Bài giảng Sinh học Lớp 12 - Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể - Trường THPT Bãi Cháy

I. Biến động số lượng cá thể

1. Biến động theo chu kỳ

2. Biến động không theo chu kỳ

II. Nguyên nhân gây Biến động và sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể

. Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể

ppt22 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 22/03/2022 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Sinh học Lớp 12 - Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể - Trường THPT Bãi Cháy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Sở Giáo dục - Đào tạo Quảng Ninh 
Trường THPT Bói Chỏy 
--- --- 
Bài 39: Sự biến động số lượng cá thể trong quần thể 
Kiểm tra bài cũ 
? Thế nào là kích thước của quần thể? Phân biệt kích thước tối thiểu và kích thước tối đa? 
Trả lời 
Kích thước của quần thể là số lượng cá thể phân bố trong khoảng không gian xác định của quần thể. 
 Kích thước tối đa 
Kích thước tối thiểu 
Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng cá thể mà quần thể đạt được phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. 
Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần để duy trì và phát triển. 
I. Biến động số lượng cá thể 
Hãy dự đoán số lượng cá thể của các quần thể sau đây? 
Chim di cư hàng loạt từ phương Bắc về phương Nam 
Quần thể chuột đột ngột bị đại dịch 
Gấu trúc bị khai thác quá mức đang có nguy cơ bị .?? 
? Biến động số lượng cá thể là gì? Có mấy dạng biến động số lượng cá thể? 
I. Biến động số lượng cá thể 
Là sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể của quần thể. 
 Có 2 dạng biến động: 
Biến động theo chu kỳ. 
Biến động không theo chu kỳ. 
I. Biến động số lượng cá thể 
1. Biến động theo chu kỳ 
Mèo rừng bắt thỏ 
Đồ thị thể hiện sự biến động số lượng thỏ và mèo rừng theo chu kỳ 9 – 10 năm 
? Vì sao, số lượng thỏ và mèo rừng tăng và giảm theo chu kỳ gần giống nhau. 
Thỏ là thức ăn của mèo rừng. Số lượng mèo rừng phụ thuộc vào thức ăn là thỏ. Số lượng thỏ tăng  
Mèo rừng có nguồn thức ăn dồi dào  Số lượng tăng. Tuy nhiên, số lượng thỏ cũng phụ thuộc vào 
mèo rừng. Số lượng thỏ và mèo rừng phụ thuộc lẫn nhau 
? Cho biết trong các quần 
thể sau đây, số lượng cá 
thể biến đổi như thế nào 
trong năm? 
 ế ch. 
 Ve sầu 
? Qua các ví dụ trên, em hãy cho 
biết: Biến động theo chu kỳ 
là gì? 
 Là sự biến động số lượng cá thể của quần thể do những thay đổi có tính chất chu kỳ của môi trường như chu kỳ mùa, chu kỳ nhiều năm. 
2. Biến động không theo chu kỳ 
Đồ thị biến động số lượng cá thể thỏ không theo chu kỳ ở Otraylia. 
? Tại sao, số lượng cá 
thể thỏ lại giảm đi đột 
ngột? 
? Qua ví dụ trên, hãy cho biết: Biến động không theo chu kỳ là gì? 
Là sự biến động số lượng cá thể của quần thể do những thay đổi đột ngột của môi trường hoặc sự khai thác tài nguyên quá mức của con người. 
I. Biến động số lượng cá thể 
1. Biến động theo chu kỳ 
2. Biến động không theo chu kỳ 
II. Nguyên nhân gây Biến động và sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể 
1. Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể 
? Hãy cho biết, nguyên nhân gây nên sự biến động số lượng cá thể của các quần thể theo chu kỳ và không theo chu kì qua bảng sau? 
 Sâu hại mùa màng 
 Cá cơm ở vùng biển Peru 
 Chim cu gáy 
 Muỗi 
ế ch, nhái 
Động vật, thực vật ở rừng U Minh 
Thỏ ở Otraylia 
Quần thể 
Nguyên nhân 
Cáo ở đồng rêu phương Bắc 
Phụ thuộc vào số lượng con mồi là chuột Lemut 
Vào mùa có khí hậu ấm áp, sinh sản nhiều 
Dòng nước nóng làm cá cơm chết hàng loạt 
Phụ thuộc vào nguồn thức ăn 
Vào thời gian có nhiệt độ ấm áp và độ ẩm cao, muỗi sinh sản nhiều. 
Vào mùa mưa, ếch nhái sinh sản nhiều 
Cháy rừng làm cho sinh vật rừng chết hàng loạt 
Số lượng tăng hoặc giảm bất thường do nhiễm VR gây bệnh u nhầy. 
? Hãy cho biết các nhóm nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự biến 
 động số lượng cá thể của quần thể? 
Có 2 nhóm nhân tố chủ yếu: Nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố 
hữu sinh. 
II. Nguyên nhân gây Biến động và sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể 
1. Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể 
a. Do thay đổi nhân tố sinh thái vô sinh 
? Nhân tố sinh thái vô sinh có ảnh hưởng như thế nào đến sự biến động số lượng cá thể? Lấy ví dụ minh hoạ? 
Các nhân tố vô sinh  Trực tiếp đến các cá thể trong quần thể ( mùa sinh sản , trạng thái sinh lí.)  Nhân tố không phụ thuộc vào mật độ quần thể. 
b. Do thay đổi nhân tố sinh thái hữu sinh 
? Nhân tố sinh thái hữu sinh có ảnh hưởng như thế nào đến sự biến động số lượng cá thể của quần thể? Lấy ví dụ minh hoạ? 
Nhân tố hữu sinh  Thức ăn, nơi ở, sinh sản, sống sót của con non  Nhân tố phụ thuộc vào mật độ quần thể. 
II. Nguyên nhân gây Biến động và sự 
điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể 
1. Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể 
2. Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể 
? Hãy cho biết ý nghĩa của 
hiện tượng tỉa thưa ở 
thực vật? Cạnh tranh 
cùng loài ở động vật? 
? Quần thể tự điều chỉnh số 
 lượng cá thể như thế nào? 
Điều kiện sống thuận lợi: Sức sinh sản, nhập cư tăng và di cư, mức tử vong giảm  Số lượng cá thể tăng nhanh chóng 
Điều kiện sống không thuận lợi: Sức sinh sản, nhập cư giảm và di cư, mức tử vong tăng  Số lượng cá thể trong quần thể giảm đi nhanh chóng. 
II. Nguyên nhân gây Biến động và sự 
điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể 
1. Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể 
2. Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể 
3. Trạng thái cân bằng của quần thể 
? Nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh có ảnh hưởng như thế nào tới trạng thái cân bằng của quần thể ? 
 Trạng thái cân bằng của quần thể đạt được khi quần thể có số lượng các cá thể ổn định và cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. 
? Khi nào quần thể được điều chỉnh để trở về trạng thái cân bằng? 
 Mức sinh sản + nhập cư = Mức tử vong + xuất cư 
? Phân biệt trạng thái cân bằng của quần thể về mặt di truyền và trạng thái cân bằng của quần thể về mặt sinh thái? 
? Sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật có ý nghĩa gì đối với đời sống của sinh vật? Đối với sản xuất nông nghiệp và bảo vệ tài nguyên sinh vật? 
Phản ứng tổng hợp của quần thể trước điều kiện sống để phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. 
Sản xuất NN: Xác định đúng lịch thời vụ  Vật nuôi và cây trồng sinh trưởng trong điều kiện tốt nhất  Năng suất cao. 
 Bảo vệ tài nguyên sinh vật: Bảo vệ các loài quý hiếm, hạn chế sự phát triển quá mức của các loài sinh vật gây hại gây mất cân bằng sinh thái. 
Tê giác hai sừng 
Chuột đá 
Voi hoang d ại 
I. Biến động số lượng cá thể 
 1. Biến động theo chu kỳ 
2. Biến động không theo chu kỳ 
II. Nguyên nhân gây Biến động và sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể 
1. Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể 
2. Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể 
3. Trạng thái cân bằng của quần thể 
Củng cố: 
	 Người ta thả một số cá thể thỏ vào một đồng cỏ. Lúc đầu, số lượng thỏ tăng nhanh nhưng sau đó tăng chậm lại và càng về sau số lượng thỏ càng ít thay đổi. 
	- Hãy nêu các nguyên nhân dẫn tói số lượng thỏ tăng nhanh ở giai đoạn đầu? 
	- Nguyên nhân nào làm giảm dần mức độ tăng số cá thể? 
	- Giai đoạn đầu là do sức sống dồi dào, nơi ở rộng rãi, môi trường chưa bị ô nhiễm  Sức sinh sản tăng. Số cá thể mới sinh ra cao hơn số tử vong. 
	- Nguyên nhân làm giảm mức độ tăng dần số cá thể: Số cá thể tăng nhanh  nguồn sống giảm dần  thiếu thức ăn, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, cạnh tranh cùng loài tăng cao  sức sinh sản giảm dần và tỉ lệ tử vong tăng lên. 
 - Hãy trả lời các câu hỏi sau bằng cách chọn phương án trả lời đúng nhất 
Trong thời kì mùa đông, ruồi muỗi rất ít nhưng đến xuân hè số lượng của chúng rất nhiều. Sự biến động đó thuộc dạng: 
Biến động theo chu kỳ. 
Biến động không theo chu kỳ. 
Biến động theo chu kỳ mùa. 
Biến động theo chu kỳ tuần trăng. 
C. Biến động theo chu kỳ mùa. 
2 . Vùng ôn đới, nguyên nhân trực tiếp nào dẫn đến sự biến động số lượng cá thể của các quần thể? 
Sự biến đổi độ ẩm. 
Sự biến đổi lượng mưa. 
Sự biến đổi nhiệt độ. 
Sự biến đổi của chế độ chiếu sáng. 
C. Sự biến đổi nhiệt độ 
Kính chúc các thầy, cô giaó mạnh khoẻ, công tác tốt. 
Chúc các em học tốt. 
Chân thành cảm ơn. 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_sinh_hoc_lop_12_bai_39_bien_dong_so_luong_ca_the_c.ppt