Bài giảng Sinh lý hệ hô hấp

Đặc điểm giải phẫu :

 Bộ máy hô hấp là nơi diễn ra quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường (thực hiện sự hít vào và thở ra), bao gồm 2 lá phổi và hệ thống đường dẫn khí.

 

ppt15 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 2135 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Sinh lý hệ hô hấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
SINH LÝ HỆ HÔ HẤP I – Đặc điểm giải phẫu : 	Bộ máy hô hấp là nơi diễn ra quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường (thực hiện sự hít vào và thở ra), bao gồm 2 lá phổi và hệ thống đường dẫn khí. 1 – Đường dẫn khí : Khoang mũi Thanh quản Khí quản Phế quản 2 – Phổi : 	Phổi nằm trong lồng ngực, gồm 2 lá phổi phải và trái, chiếm # 4/5 thể tích lồng ngực, tách biệt với các tạng trong ổ bụng nhờ cơ hoành. Khoảng giữa 2 lá phổi gọi là trung thất. Cấu tạo phổi : Mỗi lá phổi phân thành các thùy phổi : phổi phải có 3 thùy, phổi trái có 2 thùy. Các thùy phổi lại chia thành nhiều tiểu thùy ( diện tích mặt ngoài khoảng 1 cm2) Mỗi tiểu thùy lại có tiểu phế quản dẫn vào và phân chia thành các tiểu phế quản tận mang các phế nang. Mỗi phế nang dài # 3 mm gồm nhiều túi nhỏ hơn gọi là phế bào. Thành phế bào là 1 lớp tế bào dẹp bao bọc bởi mô liên kết và mạch máu. CHƯƠNG V : SINH LÝ HỆ HÔ HẤP II - Hiện tượng cơ học của quá trình hô hấp : 1. Động tác hít vào : * Hít vào bình thường :	 	- Cơ hoành 	 	- Các cơ liên sườn ngoài * Hít vào gắng sức : 	 	- Cơ thang - Cơ ngực to, cơ ngực bé - Cơ ức- đòn- chủm - Cơ răng trước * Khi thực hiện động tác hít vào thể tích lồng ngực tăng theo 3 chiều : Phải - trái, trước- sau, trên – dưới, lồng ngực mở rộng, phổi giản nở, khí từ ngoài tràn vào phổi CHƯƠNG V : SINH LÝ HỆ HÔ HẤP 2. Động tác thở ra : * Thở ra bình thường : - Các cơ liên sườn trong - Các cơ ngang ngực - Các cơ dưới sườn * Thở ra gắng sức : - Các cơ thành bụng CHƯƠNG V : SINH LÝ HỆ HÔ HẤP III. CÁC THÔNG SỐ HÔ HẤP : 	1 - Tần số hô hấp : là số lần thở (hít vào và thở ra) trong khoảng thời gian một phút ( số nhịp thở trong một phút). Thí dụ : Người bình thường : 	+ Khi nghỉ ngơi : 16- 20 lần/ phút 	+ khi vận động : 50 lần/phút Vận động viên : 	+ Khi nghỉ ngơi : 9-10 lần/ phút +Khi vận động : 60 lần/ phút 2 - Dung tích phổi : là khả năng chứa khí của hai lá phổi Thí dụ : - Người thường : 4- 5 lít -Vận động viên : 6- 7 lít CHƯƠNG V : SINH LÝ HỆ HÔ HẤP * Công thức tính dung tích phổi : DTP = Dung tích sống + V khí cặn DTS = V khí lưu thông + V khí bổ sung + V khí dự trữ - Dung tích sống : là lượng khí thở ra tối đa sau một lần hít vào hết sức. ( khoảng 3,5 lít ). 	+ V khí cặn : là lượng khí còn laị trong phổi sau khi thở ra gắng sức . ( khoảng 1,5 lít ). 	+ V khí lưu thông : là lượng khí hít vào, thở ra bình thường trong mỗi lần thở . (khoảng 0,5 lít ). 	+ V khí bổ sung : là sau khi hít vào bình thường, cố gắng hít vào hết sức được một lượng khí khoảng 1,5 lít . 	+ V khí dự trữ : là sau khi thở ra bình thường, cố gắng thở ra hết sức được một lượng khí khoảng 1,5 lít . CHƯƠNG V : SINH LÝ HỆ HÔ HẤP 	3 - Thông khí phổi : là lượng khí ra vào phổi trong khoảng thời gian một phút 	Ở người thường khoảng 8 – 9 lít . 	Công thức tính thông khí phổi : TKP = V khí lưu thông x Tần số hô hấp 	( V = v.F) Thí dụ : - ở nguời bình thường : V = 0.5x16 = 8lit/phút 	+ Khi vận động : V=0.5x50 = 25lit/phút 	- Ở VĐV : V= 1x10 = 10 lit/phút 	+ Khi vận động : V=1x60 = 60 lit/phút CHƯƠNG V : SINH LÝ HỆ HÔ HẤP 4. Hấp thụ O2 của cơ thể : - Khả năng hấp thụ O2 của cơ thể trong điều kiện bình thường khoảng 250 - 300 ml/ phút. - Khi vận động với cường độ cao, khả năng hấp thụ O2 có thể đạt tới giá trị tối đa ( VO2 max ) . * VO2max là khả năng hấp thụ O2 lớn nhất của cơ thể trong thời gian một phút, với công suất của tuần hoàn và hô hấp đạt giá trị tối đa . Thí dụ : - Người thường VO2 max khoảng 2- 3 lít - Vận động viên VO2 max khoảng 4- 5 lít CHƯƠNG V : SINH LÝ HỆ HÔ HẤP IV. SỰ TRAO ĐỔI KHÍ O2 và CO2 Sự trao đổi khí O2 và CO2 do sự chênh lệch về áp suất, về nồng độ của từng loại khí trong một hỗn hợp khí, do sự thẩm thấu của khí qua màng tế bào, thành mạch máu và thành phế nang. 1. Sự trao đổi khí O2 : - Ở phổi : O2 từ phế nang thấm vào máu, một ít hoà tan trong huyết tương, còn phần lớn kết hợp với Hb tạo thành hợp chất oxyhemoglobin. Hb + O2 → HbO2 - Ở tế bào : O2 từ huyết tương thấm vào tế bào, còn hợp chất HbO2 phân ly phóng thích O2 thấm tiếp vào tế bào . CHƯƠNG V : SINH LÝ HỆ HÔ HẤP 2. Sự trao đổi khí CO2 : - Ở tế bào : CO2 từ tế bào thấm vào máu, một ít hoà tan trong huyết tương; phần lớn kết hợp với Hb, HbK, CaCO3, Na2CO3 tạo thành các hợp chất carboxyhemoglobin, bicarbonat Kali, bicarbonat Natri. Hb + CO2 → HbCO2 HbK + H2O + CO2 → KHCO3 + HbH Na2CO3 + H2O + CO2 → 2NaHCO3 	- Ở phổi : CO2 từ máu thấm vào phế nang, còn các hợp chất trên phân ly theo chiều ngược lại cho CO2 thấm vào phế nang để thở ra ngoài. CHƯƠNG V : SINH LÝ HỆ HÔ HẤP V. SỰ ĐIỀU HOÀ HÔ HẤP : 	1. Điều hoà hô hấp do thần kinh : Trung tâm hô hấp nằm tại hành tủy Cơ quan cảm thụ bản thể Cảm giác nóng, lạnh ở da→H.Tủy → Các cơ hô hấp làm tăng, giảm nhịp hô hấp. 	2. Điều hòa hô hấp do thể dịch : Lượng CO2 trong máu cao kích thích trực tiếp hành tủy làm tăng nhịp hô hấp. 	- Nếu trong máu thiếu O2 và có nhiều CO2, CO2 kích thích lên trung tâm hô hấp làm tăng nhịp và tăng độ sâu hô hấp. 	- Nếu trong máu có nhiều O2 và ít CO2, độ sâu và nhịp hô hấp giảm. 

File đính kèm:

  • pptSinh ly he ho hap.ppt