Bài giảng Sinh học Lớp 11 - Bài 18: Tuần hoàn máu (Bản chuẩn kĩ năng)

CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ TUẦN HOÀN

CHỨC NĂNG CHỦ YẾU

Vận chuyển O2 và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể.

Mang các chất thải của quá trình trao đổi chất đến các cơ quan bài tiết.

Có vai trò trong hệ miễn dịch chống lại sự nhiễm khuẩn.

Vận chuyển hormone.

CÁC DẠNG HỆ TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT

Động vật đa bào có cơ thể nhỏ, dẹp và động vật đơn bào, các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể nên không có hệ tuần hoàn.

Động vật đa bào có kích thước lớn cần có một hệ thống tuần hoàn với các lý do:

Diện tích bề mặt cơ thể rất nhỏ so với thể tích → sự khuếch tán các chất qua bề mặt cơ thể không thể đáp ứng đủ.

Phần lớn bề mặt cơ thể của động vật sống trên cạn không thấm nước để giữ nước.

Các khoảng cách bên trong rất lớn → gây khó khăn cho sự khuếch tán.

Hệ tuần hoàn ở động vật gồm 2 dạng:

Hệ tuần hoàn hở.

Hệ tuần hoàn kín.

 

ppt16 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Sinh học Lớp 11 - Bài 18: Tuần hoàn máu (Bản chuẩn kĩ năng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuaàn Hoaøn 
Maùu 
I. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ TUẦN HOÀN 
1. CẤU TẠO CHUNG 
Hệ tuần hoàn được cấu tạo chủ yếu bởi các bộ phận sau đây: 
Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu − dịch mô. 
Tim: là một cái máy bơm hút và đẩy máu chảy trong mạch máu. 
Hệ thống mạch máu: gồm hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch. 
2. CHỨC NĂNG CHỦ YẾU 
Vận chuyển O 2 và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể. 
Mang các chất thải của quá trình trao đổi chất đến các cơ quan bài tiết. 
Có vai trò trong hệ miễn dịch chống lại sự nhiễm khuẩn. 
Vận chuyển hormone. 
 II. CÁC DẠNG HỆ TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT 
☺ Động vật đa bào có cơ thể nhỏ, dẹp và động vật đơn bào, các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể nên không có hệ tuần hoàn. 
☻ Động vật đa bào có kích thước lớn cần có một hệ thống tuần hoàn với các lý do: 
Diện tích bề mặt cơ thể rất nhỏ so với thể tích → sự khuếch tán các chất qua bề mặt cơ thể không thể đáp ứng đủ. 
Phần lớn bề mặt cơ thể của động vật sống trên cạn không thấm nước để giữ nước. 
Các khoảng cách bên trong rất lớn → gây khó khăn cho sự khuếch tán. 
☺ Hệ tuần hoàn ở động vật gồm 2 dạng: 
Hệ tuần hoàn hở. 
Hệ tuần hoàn kín. 
HỆ TUẦN HOÀN HỞ 
☺ Hệ tuần hoàn hở có ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai,) và chân khớp (côn trùng, tôm,). 
☻ Hệ tuần hoàn hở có 2 đặc điểm: 
Máu được tim bơm vào động mạch → khoang cơ thể, máu trộn lẫn với dịch mô → hỗn hợp máu → tiếp xúc, trao đổi chất trực tiếp với các tế bào → tim. 
Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp → tốc độ chảy chậm. 
☺ Ở hầu hết các động vật, hệ tuần hoàn có chức năng: vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất khí (O 2 , CO 2 ) và các sản phẩm hoạt động sống của tế bào. 
☻Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn chỉ thực hiện chức năng: vận chuyển dinh dưỡng và các sản phẩm bài tiết , không tham gia vào quá trình vận chuyển khí . 
Các tế bào của cơ thể trao đổi khí trực tiếp với không khí bên ngoài qua hệ thống ống khí phân nhánh tới tận khe kẽ các mô, đảm bảo cho hô hấp tế bào diễn ra mạnh mẽ, phù hợp với hoạt động của sâu bọ. 
Môû roäng 
HỆ TUẦN HOÀN KÍN: 
Hệ tuần hoàn kín có ở mực ống, bạch tuột, giun đốt và động vật có xương sống. 
Hệ tuần hoàn kín có 2 đặc điểm chủ yếu sau đây: 
− Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín: động mạch → mao mạch → tĩnh mạch → tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch. 
− Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình → tốc độ chảy nhanh. 
Hãy cho biết ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở? 
Kết luận: Hệ tuần hoàn kín, máu chảy trong mạch với 	áp lực cao (hoặc trung bình) và liên tục → tốc độ máu chảy nhanh → đáp ứng nhu cầu trao đổi chất và trao đổi khí cao ở cơ thể. 
Hệ tuần hoàn HỞ 
Hệ tuần hoàn KÍN 
Không có mao mạch 
→ Máu trộn lẫn với dịch mô. 
Có mao mạch 
→ Máu không bị trộn lẫn, lưu thông liên tục. 
Trao đổi chất trực tiếp với TB. 
Trao đổi chất với TB qua thành mao mạch. 
Áp lực thấp 
→ Tốc độ chảy chậm. 
Áp lực cao hoặc trung bình 
→ Tốc độ chảy nhanh. 
Ở động vật thân mềm và động vật chân khớp 
Ở mực ống, bạch tuột, giun đốt và động vật có xương sống. 
Hãy cho biết vai trò của tim trong tuần hoàn máu? 
Vai trò của tim như một máy bơm hút, đẩy máu chảy trong mạch đi đến cái cơ quan thực hiện trao đổi chất. 
Hệ tuần hoàn đơn ở cá 
Mao mạch mang 
Động mạch lưng có máu chảy dưới áp lực trung bình 
Động mạch mang 
Tâm thất 
Tâm nhĩ 
Tĩnh mạch 
Mao mạch 
Hệ tuần hoàn ở thú và người 
Mao mạch phổi 
Vòng tuần hoàn nhỏ 
Vòng tuần hoàn lớn 
Động mạch chủ có máu chảy dưới áp lực cao 
Mao mạch 
Hệ tuần hoàn ĐƠN 
Hệ tuần hoàn KÉP 
Có 1 tâm thất và 1 tâm nhĩ. 
Có 2 tâm thất và 2 tâm nhĩ. 
Có 1 vòng tuần hoàn. 
Có 2 vòng tuần hoàn. 
Mỗi lần tâm thất co: máu chảy tới mao mạch mang/ phổi rồi mới tới mao mạch ở các cơ quan. 
Mỗi lần tâm thất co: máu đồng thời vừa chảy tới mao mạch phổi vừa chảy tới mao mạch ở các cơ quan. 
Máu chảy trong động mạch dưới áp lực trung bình. 
Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao. 
BẢNG SO SÁNH 
HỆ TUẦN HOÀN ĐƠN VÀ HỆ TUẦN HOÀN KÉP 
Tại sao hệ tuần hoàn của cá gọi là hệ tuần hoàn đơn, còn hệ tuần hoàn của thú là hệ tuần hoàn kép? 
Vì ở cá chỉ có 1 vòng tuần hoàn: mỗi lần tâm thất co, máu chỉ đi theo một đường lên mang/phổi rồi mới đến các cơ quan. 
Còn ở thú, có 2 vòng tuần hoàn: mỗi lần tâm thất co, máu đi theo tới 2 đường: 1 lên phổi, 1 đến các cơ quan. 
Hãy cho biết ưu điểm của hệ tuần hoàn máu trong hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn? 
Vì ở hệ tuần hoàn kép, mỗi lần tâm thất co, máu đi theo tới 2 đường đồng thời nên lực đẩy mạnh hơn → áp lực trong mạch cao hơn → máu chảy nhanh hơn → đảm bảo quá trình trao đổi chất và khí diễn ra nhanh chóng hơn → cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động của cơ thể. 
Mức độ tiến hóa của hệ tuần hoàn kép qua từng loài 
HTH ếch 
HTH thằn lằn 
HTH thú 
Cấu tạo tim 
3 ngăn 
4 ngăn (vách hụt) 
4 ngăn 
Máu đi nuôi cơ thể 
Máu pha nhiều 
Máu pha ít 
Máu không pha 
Lượng O 2 trong máu 
Thấp 
Cao 
Khá cao 
CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE :X 
QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI KHÍ Ở KHOANG CƠ THỂ 
ĐỘNG MẠCH 
TĨNH MẠCH 
TIM 
O 2 
O 2 
O 2 
O 2 
O 2 
O 2 
O 2 
CO 2 
CO 2 
CO 2 
CO 2 
CO 2 
CO 2 
CO 2 
CO 2 
CO 2 
CO 2 
CO 2 
CO 2 
CO 2 
CO 2 
O 2 
O 2 
O 2 
O 2 
O 2 
O 2 
O 2 
TIM 
ĐỘNG MẠCH 
TĨNH MẠCH 
QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI KHÍ Ở MAO MẠCH 
Tâm thất 
Mao mạch mang 
Động mạch mang 
Động mạch lưng 
Mao mạch ở các cơ quan 
Tĩnh mạch 
Tâm nhĩ 
Tâm nhĩ phải 
Tấm thất phải 
Động mạch phổi 
Mao mạch phổi 
Tĩnh mạch phổi 
Tâm nhĩ trái 
Tấm thất trái 
Động mạch chủ 
Mao mạch ở các cơ quan 
Tĩnh mạch chủ 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_sinh_hoc_lop_11_bai_18_tuan_hoan_mau_ban_chuan_ki.ppt