Bài giảng Tâm lí nhóm lớn và nhóm nhỏ

1. Tâm lí nhóm lớn

 1.1. Tâm lí dân tộc

 1.2. Tâm lí giai cấp

 1.3. Tâm lí đám đông

2. Tâm lí nhóm nhỏ

 2.1. Tâm lí tập thể lao động

 2.2. Tâm lí gia đình

 

ppt29 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 5078 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tâm lí nhóm lớn và nhóm nhỏ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
TÂM LÍ NHÓM LỚN VÀ NHÓM NHỎ1. Tâm lí nhóm lớn	1.1. Tâm lí dân tộc	1.2. Tâm lí giai cấp	1.3. Tâm lí đám đông2. Tâm lí nhóm nhỏ	2.1. Tâm lí tập thể lao động	2.2. Tâm lí gia đình1. Tâm lí nhóm lớn	Nhóm lớn là gì?	Nhóm lớn là một tập hợp người, có mối quan hệ qua lại với nhau mang tính chất gián tiếp (thông qua các quy định, pháp chế,)Đặc điểm của nhóm lớn- Tồn tại trong quá trình phát triển lịch sử của xã hội: dân tộc, giai cấp, đám đông, cộng đồng sắc tộc, nghề nghiệp, lứa tuổi,- Tồn tại khách quan, không phụ thuộc ý chí, nguyện vọng của các thành viên.- Chịu sự quy định của các điều kiện vật chất và tinh thần của xã hội: phong tục tập quán, truyền thống,- Có mối quan hệ với các nhóm khác như một chỉnh thể thống nhất.- Mỗi nhóm đều có những đặc điểm TLXH đặc thù, thái độ nhất định đối với những giá trị.1.1. Tâm lí dân tộc1.1.1. Khái niệm về tâm lí dân tộc	Tâm lí dân tộc là toàn bộ những quá trình, trạng thái và thuộc tính TLXH của một dân tộc được thể hiện trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày.- Nó phản ánh trình độ phát triển và nếp sống văn minh của dân tộc đó.- Hình thành lâu dài, có sự biến đổi và trở thành định hướng giá trị của mỗi dân tộc.- Thể hiện ra ở phong tục tập quán, truyền thống, lối sống và phong cách sống của một dân tộc.1.1.2. Những điều kiện hình thành tâm lí dân tộc- Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lí, khí hậu, đất đai,- Nguồn gốc hình thành và quá trình đấu tranh để sinh tồn, phát triển.- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự giao lưu với các dân tộc khác.- Chế độ xã hội và các mối quan hệ trong địa bàn sinh sống của các dân tộc.1.1.3. Những đặc điểm tâm lí dân tộc cần chú ý- Lòng tự hào dân tộc là điều kiện để tồn tại và phát triển của một dân tộc, trở thành lẽ sống và sức mạnh của cả dân tộc.- Sự bình đẳng giữa các dân tộc trong một quốc gia là một đòi hỏi khách quan mang nặng yếu tố TLXH.- Khát vọng độc lập dân tộc và chủ nghĩa quốc tế.1.1.4. Những vấn đề tâm lí dân tộc cấp bách hiện nay ở nước ta- Nuôi dưỡng và phát triển tình yêu nước, tự hào dân tộc của người Việt Nam với vận mệnh đất nước và CNXH.- Xây dựng tình cảm quê hương, tâm lí đồng bào, mong ước hòa hợp dân tộc trong cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.- Có thái độ đối xử và chính sách hợp tình, hợp lí đối với người di tản trở về, Việt kiều,- Lợi ích dân tộc và quốc tế, quan hệ láng giềng tốt đẹp với các dân tộc.- Khắc phục khoảng cách về trình độ, kinh tế, TLXH, giữa các dân tộc.1.2. Tâm lí giai cấp	Tâm lí giai cấp là toàn bộ những biểu hiện của ý thức giai cấp thông qua đời sống tinh thần hàng ngày.- Công nhân.- Nông dân.- Tầng lớp trí thức.1.2.1. Tâm lí giai cấp công nhân* Những đặc điểm tâm lí giai cấp công nhân Việt Nam:- Những đặc điểm có tính truyền thống:	+ Tính tiên phong trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng XHCN.	+ Gắn bó lòng yêu nước với yêu CNXH.	+ Gắn bó với Đảng và giai cấp nông dân.Những đặc điểm tâm lí giai cấp công nhân mới cần chú ý- Tính chất trẻ trung, hăng hái, xung kích, gắn bó với thời kỳ CNH - HĐH đất nước.- Yêu nghề, cần cù, dũng cảm của người Việt Nam.- Tâm lí tiêu cực:+ Tập quán và thói quen lạc hậu.+ Ảnh hưởng đáng kể của giai cấp nông dân, tâm lí sản xuất nhỏ.+ Sự so sánh, lựa chọn, ganh tỵ giữa các ngành nghề khác nhau.+ Tâm lí làm thuê - làm chủ, thu nhập cao - thu nhập thấp.1.2.2. Tâm lí nông dânNhững đặc điểm tâm lí nông dân - Thiết tha gắn bó với đất đai, đồng ruộng, làng quê.- Lao động cần cù, sức chịu đựng bền bỉ, sống có tình nghĩa, trọng đạo lí, tin theo Đảng.- Ước mơ và nhu cầu thường thiết thực, giản dị.- Tâm lí tập thể đã bước đầu hình thành nhưng chưa được củng cố và phát huy mạnh mẽ.Những lưu ý trong tâm lí nông dân- Thường có mối quan hệ huyết thống nên có tinh thần cộng đồng làng - xã theo hướng duy tình.- Có khuynh hướng sống hướng nội, ít hoạt động xã hội.- Khả năng thích ứng chậm, cam chịu, an phận.- Ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao, tác phong giờ giấc chưa nghiêm.- Thiên về tín ngưỡng, niềm tin.- Thường tư duy theo kinh nghiệm, mang tính trực quan.Tâm lí tiểu nông- Tư duy manh mún, tầm nhìn hẹp.- Tư tưởng bè phái, dòng họ cục bộ địa phương.- Tính thụ động, ỷ lại, yên phận.- Tư tưởng “dĩ hòa di quý”, ngại đấu tranh cho lẽ phải.- Tâm lí “ăn xổi ở thì”, chộp giật.- Tác phong tùy tiện, ý thức kỷ luật kém.- Tư tưởng bình quân chủ nghĩa.- Tư tưởng độc đoán gia trưởng.- Tâm lí tư hữu cá nhân.- Trọng tuổi tác, người già.1.2.3. Một số đặc điểm tâm lí của tầng lớp trí thức Việt Nam- Yêu thích lao động sáng tạo, tự do chân chính và công bằng xã hội, luôn đứng về phía những người lao động bị áp bức để xóa bỏ bất công.- Tính phong phú, đa dạng do nhiều bộ phận hợp thành, nhiều nguồn đào tạo và chịu ảnh hưởng của nhiều nước khác nhau trên thế giới, có quan hệ với trí thức quốc tế.- Có tinh thần dân tộc cao, có nhiều tiềm năng “chất xám” tuy còn non trẻ.- Lưu ý: + Tâm trạng bấp bênh, lo lắng, băn khoăn trước tiêu cực của xã hội. + Một số trí thức đã dao động niềm tin vào lí tưởng XHCN.1.3. Tâm lí đám đông* Đám đông là một tập hợp người hội tụ lại với nhau vì một lí do nào đó tại một không gian và thời gian nhất định.- Sự hình thành đám đông mang tính chất ngẫu nhiên, nhất thời.- Đám đông thường không có sự thống nhất mục đích để hướng đến hoạt động chung.- Không có tính tổ chức, kỷ luật.- Thường không có người lãnh đạo, thủ lĩnh.- Thành phần tham gia rất đa dạng.* Một số hiện tượng nổi bật của tâm lí đám đông:- Trí tuệ của đám đông: cảm tính, mơ hồ, không sâu sắc,- Tình cảm của đám đông: tỉ lệ thuận với số lượng.- Cơ chế tâm lí đám đông: bắt chước, lây lan, ám thị - thôi miên.* Hình thành đám đông tích cực:- Tạo ra tình huống có sức hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng, của nhiều người.- Tác động làm tăng cường độ xúc cảm của đám đông tạo nên sức mạnh tổng hợp.* Giải tán đám đông tiêu cực:- Loại bỏ nguyên nhân, điều kiện hình thành.- Phân hóa đám đông, tạo ra đám đông khác làm giảm áp lực của đám đông tiêu cực.- Tác động làm thay đổi nhận thức.- Dùng biện pháp hành chính giải tán.2. Tâm lí nhóm nhỏ2.1. Tâm lí tập thể lao động- Tập thể lao động là một nhóm nhỏ có ý nghĩa xã hội quan trọng nối liền cá nhân với xã hội và là tế bào cơ sở của xã hội.- Tâm lí tập thể là toàn bộ những quá trình, trạng thái và thuộc tính TLXH của một tập thể.Đặc điểm của tập thể- Có mục đích hoạt động rõ ràng, cụ thể, mọi thành viên đều thống nhất và thực hiện.- Phải có quy định công việc rõ ràng, chặt chẽ, có kỷ luật buộc mọi thành viên phải chấp hành.- Có quyền sở hữu và chịu trách nhiệm quản lí, sử dụng một cơ sở vật chất, kinh tế, tài sản nhất định.- Các thanh viên có mối quan hệ gắn bó mật thiết giúp đỡ lẫn nhau trong công việc và đời sống hàng ngày.- Có truyền thống hoạt động, có quan hệ với các nhóm khác.2.2. Tâm lí gia đình- Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi ra đời và lớn lên thành người của những nhân cách. - Gia đình là một nhóm nhỏ xây dựng trên quan hệ hôn nhân và huyết thống.- Tâm lí gia đình là những biểu hiện của đời sống tinh thần hàng ngày của các thành viên.Một số điểm cần lưu ý trong tâm lí gia đình ở Việt Nam hiện nay- Lợi ích kinh tế gia đình đang trở thành động lực trực tiếp và chính đáng của con người: ổn định, hài hòa của tâm lí gia đình.- Vai trò của người mẹ (phụ nữ) rất quan trọng trong việc tạo nên “mái ấm” gia đình.- Tâm lí gia đình tác động mạnh mẽ và nhạy cảm trong việc xử lí các hiện tượng: li hôn, di dân, tội phạm,- Vấn đề nhà ở, việc làm, tiền lương cho một hộ gia đình là vấn đề bức xúc, thường xuyên tác động đến tâm lí mọi thành viên.- Mục tiêu xây dựng ”Gia đình văn hóa mới” có liên quan đến vấn đề duy trì và phát triển tâm lí gia đình. CÁM ƠN CÁC BẠN!Email: nguyen1975hongphan@yahoo.com

File đính kèm:

  • pptTam_li_nhom_lon_va_nhom_nho.ppt
Bài giảng liên quan