhạc Hoạt động: biểu diễn văn nghệ theo chủ đề Các hình thức tổ chức hoạt động trên giờ chơi – tập có chủ định Hoạt động nghe nhạc – nghe hát. Nội dung kết hợp: vận động theo nhạc (hoặc trò chơi âm nhạc).Hoạt động hát: Nội dung kết hợp: vận động theo nhạc (hoặc trò chơi âm nhạc).Hoạt động vận động theo nhạc: Nội dung kết hợp: nghe nhạc – nghe hát. Hoạt động biểu diễn văn nghệ theo chủ đề: Bao gồm các bài hát, điệu múa, bản nhạc, trò chơi, bài thơ, câu đố có trong chủ đề Các hình thức tổ chức hoạt động trên giờ chơi – tập có chủ định 2. Trẻ ở tuổi Mẫu Giáo Bài hát viết trong quãng 5, tiết tấu đơn giản.Trẻ 3-4 tuổiTrẻ 4-5 tuổiBài hát viết trong quãng 6 hoặc quãng 8 tiết tấu đơn giản.Trẻ 5-6 tuổiBài hát viết trong quãng 8 tiết tấu đơn giản. Do trẻ chưa cảm nhận được và chưa biết cách thể hiện về âm nhạc, giáo viên cần tổ chức các hoạt động sau Hoạt động Hát Hoạt động vận động theo nhạc Trò chơi âm nhạc Nghe nhạc – Nghe hát. Nghe nhạc - nghe hát. Vận động theo nhạcHoạt động nghe nhạc – nghe hát Hoạt độngBiểu diễn văn nghệ theo chủ đề Trò chơi âm nhạcVận động theo nhạcTập cho trẻ hát4Lôi cuốn sự chú ý của trẻ1112Giới thiệu tên bài hát, tên tác giảHát mẫu cho trẻ nghe3a. Nội dung dạy trẻ hát Có 2 cách dạy trẻ hát Dạy hát theo cô từ đầu đến cuối bài hát (áp dụng cho bài hát ngắn hoặc đựoc làm làm quen từ trứơc)Dạy từng câu nối tiếp (móc xích) áp dụng cho những trẻ chưa biết. Căn cứ vào khả năng hát của trẻ, vào bài hát cụ thể. Giáo viên có thể dạy trẻ hát:Với bài hát ngắn, dễ hát: GV hát to, chậm, rõ lời, bắt giọng cho cả lớp hát theo cô từ đầu đến cuối bài hát Với bài hát trẻ đã biết, giáo viên dạy trẻ hát nối tiếp theo cô cả bài, hoặc giáo viên bắt nhịp cho trẻ hát cùng cô Với bài hát dài, khó hát, giáo viên có thể chia bài hát thành từng câu hoặc từng đoạn ngắn (câu, đoạn bài hát phải trọn vẹn về nội dung và cấu trúc âm nhạc), dạy trẻ hát nối tiếp từng câu hoặc từng đoạn từ đầu đến hết bài hát Trong quá trình trẻ hát, giáo viên khuyến khích trẻ vừa hát vừa thể hiện cử chỉ, động tác minh họa như vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư theo cảm xúc của trẻ.Đối với trẻ 5-6 tuổi GV gợi ý cho trẻ đặt lời 1 câu hoặc 1 đoạn bài hát quen thuộc bằng cách: Cho trẻ nghe giai điệu 1 câu hoặc 1 đoạn bài hát đã học (trên đàn), trẻ tự đặt lời. Nếu trẻ chưa đặt được, GV có thể gợi ý đặt lời mẫu b. Nội dung nghe nhạc – nghe hát GV mở rộng hình thức tổ chức cho trẻ nghe. GV không “độc diễn” khi cho trẻ nghe nhạc. GV luôn quan sát thái độ của trẻ, hướng trẻ vào bài, khuyến khích trẻ vận động, múa hát theo nếu trẻ muốn cùng tham gia. Nếu nhiều trẻ miễn cưỡng nghe hoặc bỏ ra khỏi vị trí, GV có thể chuyển đổi sang hình thức khác.Các bước tiến hành tổ chức cho trẻ nghe nhạc, nghe hát:Bước 1: Giới thiệu truớc khi cho trẻ nghe: Gv cần giới thiệu bằng ngôn ngữ trong sáng, súc tích, sinh động, hấp dẫn về hình tượng âm nhạc, tên tác phẩm tác giả GV không nên giới thiệu quá dài dòng, đọc trước lời ca, phân tích vào nội dung chủ đề, hoặc đọc cả bài thơ dài mang đề tài tương tự. Nếu có điều kiện sử dụng trang thiết bị, GV dùng Powerpoint trình chiếu những hình ảnh liên quan đến nội dung tác phẩm sắp nghe. Bước 1: Giới thiệu truớc khi cho trẻ nghe Có thể dạo đàn nét giai điệu bài hát hoặc âm sắc của am thanh trong đàn có liên quan đến nội dung bài hát ( tiếng chim hót, tiếng mèo kêu) để làm tăng thêm sự chú ý của trẻ.Bước 2: Hát cho trẻ nghe Nghe trực tiếp giọng hát của giáo viên: hát diễn cảm, thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát, kết hợp điệu bộ minh họa. Nghe nhạc có lời hoặc không lời qua các phương tiện nghệ thuật Cho trẻ nghe và xem trên video, vi tính về các hình ảnh có trong bài hát, bản nhạc Chú ý: khi cho trẻ nghe nhạc, GV không nên nhắc nhở ra lệnhlàm gián đoạn quá trình cảm thụ âm nhạc, làm giảm sự chú ý tri giác của trẻ tới tác phẩm.Bước 3: Củng cố ấn tượng, ghi nhớ tác phẩm GV cần trò chuyện với trẻ về tác phẩm: nội dung, hình ảnh, tính chất giai điệu, tiết tấu, lời ca, mà trẻ cảm nhận được trong tác phẩm. Trẻ có thể nói lên cảm tưởng, ý thích của mình về bài hát hay đoạn nhạc được nghe. GV hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả. Cũng có thể cho trẻ tự đặt tên bài hát. Cô có thể hát lại để trẻ nghe, giúp trẻ kiểm nhận lại và khắc sâu thêm Nếu nghe nhạc là trọng tâm của HĐ GDAN, sau khi hát khoảng 2-3 lần, tùy theo độ tuổi của trẻ và mức độ khó của tác phẩm âm nhạc mà GV đưa ra những yêu cầu và khuyến khích trẻ tích cực hoạt động theo nhóm và đặc biệt là hoạt động cá nhân. Ngoài các bài hát gợi ý trong chương trình, cô cho trẻ nghe thêm các bài hát dân ca của địa phương, các bài hát thiếu nhi, ca khúc của người lớn phù hợp với trẻ, gần gũi với chủ đề Bước 3: Củng cố ấn tượng, ghi nhớ tác phẩmc. Nội dung vận động theo nhạc Hát kết hợp vỗ tay (hoặc gõ đệm) nhịp nhàng theo phách, nhịp, tiết tấu Trẻ tự tạo ra tiết tấu khi nghe nhạc, nghe hát bằng cách gõ đệm bằng dụng cụ gõ. Nghe nhạc và vận động tự do theo sự cảm nhận âm nhạc của riêng mình. Vận động minh họa và múa. Có nhiều cách để khuyến khích trẻ vận động theo nhạc Trình tự các bướcĐầu tiên GV dẫn dắt, giới thiệu, hướng trẻ theo dõi vào nội dung vận động.Làm mẫu: Nếu là hát kết hợp vỗ tay, gõGV thể hiện đồng thời 1 cách dễ dàng.Nếu là múa: động tác cần rõ ràng, đúng tính chất âm nhạc, có đường nét đẹp, có diễn cảm. Luyện tập: GV cần làm mẫu lại các động tác có sự kết hợp của âm nhạc với mục đích khôi phục lại trí nhớ, tri giác thính giác và trình tự các động tác.Chỉ dẫn trẻ thực hiện động tác cùng với âm nhạc.Trình tự các bướcSửa chữa dần những chi tiết không chính xác (tách ra để tập riêng).Tổ chức đa dạng hình thức luyện tập: tập thể, nhóm, cá nhân.Dựa vào động tác vận động, Gv cho trẻ đứng thành vòng tròn, vòng cung hoặc đội hình thể dục để GV có thể bao quát được trẻ và trẻ nhìn thấy cô vận động.Khuyến khích trẻ tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra các âm thanh, vận động theo các bài hát, bản nhạc yêu thích.Trẻ tạo ra các âm thanh:Trẻ tự tạo ra tiết tấu khi nghe nhạc, nghe hát bằng cách gõ đệm bằng dụng cụ gõ.Nghe nhạc và vận động tự do theo sự cảm nhận âm nhạc của riêng mình Khuyến khích trẻ đặt lời theo giai điệu một bài hát, bản nhạc quen thuộc (một câu hoặc 1 đoạn bài hát) (MG 5-6 tuổi)Để giúp trẻ thể hiện sự sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, GV cần:d. Tiết tấu. Gõ đệm theo nhịp, phách và tiết tấu Có hai cách cho trẻ làm quen với tiết tấu Cách thứ nhất: Cho trẻ thực hiện các tiết tấu từ dễ đến khó. Xuất phát điểm từ 3 âm hình tiết tấu mẫu như sau Cách tổ chức cho trẻ chơi trò chơi âm nhạc Giới thiệu tên trò chơi.Phổ biến, giải thích cách chơi một cách rõ ràng.Hướng dẫn, chơi cùng trẻ.Hoạt động: biểu diễn văn nghệ theo chủ đề. Cuối mỗi chủ đề, giáo viên khuyến khích trẻ thể hện lại những bài hát, điệu múa, trò chơi, bài thơ, câu đố, có liên quan đến chủ đề đã học, cô cùng tham gia với trẻ dưới hình thức biểu diễn văn nghệ Để giúp trẻ tham gia vào hoạt động này một cách hứng thú, tích cực, GV nên tạo những yếu tố bất ngờ như đóng vai các nhân vật, sử dụng một số trang phục, đạo cụ biểu diễn đơn giản hoặc nhân dịp sinh nhật, nhày hội, ngày lễ để trẻ biểu diễn Ví dụ Dạy bài hát Trời mưa (Trần Chinh) Mục đích yêu cầu: Trẻ thuộc bài hát, hiểu biết thêm về thiên nhiên.Chuẩn bị: 3 bức tranh về quá trình tạo mưa: nước bốc hơi, mây nhiều, mưa; đàn organ.Tiến hành: GV cho trẻ xem 3 bức tranh và trò chuyện với trẻ về từng bức tranh. Sau đó cho trẻ xếp quá trình tạo ra mưa. GV tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Mưa to-mưa nhỏ” GV cho trẻ nghe 1 lần, giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. GV đệm đàn, hát lần hai để trẻ nắm rõ hơn giai điệu của bài. Hỏi 1-2 trẻ tên bài hát, tác giả. Dạy cả lớp hát 3-4 lần. Sau đó hướng dẫn trẻ hát theo tay gv 2-3 lần GV sửa cho trẻ hát đúng lời và giai điệu. GV gợi ý cho trẻ vận động minh họa theo cảm nhận của trẻ về nội dung và giai điệu bài hát. Cho trẻ hát theo tổ, cá nhân. GV cho trẻ gõ phách, xắc xô theo phách, tiết tấu lời ca của bài hát.Cách thứ 2Cho trẻ gõ tiết tấu theo lời bài hát đã được học e. Hoạt động âm nhạc tiến hành ở mọi lúc, mọi nơi Hát cho trẻ nghe trước giờ ngủ trưa: 412Thể dục sáng kết hợp với âm nhạc 11Hoạt động ở các góc 3Hoạt động ngoài trời: Hoạt động chiều 15Kết hợp với các hoạt động giáo dục khác 6Lưu Ý Trong một tiết hoạt động âm nhạc, giáo viên không nhất thiết phải thực hiện đầy đủ các nội dung trên và theo đúng trình tự mà có thể thực hiện một cách linh hoạt trên cơ sở kế hoạch lâu dài, tổng thể trong một kì, một năm, đảm bảo tiếp cận được kết quả mong đợi như mục tiêu chương trình. Thảo Luận Xây dựng 1 hoạt động giáo dục âm nhạc cho một độ tuổi cụ thể trong một chủ đề tự chọn. Với nội dung như sau: Tổ 1. Trọng tâm: dạy hát1 Tổ 2. Trọng tâm: nghe hát2 Tổ 3. Trọng tâm: vận động theo nhạc3 Tổ 4. Biểu diễn văn nghệ4Bài giảng đến đây kết thúcCảm ơn 

File đính kèm:

  • pptPhuong_phap_giao_duc_am_nhac_mam_non.ppt