Bài giảng Sinh học Khối 11 - Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật (Bản hay)

I. KHÁI NIỆM VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN

1. Khái niệm sinh trưởng

2. Khái niệm phát triển

3.Mối quan hệ giưã sinh trưởng và phát triển

II. CÁC KIỂU SINH TRƯỞNG Ở ĐỘNG VẬT

Khái niệm: Sinh trưởng là sự gia tăng kích thước và khối lượng của cơ thể động vật ( cả ở mức độ tế bào, mô, cơ quan và toàn bộ cơ thể) theo thời gian.

Ví dụ: Gà con mới nở nặng khoảng 50g, nuôi sau một thời gian nặng khoảng 1-2 kg

Lợn sau sinh nặng khoảng 0,8 - 1kg nuôi đến khi xuất chuồng đạt 60 - 90 kg

Đặc điểm của sinh trưởng ĐV:

Sinh trưởng của động vật có giới hạn nhất định

Tốc độ sinh trưởng ở các giai đoạn khác nhau thì khác nhau.

Tốc độ sinh trưởng của các mô, cơ quan khác nhau thì khác nhau.
Tốc độ sinh trưởng ở các nhóm ĐV khác nhau thì khác nhau

ppt21 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 343 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Sinh học Khối 11 - Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật (Bản hay), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Kiểm tra bài cũ 
Hãy nêu khái niệm sinh trưởng và phát triển ở thực vật ? 
 Cho ví dụ về sự sinh trưởng , phát triển ? 
Bài 37: 
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT 
NỘI DUNG BÀI HỌC 
I. KHÁI NIỆM VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN 
1. Khái niệm sinh trưởng 
2. Khái niệm phát triển 
3.Mối quan hệ giưã sinh trưởng và phát triển 
II. CÁC KIỂU SINH TRƯỞNG Ở ĐỘNG VẬT 
I. KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN 
1. Khái niệm sinh trưởng 
a. Khái niệm sinh trưởng 
 .  
 Khái niệm : Sinh trưởng là sự gia tăng kích thước và khối lượng của cơ thể động vật ( cả ở mức độ tế bào, mô, cơ quan và toàn bộ cơ thể) theo thời gian. 
 Ví dụ : Gà con mới nở nặng khoảng 50g, nuôi sau một th ời gian nặng khoảng 1-2 kg 
Lợn sau sinh nặng khoảng 0,8 - 1kg nuôi đến khi xuất chuồng đạt 60 - 90 kg 
b. Đặc điểm của sinh trưởng ĐV : 
- Sinh trưởng của động vật có giới hạn nhất định 
- Tốc độ sinh trưởng ở các giai đoạn khác nhau thì khác nhau . 
- Tốc độ sinh trưởng của các mô, cơ quan khác nhau thì khác nhau . 
- Tốc độ sinh trưởng ở các nhóm ĐV khác nhau thì khác nhau	 
2. Khái niệm phát triển 
 Khái niệm : Phát triển là qúa trình biến đổi gồm 3 quá trình liên quan mật thiết với nhau, đó là sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể  
 Ví dụ : Ở người hợp tử chỉ có 1 tế bào, qua 9 tháng 10 ngày phát triển thành em bé với tất cả cơ quan khác nhau về cấu tạo và chức năng, đến tuổi dậy thì (13-14) phát triển cơ thể trưởng thành có khả năng sinh sản. 
3. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.  
Sinh tr ưởng và phát triển có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đan xen lẫn nhau và có liên quan mật thiết với môi trường. 
 Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển. 
Ví dụ : Nòng nọc đạt được kích thước nào đó mới phát triển thành ếch, c ơ thể ếch phải đạt kích thước nào đó mới có thể phát dục sinh sản 
 Phát triển làm thay đổi sự sinh trưởng 
Ví dụ : Tới tuổi dậy thì, nam giới và nữ giới đều t ăng nhanh chiều cao cũng như khối lượng cơ thể.  
Sinh trưởng và phát triển được chia làm 2 giai đoạn đó là: 
- Giai đoạn phôi 
- Giai đoạn hậu phôi 
a. Giai đoạn phôi 
Q úa trình phát triển phôi gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau:  
 Giai đoạn phân cắt trứng hợp tử phân chia nhiều lần tạo nên phôi gồm nhiều tế bào giống nhau 
 Giai đoạn phôi nang phôi gồm các tế bào khác nhau bao lấy xoang trung tâm. 
 Giai đoạn phôi vị phôi gồm hai đến ba lá phôi có cấu tạo khác nhau. 
  Giai đoạn mầm cơ quan tạo mầm mống các cơ quan.  
b. Giai đoạn hậu phôi: 
Dựa vào sự biến đổi con non thành con trưởng thành người ta phân biệt thành hai kiểu phát triển:  
- Phát triển không qua biến thái 
- Phát triển qua biến thái: 
+ Phát triển qua biến thái hoàn toàn  
+ Phát triển qua biến thái không hoàn toàn 
  Biến thái : Là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra. 
II. CÁC KIỂU SINH TRƯỞNG Ở ĐỘNG VẬT 
Phát triển qua biến không hoàn toàn 
Các kiểu sinh trưởng và phát triển 
Ví dụ 
Đặc điểm 
Không qua biến thái 
Phát triển qua biến thái 
Biến thái hoàn toàn 
Biến thái không hoàn toàn 
Người , khỉ , 
gà , vịt  
Bướm , 
 ếch  
Cào cào . 
 Châu 
chấu , bọ 
 ngựa  
Con non có đặc điểm cấu tạo , 
hình thái , sinh lý giống con 
 trưởng thành . 
- Con non phát triển dần lên mà 
không qua biến thái . 
- Ấu trùng có c ấu tạo, hình th ái, 
sinh lý khác 
con trưởng thành 
- Con non qua nhiềulần lột xác và 
biến đổi qua các giai đoạn trung gian 
 để trưởng thành . 
- Ấu trùng có đặc điểm,cấu 
 tạo , lý gần giống với 
con trưởng thành . 
- Ấu trùng qua nhiều lần 
 lột xác để trưởng thành . 
Em hãy quan sát và cho biết sự phát triển của ếch thuộc kiểu biến thái nào ? 
Câu 1 : Các giai đoạn lần lượt của chu kỳ sinh trưởng và phát triển ở bướm là : 
a. Trứng, sâu, nhộng, bướm. 
b. Trứng, nhộng, sâu, bướm.  
c. Nhộng, sâu, bướm, trứng. 
d. Sâu, bướm, nhộng, trứng 
Câu 2 : Sinh trưởng của cơ thể động vật là: 
A . Quá trình tăng kích thước của các hệ cơ quan trong cơ thể. 
B. Quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng kích thước và số lượng của tế bào. 
C. Quá trình tăng kích thước của các mô trong cơ thể. 
D. Quá trình tăng kích thước của các cơ quan trong cơ thể 
Câu 3: Những sinh vật nào sau đây phát triển qua biến thái không hoàn toàn  
A. Bọ ngựa, cào cào 
B. Cánh cam, bọ rùa 
C. Cá chép, khỉ, chó, thỏ 
D. Bọ xít, ong, châu chấu, trâu 
Câu 4 : Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là:  
A. Cá chép, gà, thỏ, khỉ. 
B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.  
C. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua. 
D. Châu chấu, ếch, muỗi 
Chúc mừng bạn đã trả lời đúng 
1 
2 
3 
4 
Bạn đã trả lời sai 
1 
2 
3 
4 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_sinh_hoc_khoi_11_bai_37_sinh_truong_va_phat_trien.ppt