Bài giảng Sinh học Lớp 11 - Bài 33: Thực hành xem phim về một số tập tính ở động vật - Trường THPT chuyên Nguyễn Du

Tập tính di cư

Là hoạt động thường thấy ở chim, cá và thường xảy ra theo mùa. Động vật di chuyển một quãng đường rất dài để tìm nơi cư trú mới, sau một thời gian, chúng lại quay về chỗ cũ.

Là dạng tập tính rất phức tạp thể hiện trong quá trình di cư. Chúng thường di cư theo mùa, định kỳ hàng năm để tránh cái lạnh giá hoặc tìm thức ăn mới.

Một số loài cá biển di cư vào cửa sông đẻ trứng sau đó lại quay về biển.

1.Cá voi lưng gù
Những sinh vật này đang nắm kỷ lục thế giới về hành trình dài nhất của các loài thú. Mỗi năm, chúng dành mùa hè ấm áp cho việc thoả thích đánh chén một tấn thức ăn mỗi ngày trong vùng nước ngoài khơi Nam cực. Khi mùa đông đến, chúng bơi ngược 8.000 km lên các bãi kiếm ăn gần Columbia và xích đạo.

2.Cá hồi
Sau nhiều năm bơi lội dưới biển, cá hồi theo khứu giác của mình để trở về các dòng suối nước ngọt nơi chúng ra đời và cuối cùng là chết ở đó. Chúng bơi ngược dòng chống lại dòng nước xiết dài hàng trăm dặm để trở về nhà an toàn, ngay cả khi điều đó có nghĩa là chúng sẽ đến nơi trong tình trạng kiệt quệ.

3. cá mòi

Cuộc di cư của các đàn cá mòi thường dài đến 15 km, rộng 3,5 km và sâu đến 40 mét. Hành trình thú vị của những đàn cá khổng lồ này lớn đến nỗi có thể nhìn thấy được từ vệ tinh!

 

ppt37 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 312 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Sinh học Lớp 11 - Bài 33: Thực hành xem phim về một số tập tính ở động vật - Trường THPT chuyên Nguyễn Du, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
THPT CHUYÊN NGUYỄN DU - DAKLAK 
LỚP 11A2 - 2010 
Sinh học lớp 11 
NHÓM IV PRO! 
THUỶ TIÊN 
THU THẢO 
THANH THUỶ 
ĐÀO THỊ LINH 
HOÀNG YẾN(design ) 
BẢO YẾN 
BÙI THU HIỀN 
Bài 33 : THỰC HÀNH: XEM FILM VỀ TẬP TÍNH ĐỘNG VẬT 
LỚP 11A2 :NHÓM IV 
TẬP TÍNH DI CƯ CỦA ĐỘNG VẬT 
Tập tính di cư 
Là hoạt động thường thấy ở chim , cá  và thường xảy ra theo mùa . Động vật di chuyển một quãng đường rất dài để tìm nơi cư trú mới , sau một thời gian , chúng lại quay về chỗ cũ . 
Là dạng tập tính rất phức tạp thể hiện trong quá trình di cư . Chúng thường di cư theo mùa , định kỳ hàng năm để tránh cái lạnh giá hoặc tìm thức ăn mới . 
Một số loài cá biển di cư vào cửa sông đẻ trứng sau đó lại quay về biển . 
Một số hình ảnh về tập tính di cư 
Một số ĐV như cá đuối lại di cư do biến đổi khí hậu 
Đàn bồ nông di cư 2 lần một năm để tránh cái lạnh của mùa đông và tìm tới vùng đất có nhiều thức ăn hơn .  
Thiếu thức ăn có phải là nguyên nhân số một buộc chim di cư ?  
Vì sao đa số các đàn chim đều bay theo hình chữ V? 
1.Cá voi lưng gù  Những sinh vật này đang nắm kỷ lục thế giới về hành trình dài nhất của các loài thú . Mỗi năm , chúng dành mùa hè ấm áp cho việc thoả thích đánh chén một tấn thức ăn mỗi ngày trong vùng nước ngoài khơi Nam cực . Khi mùa đông đến , chúng bơi ngược 8.000 km lên các bãi kiếm ăn gần Columbia và xích đạo . 
1. CÁ VOI LƯNG GÙ 
2. Cá hồi  Sau nhiều năm bơi lội dưới biển , cá hồi theo khứu giác của mình để trở về các dòng suối nước ngọt nơi chúng ra đời và cuối cùng là chết ở đó . Chúng bơi ngược dòng chống lại dòng nước xiết dài hàng trăm dặm để trở về nhà an toàn , ngay cả khi điều đó có nghĩa là chúng sẽ đến nơi trong tình trạng kiệt quệ . 
2.Cá hồi đỏ sẽ phải vượt qua cuộc hành trình hơn 500 km. 
3. cá mòi 
Cuộc di cư của các đàn cá mòi thường dài đến 15 km, rộng 3,5 km và sâu đến 40 mét . Hành trình thú vị của những đàn cá khổng lồ này lớn đến nỗi có thể nhìn thấy được từ vệ tinh ! 
3.Cuộc di cư của đàn cá mòi 
4.Có khoảng 24 triệu con sứa vàng tham gia vào cuộc di cư dài khoảng 1km mỗi ngày như thế này trong hồ Sứa . 
5.Serengeti Migration - cuộc di cư của những đàn ngựa vằn , linh dương ... thực sự là một cuộc " trình diễn " của muông thú vĩ đại nhất trên thế giới ! Cảnh tượng có phần gây kinh hoàng cho những ai có dịp chiêm ngưỡng . Bạn có thể tưởng tượng , từng đàn động vật hoang dã lao đi như một lớp chăn tự nhiên chuyển động phủ trên khắp núi đồi và đồng cỏ Phi Châu mênh mông ngút mắt ! Hằng năm , có đến hơn một triệu những con vật ăn cỏ này rời nơi ở của mình vào mùa khô ( tháng 6) để lên vùng lân cận phía Bắc nơi có nhiều cỏ và nước hơn .  Cuộc di cư diễn ra hằng năm , với lộ trình hình tròn theo chiều ngược kim đồng hồ . Những động vật ăn thịt như sư tử , cọp beo ... không di cư nhưng chúng lại được hưởng lợi từ thời gian này , những bữa tiệc thịt thỏa thuê khi đám động vật ăn cỏ đi qua 
Những con kiến quân đội (army ant) thường xuyên phải di cư vì chúng quá đông và luôn phải tìm nguồn thức ăn mới . 
6.Những con kiến quân đội tìm nguồn thức ăn mới . 
7.Hàng chục triệu con cua đỏ trên đảo Chrismast , Australia 
8. NH Ữ NG ĐÀN CHIM DI CƯ 
9. SẾU 
10.bướm 
TTO - Cuộc hành trình ngoạn mục hàng nghìn km của loài bướm vua (The Monarch - Danaus Plexippus) từ vùng Đại Hồ (Great Lake) về đúng các khu rừng thông ở Mexico - nơi những thế hệ bướm vua trước đã trú đông - là một trong những cuộc di cư độc đáo nhất trong thế giới tự nhiên.Bướm vua thu hút sự chú ý của các nhà khoa học bởi cuộc hành trình ngoạn mục của chúng. Tập tính di cư của loài bướm này thật kỳ lạ, ngày 21-3 hàng năm cũng là thời điểm báo hiệu cho đàn bướm vua bay về phương Bắc trú đông 
11.Hàng năm ong m ật di cư thành đàn tới những nơi cách xa vị trí ban đầu tới 100 km để tìm kiếm nguồn thức ăn . 
CLIP DI CU HAY! 
Zdễ thương quá ta !!! 
Clip này hay quá ! 
1.Thiếu thức ăn có phải là nguyên nhân số một buộc chim di cư ?  Di cư (migration) chỉ sự di chuyển của các cá thể từ nơi cư trú này đến nơi khác . Trong đa số các trường hợp , di cư bắt nguồn từ thiếu thức ăn (do tăng số cá thể hay do thời tiết ). Một nguyên nhân dẫn đến hiện tượng di cư của động vật là tìm nơi thích hợp cho sinh sản . Di cư thường thấy ở các loài chim . Nhạn phương bắc có quãng đường di cư dài nhất , mỗi năm chúng bay từ bắc cực xuống nam cực rồi quay về . Người và một số động vật khác như linh dương , bướm , cá hồi , lươn , ... cũng có hiện tượng di cư ... Ở nước ta cũng như nhiều nước khác có hình thức di cư theo mùa ( phụ thuộc vào thời vụ làm nông nghiệp ) đối với những dân tộc du canh du cư . 
Căn cứ vào chiều dài của quãng đường di chuyển , người ta chia chim di cư thành các nhóm : Nhóm di chuyển đường dài : Có những loài chim ở vùng bắc cực trong mùa sinh sản và di chuyển về vùng có thời tiết ấm hơn ở phương nam trong mùa không sinh sản . Những loài chim này thường trải qua gia đoạn tăng cường hoạt động hay giai đoạn không nghỉ ngơi ( Zugunruhe ) với hàng loạt những biến đổi sinh lý của cơ thể và tăng cường dự trữ chất béo . Yếu tố di truyền đóng vai trò nhất định đối với các đặc điểm di cư như thời gian di cư , đường bay nhưng yếu tố môi trường ( bao gồm cả những đặc điểm về địa hình và nguy cơ gặp kẻ thù trên đướng bay) cũng ảnh hưởng đến những đặc điểm đó . Dù có nhiều yếu tố quyết định quá trình di cư nhưng các nghiên cứu cho thấy khí hậu của vùng sinh sản đóng vai trò quan trọng bên cạnh đó đặc điểm của thức ăn cũng là một trong những lý do chính để chim di cư . Các loài chim di cư đường dài có sải cánh lớn : Chúng có khả năng dựa vào cột không khí nóng để bay vút lên cao ( động tác này giúp chúng có thể phát hiện được con mồi ) chính vì thế những loại chim này không vượt qua được các đại dương vì chỉ có trên mặt đất và gần mặt đất chúng với lợi dụng được các luồng không khí nóng bốc lên từ mặt đất . Kền kền , ó, cò ... thuộc nhóm này . 
Chim di cư với quãng đường ngắn : Nhiều loại trong nhóm này có đặc điểm di truyền phản ứng với sự thay đổi độ dài của ngày . Tuy nhiên cũng có loài chim di cư với quãng đường ngắn chủ yếu do yếu tố thời tiết  Các đặc điểm khác : Chim mai hoa (chaffinch) không di cư ở Anh nhưng nếu thời tiết quá lạnh chúng sẽ di chuyển về phí nam hay Ailen . Tại Xcăng-đi-na-vi chỉ những con cái của loài chim này có hiện tượng di cư trong lúc đó con đực thì không . Một số loài di cư ngắn có họ hàng với những loài chim di cư đường dài . Để nghiên cứu hiện tượng di cư , người ta dùng đến nhiều phương pháp từ phương pháp kinh điển nhất là đeo vòng cho chim ( phương pháp cần đến sự phối hợp của các nhà nghiên cứu từ nhiều vùng khác nhau ) đến sử dụng các phương tiện hiện đại như rađa , vệ tinh ... Gần đây một nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Arizona ( Mỹ ) sử dụng phương pháp phân tích liên phả hệ ( supertree ) của 379 loài chim ăn côn trùng có cánh vùng Bắc và Nam Mỹ (New World flycatchers) đã kết luận nguyên nhân số một buộc chim phải di cư là thiếu thức ăn . Các yếu tố di truyền , sinh sản , chủng loại thức ăn ... đóng vai trò thứ yếu . 
2.Vì sao đa số các đàn chim đều bay theo hình chữ V?  Như ta biết thì những đàn chim bay theo hình chữ V thường là những đàn chim di cư.chúng phải vượt wa hàng trăm cây số để đến đc nơi cần đến nên chúng sẽ rất mệt và kiệt sức khi bay thẳng hàng với nhau.do đó để tiết kiệm năng lượng và tân dụng sức gió chúng phải bay theo hình chữ V.Khi bay theo hình chữ V con khỏe nhất sẽ bay đầu và con yếu nhất đc bay cuối.vì khi vỗ cánh con trước sẽ tạo ra một lượng gió giúp cho những con yếu hơn đi sau có thể giư đc vị trí trong đàn.và khi con bay đầu bị mệt sẽ có con khỏe hơn lên thay.cứ như vậy cho đến đích 
Ý nghĩa :  Giúp động vật tránh được điều kiện sống khắc nghiệt và nguy hiểm đối với sự tồn tại của chúng ; đồng thời giải quyết các nhu cầu về thức ăn , nước uống , nơi ở, sinh sản duy trì nòi giống  

File đính kèm:

  • pptbai_giang_sinh_hoc_lop_11_bai_33_thuc_hanh_xem_phim_ve_mot_s.ppt